Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược hạ tầng số Việt Nam là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Chiến lược cũng chỉ ra rằng, chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ. Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tính đến ngày 21/11/2024, số chứng thư chữ ký số đã cấp cho người dân Việt Nam trưởng thành là 12,44 triệu chứng thư.
Một trong những hạn chế của việc triển khai phổ cập chữ ký số cá nhân là hiện tại chữ ký số cá nhân mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực như kê khai và nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội...
Trong khi đó, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, bao gồm cả ngân hàng hay mua sắm trực tuyến là những lĩnh vực có tiềm năng, song thực tế số lượng người dân sử dụng chữ ký số chưa nhiều.
Mặt khác, các cơ quan quản lý đang tập trung hơn vào việc thúc đẩy cung cấp chữ ký số cho người dân; chưa chú trọng nhiều vào phát triển môi trường, ứng dụng ký số, cũng như đưa ra các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích hay chế tài cho việc sử dụng chữ ký số.
Vì thế, để thúc đẩy sử dụng chữ ký số cá nhân trong thời gian tới, Bộ TT&TT cho rằng: Các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển những ứng dụng, nền tảng hỗ trợ ký số trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, mua sắm trực tuyến, y tế, giáo dục, bất động sản và thương mại điện tử.
Song song đó, chữ ký số cá nhân cần được tích hợp vào những ứng dụng quen thuộc với người dùng như email, hệ thống quản lý tài liệu và giao dịch trực tuyến trên nền tảng.
Các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các chương trình truyền thông về lợi ích và tiện lợi của chữ ký số; triển khai các khóa bồi dưỡng, hướng dẫn trực tuyến để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng chữ ký số.
Trước đó, trao đổi với phóng viên VietNamNet, các chuyên gia đều thống nhất rằng, để đưa chữ ký số đến toàn dân, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, một điểm mấu chốt là các chính sách thúc đẩy các dịch vụ cần đến chữ ký số cá nhân.
Cụ thể, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA cho rằng: Việc ‘kích cung’ thông qua miễn phí chữ ký số không mang lại hiệu quả lâu dài.
Để phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân Việt Nam trưởng thành, việc quan trọng hơn cả chính là cần có các cơ chế, chính sách ‘kích cầu’, tạo thuận lợi cho người dân bằng cách phổ biến các dịch vụ trực tuyến, trong đó có những dịch vụ cần đến chữ ký số cá nhân.
“Khi có nhiều hơn dịch vụ được cung ứng hoàn toàn trực tuyến và cần chữ ký số cá nhân, tôi cho rằng tự khắc nhu cầu sẽ tăng lên và người dân sẽ dùng chữ ký số", ông Vũ Thế Bình chia sẻ quan điểm.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, với mục tiêu đưa chữ ký số phổ biến tới toàn dân, cần thiết có thêm nhiều hệ thống chấp nhận chữ ký số, ví dụ như hệ thống giao dịch hành chính, chứng khoán, dịch vụ công trực tuyến của các bộ, tỉnh.
Song song đó, cần có sự đồng hành về mặt chính sách của cơ quan nhà nước. Đơn cử như, trước đây khi triển khai dịch vụ khai thuế qua mạng, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có chính sách, lộ trình và xác định rõ thời điểm chỉ nhận tờ khai điện tử, không nhận tờ khai giấy.
Theo Vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục
-
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
18/12/2024 00:00:00 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
15/12/2024 00:00:00 -
Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần bảo đảm an sinh xã hội
10/12/2024 00:00:00
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược hạ tầng số Việt Nam là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Chiến lược cũng chỉ ra rằng, chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ. Một mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tính đến ngày 21/11/2024, số chứng thư chữ ký số đã cấp cho người dân Việt Nam trưởng thành là 12,44 triệu chứng thư.
Một trong những hạn chế của việc triển khai phổ cập chữ ký số cá nhân là hiện tại chữ ký số cá nhân mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực như kê khai và nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội...
Trong khi đó, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, bao gồm cả ngân hàng hay mua sắm trực tuyến là những lĩnh vực có tiềm năng, song thực tế số lượng người dân sử dụng chữ ký số chưa nhiều.
Mặt khác, các cơ quan quản lý đang tập trung hơn vào việc thúc đẩy cung cấp chữ ký số cho người dân; chưa chú trọng nhiều vào phát triển môi trường, ứng dụng ký số, cũng như đưa ra các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích hay chế tài cho việc sử dụng chữ ký số.
Vì thế, để thúc đẩy sử dụng chữ ký số cá nhân trong thời gian tới, Bộ TT&TT cho rằng: Các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển những ứng dụng, nền tảng hỗ trợ ký số trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, mua sắm trực tuyến, y tế, giáo dục, bất động sản và thương mại điện tử.
Song song đó, chữ ký số cá nhân cần được tích hợp vào những ứng dụng quen thuộc với người dùng như email, hệ thống quản lý tài liệu và giao dịch trực tuyến trên nền tảng.
Các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức các chương trình truyền thông về lợi ích và tiện lợi của chữ ký số; triển khai các khóa bồi dưỡng, hướng dẫn trực tuyến để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng chữ ký số.
Trước đó, trao đổi với phóng viên VietNamNet, các chuyên gia đều thống nhất rằng, để đưa chữ ký số đến toàn dân, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, một điểm mấu chốt là các chính sách thúc đẩy các dịch vụ cần đến chữ ký số cá nhân.
Cụ thể, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA cho rằng: Việc ‘kích cung’ thông qua miễn phí chữ ký số không mang lại hiệu quả lâu dài.
Để phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân Việt Nam trưởng thành, việc quan trọng hơn cả chính là cần có các cơ chế, chính sách ‘kích cầu’, tạo thuận lợi cho người dân bằng cách phổ biến các dịch vụ trực tuyến, trong đó có những dịch vụ cần đến chữ ký số cá nhân.
“Khi có nhiều hơn dịch vụ được cung ứng hoàn toàn trực tuyến và cần chữ ký số cá nhân, tôi cho rằng tự khắc nhu cầu sẽ tăng lên và người dân sẽ dùng chữ ký số", ông Vũ Thế Bình chia sẻ quan điểm.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam, với mục tiêu đưa chữ ký số phổ biến tới toàn dân, cần thiết có thêm nhiều hệ thống chấp nhận chữ ký số, ví dụ như hệ thống giao dịch hành chính, chứng khoán, dịch vụ công trực tuyến của các bộ, tỉnh.
Song song đó, cần có sự đồng hành về mặt chính sách của cơ quan nhà nước. Đơn cử như, trước đây khi triển khai dịch vụ khai thuế qua mạng, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có chính sách, lộ trình và xác định rõ thời điểm chỉ nhận tờ khai điện tử, không nhận tờ khai giấy.
Theo Vietnamnet.vn