CHÙA MẬT ĐA

Ngày 15/01/2021 00:00:00

Chùa Mật Đa (còn gọi là chùa Nam Ngạn), xưa thuộc xã Nam Ngạn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.

chua-mat-da-thanh-hoa-316262.jpg

Chùa Mật Đa - ngôi chùa cổ kính xứ Thanh

Chùa được khởi dựng từ thời Trần, xưa tọa lạc ở ngoài đê sông Mã, thuộc ấp Hòa Bình, đến năm Bảo Thái thứ 4 đời vua Lê Dụ Tông (1723) được di dời vào khu đất hiện nay, nằm giữa làng. Chùa được tu sửa nhiều lần qua các triều đại, đặc biệt vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Chùa Mật Đa là Sở chỉ huy, nơi tập kết lương thực, đạn dược, thuốc men và là nơi cấp cứu, nuôi dưỡng cho bộ đội, quân dân bị thương. Là nơi đón tiếp và nghỉ lại của các đồng chí lãnh đạo, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo trong và ngoài nước. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều mảng chạm đặc sắc có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong chùa còn giữ được nhiều mảng chạm đặc sắc có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong chùa còn giữ được tấm bia Mật Đa Thiền tự bi ký dựng năm Bảo Thái thứ 4 (1723), bia Trùng tu chùa Nam Ngạn dựng năm Bảo Đại thứ 3 (1927), cùng nhiều đồ thờ hiện vật có giá trị. Chùa Mật Đa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 1821/VH-QĐ ngày 6/11/1989. Chùa ngoảnh hướng Đông Nam, nằm trên khu đất có hình chữ Vương ở trung tâm làng Nam Ngạn, có vị trí địa lý hiện nay như sau: Phía Nam giáp đường Trần Hưng Đạo và tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, phía Tây giáp đường ngõ Chùa Mật Đa, phía Bắc giáp nhà dân, phía Đông giáp nhà dân và đền thờ Chu Văn Lương.

Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích chùa Mật Đa là 0,287ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 0,290ha.

BBT

CHÙA MẬT ĐA

Đăng lúc: 15/01/2021 00:00:00 (GMT+7)

Chùa Mật Đa (còn gọi là chùa Nam Ngạn), xưa thuộc xã Nam Ngạn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.

chua-mat-da-thanh-hoa-316262.jpg

Chùa Mật Đa - ngôi chùa cổ kính xứ Thanh

Chùa được khởi dựng từ thời Trần, xưa tọa lạc ở ngoài đê sông Mã, thuộc ấp Hòa Bình, đến năm Bảo Thái thứ 4 đời vua Lê Dụ Tông (1723) được di dời vào khu đất hiện nay, nằm giữa làng. Chùa được tu sửa nhiều lần qua các triều đại, đặc biệt vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, Chùa Mật Đa là Sở chỉ huy, nơi tập kết lương thực, đạn dược, thuốc men và là nơi cấp cứu, nuôi dưỡng cho bộ đội, quân dân bị thương. Là nơi đón tiếp và nghỉ lại của các đồng chí lãnh đạo, các nhà văn, nhà thơ, nhà báo trong và ngoài nước. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều mảng chạm đặc sắc có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong chùa còn giữ được nhiều mảng chạm đặc sắc có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Trong chùa còn giữ được tấm bia Mật Đa Thiền tự bi ký dựng năm Bảo Thái thứ 4 (1723), bia Trùng tu chùa Nam Ngạn dựng năm Bảo Đại thứ 3 (1927), cùng nhiều đồ thờ hiện vật có giá trị. Chùa Mật Đa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 1821/VH-QĐ ngày 6/11/1989. Chùa ngoảnh hướng Đông Nam, nằm trên khu đất có hình chữ Vương ở trung tâm làng Nam Ngạn, có vị trí địa lý hiện nay như sau: Phía Nam giáp đường Trần Hưng Đạo và tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, phía Tây giáp đường ngõ Chùa Mật Đa, phía Bắc giáp nhà dân, phía Đông giáp nhà dân và đền thờ Chu Văn Lương.

Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích chùa Mật Đa là 0,287ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 0,290ha.

BBT