Bánh đa biển Hậu Lộc

Ngày 19/10/2018 09:13:53

Nghề làm bánh đa của làng biển Hậu Lộc được truyền từ đời này sang đời khác và bí quyết làm bánh đã được giữ riêng cho làng biển này để tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, bánh đa biển Hậu Lộc đã trở thành món ăn ko thể thiếu mang theo tình cảm nơi đất liền của những người đi biển, là món quà rất đỗi thân quen mang hương vị mặn mòi của quê hương với những người xa xứ .

 
 
 
 

 

Mộc mạc, đơn sơ là thế những muốn làm được những chiếc bánh ngon, người làng biển luôn chú trọng khâu chọn nguyên liệu. Gạo phải là thứ gạo tẻ để lâu, sau đó đem ngâm ba, bốn tiếng, để gạo chua ở độ vừa phải, vớt ráo nước rồi đem vào cối xay hai lần cho bột thật mịn, trắng, nhuyễn như nước, không còn gợn, không còn sạn để bánh có vị thơm đậm đà của gạo. Tráng bánh như tráng bánh cuốn, chỉ khác là bánh được tráng hai lần làm cho bánh có độ dày dặn, khi quạt bánh nở to. Nếu tráng bánh kém thì khi đem quạt, bánh sẽ chín không đều, chỗ bị quá lửa, chỗ lại mang vị dai của bánh sống. Chỉ đặt bột lăn vài giây trong nồi hơi cho hơi nước làm chín bánh, rắc vừng lên mặt bánh rồi dùng ống nứa to cuộn bánh đặt nhẹ nhàng lên phên nứa. Khi phên nứa đã đầy thì đem ra sân phơi nắng. Độ nắng nóng và thời gian phơi bánh cũng có con số nhất định, không đơn giản chút nào. Bánh phải kịp thời được lật để bánh không dính vào phên. Luôn luôn phơi mặt bánh trắng lên trên trước, lật mặt vừng sau. Khi bánh đã khô, phải xếp chúng vào trong túi nilon, tránh ẩm ướt.

 

 

 

 

Khó nhất của chiếc bánh đa làng biển chính là khâu quạt bánh. Than để nướng bánh bao giờ cũng phải là than củi. Người nướng, một tay cầm bánh, một tay cầm quạt. Kỹ thuật nướng cũng đòi hỏi sự khéo léo. Không được quạt mạnh quá, than bốc lửa, bánh dễ cháy mà không chín. Các bà, các chị khéo tay vừa quạt, vừa phải lật bánh luôn tay để bánh chín vàng rộm đều hai mặt, thỉnh thoảng dừng quạt, uốn chiếc bánh đang chín dần theo hình yên ngựa, từ từ chuyển sang màu vàng ruộm, vừng chín thơm lừng, đó mới là chiếc bánh đẹp, chứng tỏ người quạt bánh khéo tay, có con mắt thẩm mỹ.





Đầu xuân về với lễ hội Cầu Ngư trên đất Hậu Lộc du khách nhớ dừng chân thưởng thức chiếc bánh đa dân dã, mộc mạc mang theo hương vị mặn mòi của gió biển quê hương và tình cảm của cư dân làng biển xứ Thanh.

 

 

(thanhhoatourism) 

Bánh đa biển Hậu Lộc

Đăng lúc: 19/10/2018 09:13:53 (GMT+7)

Nghề làm bánh đa của làng biển Hậu Lộc được truyền từ đời này sang đời khác và bí quyết làm bánh đã được giữ riêng cho làng biển này để tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, bánh đa biển Hậu Lộc đã trở thành món ăn ko thể thiếu mang theo tình cảm nơi đất liền của những người đi biển, là món quà rất đỗi thân quen mang hương vị mặn mòi của quê hương với những người xa xứ .

 
 
 
 

 

Mộc mạc, đơn sơ là thế những muốn làm được những chiếc bánh ngon, người làng biển luôn chú trọng khâu chọn nguyên liệu. Gạo phải là thứ gạo tẻ để lâu, sau đó đem ngâm ba, bốn tiếng, để gạo chua ở độ vừa phải, vớt ráo nước rồi đem vào cối xay hai lần cho bột thật mịn, trắng, nhuyễn như nước, không còn gợn, không còn sạn để bánh có vị thơm đậm đà của gạo. Tráng bánh như tráng bánh cuốn, chỉ khác là bánh được tráng hai lần làm cho bánh có độ dày dặn, khi quạt bánh nở to. Nếu tráng bánh kém thì khi đem quạt, bánh sẽ chín không đều, chỗ bị quá lửa, chỗ lại mang vị dai của bánh sống. Chỉ đặt bột lăn vài giây trong nồi hơi cho hơi nước làm chín bánh, rắc vừng lên mặt bánh rồi dùng ống nứa to cuộn bánh đặt nhẹ nhàng lên phên nứa. Khi phên nứa đã đầy thì đem ra sân phơi nắng. Độ nắng nóng và thời gian phơi bánh cũng có con số nhất định, không đơn giản chút nào. Bánh phải kịp thời được lật để bánh không dính vào phên. Luôn luôn phơi mặt bánh trắng lên trên trước, lật mặt vừng sau. Khi bánh đã khô, phải xếp chúng vào trong túi nilon, tránh ẩm ướt.

 

 

 

 

Khó nhất của chiếc bánh đa làng biển chính là khâu quạt bánh. Than để nướng bánh bao giờ cũng phải là than củi. Người nướng, một tay cầm bánh, một tay cầm quạt. Kỹ thuật nướng cũng đòi hỏi sự khéo léo. Không được quạt mạnh quá, than bốc lửa, bánh dễ cháy mà không chín. Các bà, các chị khéo tay vừa quạt, vừa phải lật bánh luôn tay để bánh chín vàng rộm đều hai mặt, thỉnh thoảng dừng quạt, uốn chiếc bánh đang chín dần theo hình yên ngựa, từ từ chuyển sang màu vàng ruộm, vừng chín thơm lừng, đó mới là chiếc bánh đẹp, chứng tỏ người quạt bánh khéo tay, có con mắt thẩm mỹ.





Đầu xuân về với lễ hội Cầu Ngư trên đất Hậu Lộc du khách nhớ dừng chân thưởng thức chiếc bánh đa dân dã, mộc mạc mang theo hương vị mặn mòi của gió biển quê hương và tình cảm của cư dân làng biển xứ Thanh.

 

 

(thanhhoatourism)