CHƯƠNG X: THÀNH PHỐ THANH HÓA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 10/01/2021 16:15:39

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

 

Bước sang thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Đảng bộ thnhf phố Thanh Hóa tiếp tục giữ vững vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giành được những thành tựu to lớn và rực rỡ. Với một đường hướng phát triển đúng đắn đã được các thế hệ lãnh đạo thành phố xác định và kiên trì thực hiện; với sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh, Trung ương; thành phố Thanh Hóa đang vươn mình trỗi dậy, với tiềm lực và khát vọng mạnh mẽ.

Trong 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020), thành phố Thanh Hóa đã có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội; đã xuất hiện các yếu tố để trở thành cực tăng trưởng mới, một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, y tế, thể thao, du lịch của cả tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Hiện nay quy mô tiềm lực kinh tế của thành phố ngày càng lớn mạnh, nhiều công trình, dự án lớn của tỉnh, quốc gia về hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, quá trình kinh tế - xã hội ngày càng được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng - kỹ thuật đô thị được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại được mở rộng, nâng cấp và có tính liên thông, kết nối cao, nhiều khu đô thị mới cao cấp, hiện đại, nhiều chung cư cao cấp được xây dựng, các mặt văn hóa - xã hội, an sinh xã hội được quan tâm đúng mức.Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, bề thế xứng đáng là đô thị kết nối Nam Bắc Bộ với Nam miền Trung và ngày càng tỏ rõ vị thế là đô thị tỉnh lỵ với tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Trải qua một hành trình dài phát triển, thành phố Thanh Hóa đã, đang ngày càng khởi sắc, khoác lên mình một diện mạo mới, khí thế mới. Sức vươn của thành phố bên bờ sông Mã được khắc họa rõ nét nhất trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 đây là tiền đề quan trọng, vững chắc để thành phố hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 16,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29%, năm 2020 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể qua từng năm, năm 2020 ước đạt 115 triệu đồng, đạt chỉ tiêu đề ra và cao gấp 2,5 lần so với năm 2015. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ với 202 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 3 dự án từ nguồn vốn FDI, nâng tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt hơn 143.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra. Có 30/34 xã, phường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, 4 phường, xã còn lại sẽ được thẩm định trong tháng 6/2020. Đặc biệt, thành phố có 10/34 xã, phường không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố năm 2020 giảm còn 0,13%. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của 14 xã ngoại thành đạt 43,6 triệu đồng/năm, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2012. Thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

          Song song với việc phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm cả về chính trị, tư tưởng. Phát huy những thành quả trong năm chiến tranh, vai trò xung phong, gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên của thành phố Thanh Hóa luôn được phát huy, gìn giữ, là vốn quý báu của từng chi bộ, đảng bộ. Nhiều tấm gương sáng của các đồng chí đảng viên được nêu gương học tập; nhiều đoàn viên thanh niên, chiến sỹ bộ đội, dân quân có thành tích đặc biệt xuất sắc được kết nạp ngay tại trận địa, trên công trường, nhà máy... Công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng luôn được tiến hành thường xuyên bảo đảm sự trong sạch, tính chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

          Từ 1 chi bộ với số đảng viên 10 đồng chí lúc ban đầu, đến nay trải qua 21 kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố có 71 đơn vị trực thuộc (34 phường xã, 37 đơn vị cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp) với hơn 20 ngàn đảng viên xứng đáng là lực lượng lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động xã hội của thành phố.

          Công tác xây dựng Đảng luôn được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ thành phố qua các thời kỳ quan tâm. Công tác cán bộ, xây dựng cơ sở Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thành ủy đã ra NQ06-NQ/Tu, ngày 15/6/2007 về công tác cán bộ giai đoạn 2007- 2015. Đi đầu toàn tỉnh về sắp xếp, luân chuyển, điều động cán bộ. Ở hầu hết các địa phương, ba chức danh: Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư Thường trực đảng ủy và Chủ tịch UBND không phải là người địa phương. Một số địa phương nhất thể hóa chức danh Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND. Đặc biệt trong 2 khóa gần đây (XIX, XX) Ban Thường vụ Thành ủy đã có gần 10 Chỉ thị về công tác phát triển đô thị văn minh, công dân thân thiện, công tác phòng chống ma túy, tai nạn giao thông, chấn chỉnh về môi trường, tăng cường lãnh đạo về trật tự an toàn xã hội, chống trộm cắp... Hệ thống Chỉ thị qua 10 năm thực hiện góp phần rất lớn cho bộ mặt đô thị phát triển văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện như hôm nay. Việc thực hiện Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thành phố quan tâm thường xuyên, có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực và bước đầu đạt kết quả khá tốt, tạo đà cho việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

          Trong quá trình phát triển, phấn đấu, trưởng thành 75 năm qua, đảng bộ, nhân dân thành phố đã được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng, bằng khen, huân, huy chương cao quý: Cờ “Đã ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ Thu - Đông 1953”; cờ “Thi đua khá nhất” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1954)... Trong kháng chiến chống Mỹ, nữ dân quân làng Nam Ngạn Ngô Thị Tuyển được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND; khu đội trưởng Nam Ngạn Nguyễn Thị Hằng (sau này đồng chí Nguyễn Thị Hằng là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh -Xã hội) được tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc. Thành phố Thanh Hóa được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, nhiều lần được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; được tặng Huân chương Độc lập Nhất, Nhì, Ba.

          75 năm ra đời và phát triển đã tạc nên những trang sử hào hùng và chói lọi của Đảng cộng Sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ thành phố Thanh Hóa nói riêng.  Trong suốt hành trình vẻ vang ấy, Đảng bộ thành phố Thanh Hóa luôn phát huy vai trò tiên phong, là lực lượng lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, xây dựng và gặt hái những thành tựu to lớn, rực rỡ. Chặng đường huy hoàng 75 năm là nền tảng vững chắc để Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp xây dựng XHCN, từ đó nhân lên khát vọng thịnh vượng góp phần xây dựng Thanh Hóa xứng danh là vùng đất địa linh nhân kiệt.

 

CHƯƠNG X: THÀNH PHỐ THANH HÓA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Đăng lúc: 10/01/2021 16:15:39 (GMT+7)

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

 

Bước sang thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá, Đảng bộ thnhf phố Thanh Hóa tiếp tục giữ vững vai trò là lực lượng lãnh đạo Nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giành được những thành tựu to lớn và rực rỡ. Với một đường hướng phát triển đúng đắn đã được các thế hệ lãnh đạo thành phố xác định và kiên trì thực hiện; với sự giúp đỡ, hỗ trợ của tỉnh, Trung ương; thành phố Thanh Hóa đang vươn mình trỗi dậy, với tiềm lực và khát vọng mạnh mẽ.

Trong 10 năm (giai đoạn 2010 - 2020), thành phố Thanh Hóa đã có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội; đã xuất hiện các yếu tố để trở thành cực tăng trưởng mới, một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, y tế, thể thao, du lịch của cả tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Hiện nay quy mô tiềm lực kinh tế của thành phố ngày càng lớn mạnh, nhiều công trình, dự án lớn của tỉnh, quốc gia về hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, quá trình kinh tế - xã hội ngày càng được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng - kỹ thuật đô thị được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại được mở rộng, nâng cấp và có tính liên thông, kết nối cao, nhiều khu đô thị mới cao cấp, hiện đại, nhiều chung cư cao cấp được xây dựng, các mặt văn hóa - xã hội, an sinh xã hội được quan tâm đúng mức.Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, bề thế xứng đáng là đô thị kết nối Nam Bắc Bộ với Nam miền Trung và ngày càng tỏ rõ vị thế là đô thị tỉnh lỵ với tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Trải qua một hành trình dài phát triển, thành phố Thanh Hóa đã, đang ngày càng khởi sắc, khoác lên mình một diện mạo mới, khí thế mới. Sức vươn của thành phố bên bờ sông Mã được khắc họa rõ nét nhất trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 đây là tiền đề quan trọng, vững chắc để thành phố hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 16,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 29%, năm 2020 tăng gấp 3,6 lần so với năm 2015; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể qua từng năm, năm 2020 ước đạt 115 triệu đồng, đạt chỉ tiêu đề ra và cao gấp 2,5 lần so với năm 2015. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ với 202 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 3 dự án từ nguồn vốn FDI, nâng tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt hơn 143.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra. Có 30/34 xã, phường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, 4 phường, xã còn lại sẽ được thẩm định trong tháng 6/2020. Đặc biệt, thành phố có 10/34 xã, phường không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố năm 2020 giảm còn 0,13%. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của 14 xã ngoại thành đạt 43,6 triệu đồng/năm, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2012. Thành phố Thanh Hóa đã hoàn thành chương trình quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

          Song song với việc phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được quan tâm cả về chính trị, tư tưởng. Phát huy những thành quả trong năm chiến tranh, vai trò xung phong, gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên của thành phố Thanh Hóa luôn được phát huy, gìn giữ, là vốn quý báu của từng chi bộ, đảng bộ. Nhiều tấm gương sáng của các đồng chí đảng viên được nêu gương học tập; nhiều đoàn viên thanh niên, chiến sỹ bộ đội, dân quân có thành tích đặc biệt xuất sắc được kết nạp ngay tại trận địa, trên công trường, nhà máy... Công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng luôn được tiến hành thường xuyên bảo đảm sự trong sạch, tính chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.

          Từ 1 chi bộ với số đảng viên 10 đồng chí lúc ban đầu, đến nay trải qua 21 kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố có 71 đơn vị trực thuộc (34 phường xã, 37 đơn vị cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp) với hơn 20 ngàn đảng viên xứng đáng là lực lượng lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động xã hội của thành phố.

          Công tác xây dựng Đảng luôn được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảng bộ thành phố qua các thời kỳ quan tâm. Công tác cán bộ, xây dựng cơ sở Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thành ủy đã ra NQ06-NQ/Tu, ngày 15/6/2007 về công tác cán bộ giai đoạn 2007- 2015. Đi đầu toàn tỉnh về sắp xếp, luân chuyển, điều động cán bộ. Ở hầu hết các địa phương, ba chức danh: Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư Thường trực đảng ủy và Chủ tịch UBND không phải là người địa phương. Một số địa phương nhất thể hóa chức danh Bí thư đảng ủy và Chủ tịch UBND. Đặc biệt trong 2 khóa gần đây (XIX, XX) Ban Thường vụ Thành ủy đã có gần 10 Chỉ thị về công tác phát triển đô thị văn minh, công dân thân thiện, công tác phòng chống ma túy, tai nạn giao thông, chấn chỉnh về môi trường, tăng cường lãnh đạo về trật tự an toàn xã hội, chống trộm cắp... Hệ thống Chỉ thị qua 10 năm thực hiện góp phần rất lớn cho bộ mặt đô thị phát triển văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện như hôm nay. Việc thực hiện Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thành phố quan tâm thường xuyên, có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực và bước đầu đạt kết quả khá tốt, tạo đà cho việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

          Trong quá trình phát triển, phấn đấu, trưởng thành 75 năm qua, đảng bộ, nhân dân thành phố đã được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng, bằng khen, huân, huy chương cao quý: Cờ “Đã ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ Thu - Đông 1953”; cờ “Thi đua khá nhất” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1954)... Trong kháng chiến chống Mỹ, nữ dân quân làng Nam Ngạn Ngô Thị Tuyển được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND; khu đội trưởng Nam Ngạn Nguyễn Thị Hằng (sau này đồng chí Nguyễn Thị Hằng là Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh -Xã hội) được tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc. Thành phố Thanh Hóa được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, nhiều lần được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; được tặng Huân chương Độc lập Nhất, Nhì, Ba.

          75 năm ra đời và phát triển đã tạc nên những trang sử hào hùng và chói lọi của Đảng cộng Sản Việt Nam nói chung, Đảng bộ thành phố Thanh Hóa nói riêng.  Trong suốt hành trình vẻ vang ấy, Đảng bộ thành phố Thanh Hóa luôn phát huy vai trò tiên phong, là lực lượng lãnh đạo nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, xây dựng và gặt hái những thành tựu to lớn, rực rỡ. Chặng đường huy hoàng 75 năm là nền tảng vững chắc để Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp xây dựng XHCN, từ đó nhân lên khát vọng thịnh vượng góp phần xây dựng Thanh Hóa xứng danh là vùng đất địa linh nhân kiệt.