Người bắt nhịp cầu nghĩa tình thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An

Ngày 23/02/2021 00:00:00

Làng Kim Bồng nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, là vùng đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều bậc tiền bối cách mạng của Đảng bộ Hội An, Quảng Nam. Trong số đó có Nguyễn Thanh Sơn, ông sinh ngày 20/5/1917, tại Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932 và giữ nhiều chức vụ khác nhau ở thị xã, ở tỉnh Quảng Nam, đến năm 1952, ông được Tỉnh ủy chỉ định làm Bí thư Thị ủy Hội An.

  Untitled.jpg
Ông Nguyễn Thanh Sơn
Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân ta hân hoan trong niềm vui chiến thắng chưa trọn vẹn thì Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thực hiện chủ trương của Đảng, ông tập kết ra miền Bắc, công tác tại Nhà máy gỗ Cầu Đuống, Hà Nội và sau một thời gian được bổ nhiệm làm giám đốc nhà máy gỗ Cầu Đuống; rồi làm Vụ phó Vụ công nghiệp địa phươngBộ Công nghiệp nhẹ. Trong những năm 1960, ông công tác tại thủ đô và được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng hương Hội An tại thành phố Hà Nội. Những người con Hội An xa quê như ông được sống ở miền Bắc trong hòa bình nhưng khôn nguôi trông ngóng về quê hương, nơi nhân dân ta đang chiến đấu chống Mỹ-ngụy với lòng căm thù sâu sắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền. Miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, tiếp tục đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Miền Nam: Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Để biểu thị quyết tâm và niềm tin tất thắng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn, Bộ Chính trị và Ban thống nhất Trung ương Đảng đề ra chủ trương kết nghĩa giữa hai miền Nam - Bắc. Năm 1960, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam được tổ chức. Sau một năm lễ kết nghĩa giữa các địa phương của hai tỉnh sẽ được tổ chức. Do điều kiện chiến tranh ác liệt lãnh đạo Đảng bộ Hội An không thể ra Thanh Hóa để tham gia tổ chức lễ kết nghĩa. Mọi việc đều do Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội thay mặt Đảng bộ Hội An, nhân dân tham gia. Ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An. Đông đảo cán bộ lãnh đạo, nhân dân Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An ở Hà Nội, cùng con em Hội An tập kết, học tập tại Thanh Hóa tham dự. Tại buổi lễ, đồng chí Hồ Văn Huấn - Bí thư Thị ủy Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Thanh Sơn-Giám đốc nhà máy gỗ Cầu Đuống, thay mặt Đảng bộ và Nhân dân hai địa phương nguyện kề vai, sát cánh, chung sức, chung lòng quyết tâm đánh Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh chiến tranh đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt, Đảng bộ và Nhân dân Hội An đón nhận tin vui này với tình cảm trân trọng và niềm kích lệ tinh thần vô cùng lớn lao. Là mốc son khơi nguồn cho nghĩa tình thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An gắn bó hơn nửa thế kỷ qua.

Trong thời gian công tác ở miền Bắc, dù bộn bề với bao công việc nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn luôn quan tâm vun đắp cho nghĩa tình thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An ngày càng phát triển thật sự xứng đáng là biểu tượng của nghĩa tình Bắc - Nam ruột thịt. Đến khi nghỉ hưu, ông về sinh sống tại Đà Nẵng, lúc nào cũng trăn trở về việc làm sao tiếp tục giữ gìn, phát huy mối quan hệ kết nghĩa này phát triển tốt đẹp trong giai đoạn hòa bình xây dựng.

Sau ngày giải phóng, đất nước thống nhất, lãnh đạo hai địa phương luôn kề vai sát cánh hỗ trợ trợ nhau trong tiến trình xây dựng, kiến thiết quê hương, làm cho nghĩa tình thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An ngày càng keo sơn gắn bó, như mong ước của đồng chí, đồng bào, cũng như ý nguyện của ông Nguyễn Thanh Sơn. Qua nhiều lần tọa đàm, gặp mặt kỷ niệm giữa hai địa phương; Năm 2006, nhân kỷ niệm 45 năm kết nghĩa, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hội An tổ chức biên tập, xuất bản tập sách “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, tập hợp những bức thư mà Đảng bộ, Nhân dân thị xã Thanh Hóa, thị xã Hội An gửi cho nhau trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong quá trình sưu tầm tư liệu chúng tôi đã đi rất nhiều nơi tìm ảnh tư liệu về lễ kết nghĩa nhưng không tìm được một số hình ảnh chụp về lễ kết nghĩa, đọc kỹ lại những trang thư, tôi đã đã về tư gia ông Nguyễn Thanh Sơn tại Đà Nẵng và bắt gặp những hình ảnh lễ kết nghĩa thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An được lưu giữ cẩn thận. Niềm vui như vỡ òa, khi cầm trên tay những tấm ảnh chụp lễ kết nghĩa của hai địa phương vào năm 1961, chúng tôi đã cho in vào tập sách với lòng biết ơn vô hạn. Với tôi, ông là người lưu giữ lịch sử, kỷ niệm hai địa phương sâu sắc nhất thông qua những ảnh tư liệu, để hôm nay chúng ta ôn cố tri tân, để nâng niu từng kỷ vật của Đảng bộ và Nhân dân hai địa phương đã gắn bó máu thịt với nhau, với tinh thần: Chiến trường chia lửa hầm tối chia cơm. Hội An cần Thanh Hóa có.

Ông Nguyễn Thanh Sơn đã về cõi vĩnh hằng tròn 20 năm (từ trần ngày  22 tháng 9 năm 2000, tại thành phố Đà Nẵng) nhưng hình ảnh người chiến sĩ cách mạng vẹn đức, vẹn tài luôn sống mãi trong lòng đồng chí, đồng đội và hai quê hương kết nghĩa. Kỷ niệm 60 kết nghĩa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An, chúng ta luôn nhớ về người con của quê hương Kim Bồng - Nguyễn Thanh Sơn đã thay mặt Đảng bộ Hội An, Nhân dân Hội An bắt nhịp cầu nghĩa tình với Đảng bộ và nhân dân thành phố Thanh Hóa, để hôm nay hai quê hương viết tiếp bài ca xây dựng, vun đắp nghĩa tình trong thời kỳ cách mạng mới và trở thành biểu tượng của tình cảm Bắc-Nam ruột thịt./.

 Phùng Tấn Vinh

 

Người bắt nhịp cầu nghĩa tình thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An

Đăng lúc: 23/02/2021 00:00:00 (GMT+7)

Làng Kim Bồng nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, là vùng đất giàu bản sắc văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều bậc tiền bối cách mạng của Đảng bộ Hội An, Quảng Nam. Trong số đó có Nguyễn Thanh Sơn, ông sinh ngày 20/5/1917, tại Kim Bồng (nay là xã Cẩm Kim), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1932 và giữ nhiều chức vụ khác nhau ở thị xã, ở tỉnh Quảng Nam, đến năm 1952, ông được Tỉnh ủy chỉ định làm Bí thư Thị ủy Hội An.

  Untitled.jpg
Ông Nguyễn Thanh Sơn
Ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn. Nhân dân ta hân hoan trong niềm vui chiến thắng chưa trọn vẹn thì Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thực hiện chủ trương của Đảng, ông tập kết ra miền Bắc, công tác tại Nhà máy gỗ Cầu Đuống, Hà Nội và sau một thời gian được bổ nhiệm làm giám đốc nhà máy gỗ Cầu Đuống; rồi làm Vụ phó Vụ công nghiệp địa phươngBộ Công nghiệp nhẹ. Trong những năm 1960, ông công tác tại thủ đô và được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng hương Hội An tại thành phố Hà Nội. Những người con Hội An xa quê như ông được sống ở miền Bắc trong hòa bình nhưng khôn nguôi trông ngóng về quê hương, nơi nhân dân ta đang chiến đấu chống Mỹ-ngụy với lòng căm thù sâu sắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền. Miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, tiếp tục đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Miền Nam: Đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. Để biểu thị quyết tâm và niềm tin tất thắng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn, Bộ Chính trị và Ban thống nhất Trung ương Đảng đề ra chủ trương kết nghĩa giữa hai miền Nam - Bắc. Năm 1960, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam được tổ chức. Sau một năm lễ kết nghĩa giữa các địa phương của hai tỉnh sẽ được tổ chức. Do điều kiện chiến tranh ác liệt lãnh đạo Đảng bộ Hội An không thể ra Thanh Hóa để tham gia tổ chức lễ kết nghĩa. Mọi việc đều do Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội thay mặt Đảng bộ Hội An, nhân dân tham gia. Ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An. Đông đảo cán bộ lãnh đạo, nhân dân Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An ở Hà Nội, cùng con em Hội An tập kết, học tập tại Thanh Hóa tham dự. Tại buổi lễ, đồng chí Hồ Văn Huấn - Bí thư Thị ủy Thanh Hóa và đồng chí Nguyễn Thanh Sơn-Giám đốc nhà máy gỗ Cầu Đuống, thay mặt Đảng bộ và Nhân dân hai địa phương nguyện kề vai, sát cánh, chung sức, chung lòng quyết tâm đánh Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh chiến tranh đang bước vào giai đoạn cam go, ác liệt, Đảng bộ và Nhân dân Hội An đón nhận tin vui này với tình cảm trân trọng và niềm kích lệ tinh thần vô cùng lớn lao. Là mốc son khơi nguồn cho nghĩa tình thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An gắn bó hơn nửa thế kỷ qua.

Trong thời gian công tác ở miền Bắc, dù bộn bề với bao công việc nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn luôn quan tâm vun đắp cho nghĩa tình thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An ngày càng phát triển thật sự xứng đáng là biểu tượng của nghĩa tình Bắc - Nam ruột thịt. Đến khi nghỉ hưu, ông về sinh sống tại Đà Nẵng, lúc nào cũng trăn trở về việc làm sao tiếp tục giữ gìn, phát huy mối quan hệ kết nghĩa này phát triển tốt đẹp trong giai đoạn hòa bình xây dựng.

Sau ngày giải phóng, đất nước thống nhất, lãnh đạo hai địa phương luôn kề vai sát cánh hỗ trợ trợ nhau trong tiến trình xây dựng, kiến thiết quê hương, làm cho nghĩa tình thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An ngày càng keo sơn gắn bó, như mong ước của đồng chí, đồng bào, cũng như ý nguyện của ông Nguyễn Thanh Sơn. Qua nhiều lần tọa đàm, gặp mặt kỷ niệm giữa hai địa phương; Năm 2006, nhân kỷ niệm 45 năm kết nghĩa, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hội An tổ chức biên tập, xuất bản tập sách “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, tập hợp những bức thư mà Đảng bộ, Nhân dân thị xã Thanh Hóa, thị xã Hội An gửi cho nhau trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong quá trình sưu tầm tư liệu chúng tôi đã đi rất nhiều nơi tìm ảnh tư liệu về lễ kết nghĩa nhưng không tìm được một số hình ảnh chụp về lễ kết nghĩa, đọc kỹ lại những trang thư, tôi đã đã về tư gia ông Nguyễn Thanh Sơn tại Đà Nẵng và bắt gặp những hình ảnh lễ kết nghĩa thị xã Thanh Hóa - thị xã Hội An được lưu giữ cẩn thận. Niềm vui như vỡ òa, khi cầm trên tay những tấm ảnh chụp lễ kết nghĩa của hai địa phương vào năm 1961, chúng tôi đã cho in vào tập sách với lòng biết ơn vô hạn. Với tôi, ông là người lưu giữ lịch sử, kỷ niệm hai địa phương sâu sắc nhất thông qua những ảnh tư liệu, để hôm nay chúng ta ôn cố tri tân, để nâng niu từng kỷ vật của Đảng bộ và Nhân dân hai địa phương đã gắn bó máu thịt với nhau, với tinh thần: Chiến trường chia lửa hầm tối chia cơm. Hội An cần Thanh Hóa có.

Ông Nguyễn Thanh Sơn đã về cõi vĩnh hằng tròn 20 năm (từ trần ngày  22 tháng 9 năm 2000, tại thành phố Đà Nẵng) nhưng hình ảnh người chiến sĩ cách mạng vẹn đức, vẹn tài luôn sống mãi trong lòng đồng chí, đồng đội và hai quê hương kết nghĩa. Kỷ niệm 60 kết nghĩa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An, chúng ta luôn nhớ về người con của quê hương Kim Bồng - Nguyễn Thanh Sơn đã thay mặt Đảng bộ Hội An, Nhân dân Hội An bắt nhịp cầu nghĩa tình với Đảng bộ và nhân dân thành phố Thanh Hóa, để hôm nay hai quê hương viết tiếp bài ca xây dựng, vun đắp nghĩa tình trong thời kỳ cách mạng mới và trở thành biểu tượng của tình cảm Bắc-Nam ruột thịt./.

 Phùng Tấn Vinh