Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng

Ngày 05/12/2024 00:00:00

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, để sớm hiện thực hóa mục tiêu phát triển đã được đề ra, hoàn thành thắng lợi khâu đột phá về phát triển hạ tầng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực, quyết tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển hạ tầng giao thông. Từ đó phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trên các lĩnh vực.

 z6099039546898_eb78b03f61272eba7f11fbdc102f0e3c.jpg
Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thăm một số công trình trọng điểm đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, chúng tôi cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương, sôi nổi, tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, đồng lòng vì mục tiêu chung của các cấp, các ngành, cán bộ, công nhân, lao động đặc biệt là trên công trình thi công dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 647,120 tỷ đồng. Với mục tiêu đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được phê duyệt, tạo điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của Nhân dân; giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 47 đoạn qua đường sắt Bắc - Nam. Đồng thời, kết nối với các khu đô thị phía Đông và phía Tây với trung tâm thành phố; phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP Thanh Hóa. Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài 800m. Theo thiết kế cây cầu được trang trí mỹ thuật nhằm tạo điểm nhấn cho không gian đô thị TP Thanh Hóa. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng. Hiện nay đơn vị thi công đang thi công cọc xi măng đất phía bờ Tây (đoạn từ đường CSDEP đến đường Trần Bảo, Khách sạn Kingplaces), hoàn thành thi công cọc khoan nhồi Trụ T1, đang thi công bệ móng trụ T1. khối lượng, giá trị ước đạt 10%  giá trị hợp đồng. Dự kiến hoàn thành công trình vào tháng 9/2025.

Xác định phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông phải luôn “đi trước một bước” và với tầm nhìn xa, Thành ủy, UBND thành phố  Thanh Hóa đã ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong giai đoạn 2022-2025, thành phố đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư để thực hiện đầu tư hoàn thành 99 dự án với chiều dài tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo là 115,64km với tổng mức đầu tư là 9.203,98 tỷ đồng điển hình như các dự án: Dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây; Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn phường Quảng Hưng đến hết địa phận thành phố Thanh Hóa; Mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; Cải tạo chỉnh trang hạ tầng dùng chung các tuyến phố chính; Dự án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (theo Đề án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt); Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ cầu Hoàng Long đến hết địa phận phường Đông Hải; Mở rộng đại lộ Đông Tây đoạn từ cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông; Cầu vượt đường sắt tại ngã ba Nguyễn Chí Thanh với đường Bà Triệu; Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 502 đoạn từ ngã 5 Đình Hương đến đê sông Mã. Dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây…

Nhìn vào hàng loạt dự án trọng điểm về giao thông đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cho thấy tầm nhìn chiến lược của tỉnh và thành phố Thanh Hóa trong phát triển hệ thống hậ tầng giao thông đô thị. Chỉ ít năm nữa, những tuyến đường này sẽ tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Đó còn là tiền đề cho sự bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư vào Thanh Hóa.

Có thể nói phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng là chìa khóa mở ra cơ hội để thành phố Thanh Hóa khơi thông nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2022- 2024 mới chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc cần phải làm phía trước để trở thành động lực quan trọng đưa thành phố Thanh Hóa trở thành 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

 

Thu Hiền

 


 

Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng

Đăng lúc: 05/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, để sớm hiện thực hóa mục tiêu phát triển đã được đề ra, hoàn thành thắng lợi khâu đột phá về phát triển hạ tầng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thành phố đã nỗ lực, quyết tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển hạ tầng giao thông. Từ đó phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trên các lĩnh vực.

 z6099039546898_eb78b03f61272eba7f11fbdc102f0e3c.jpg
Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thăm một số công trình trọng điểm đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, chúng tôi cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương, sôi nổi, tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, đồng lòng vì mục tiêu chung của các cấp, các ngành, cán bộ, công nhân, lao động đặc biệt là trên công trình thi công dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 647,120 tỷ đồng. Với mục tiêu đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được phê duyệt, tạo điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của Nhân dân; giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 47 đoạn qua đường sắt Bắc - Nam. Đồng thời, kết nối với các khu đô thị phía Đông và phía Tây với trung tâm thành phố; phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của TP Thanh Hóa. Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu với tổng chiều dài 800m. Theo thiết kế cây cầu được trang trí mỹ thuật nhằm tạo điểm nhấn cho không gian đô thị TP Thanh Hóa. Đến thời điểm này, dự án đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng. Hiện nay đơn vị thi công đang thi công cọc xi măng đất phía bờ Tây (đoạn từ đường CSDEP đến đường Trần Bảo, Khách sạn Kingplaces), hoàn thành thi công cọc khoan nhồi Trụ T1, đang thi công bệ móng trụ T1. khối lượng, giá trị ước đạt 10%  giá trị hợp đồng. Dự kiến hoàn thành công trình vào tháng 9/2025.

Xác định phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông phải luôn “đi trước một bước” và với tầm nhìn xa, Thành ủy, UBND thành phố  Thanh Hóa đã ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong giai đoạn 2022-2025, thành phố đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư để thực hiện đầu tư hoàn thành 99 dự án với chiều dài tuyến đường được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo là 115,64km với tổng mức đầu tư là 9.203,98 tỷ đồng điển hình như các dự án: Dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây; Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn phường Quảng Hưng đến hết địa phận thành phố Thanh Hóa; Mở rộng Đại lộ Lê Lợi, đoạn từ ngã tư Phú Sơn đến cầu Đống; Cải tạo chỉnh trang hạ tầng dùng chung các tuyến phố chính; Dự án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (theo Đề án chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt); Đại lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ cầu Hoàng Long đến hết địa phận phường Đông Hải; Mở rộng đại lộ Đông Tây đoạn từ cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông; Cầu vượt đường sắt tại ngã ba Nguyễn Chí Thanh với đường Bà Triệu; Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 502 đoạn từ ngã 5 Đình Hương đến đê sông Mã. Dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây…

Nhìn vào hàng loạt dự án trọng điểm về giao thông đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cho thấy tầm nhìn chiến lược của tỉnh và thành phố Thanh Hóa trong phát triển hệ thống hậ tầng giao thông đô thị. Chỉ ít năm nữa, những tuyến đường này sẽ tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Đó còn là tiền đề cho sự bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo lợi thế cạnh tranh lớn trong thu hút đầu tư vào Thanh Hóa.

Có thể nói phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng là chìa khóa mở ra cơ hội để thành phố Thanh Hóa khơi thông nguồn lực, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2022- 2024 mới chỉ là bước đầu, còn rất nhiều việc cần phải làm phía trước để trở thành động lực quan trọng đưa thành phố Thanh Hóa trở thành 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước.

 

Thu Hiền