Nhiều bất cập sau 2 tuần dạy và học online
Sau khi xuất hiện các ổ dịch COVID-19 trong cộng đồng thành phố Thanh Hóa đã phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, điều đó đồng nghĩa với việc ngành giáo dục và đào tạo thành phố phải tổ chức dạy và học trực tuyến với mục tiêu “ngừng đến trường, không ngừng học”. Tuy nhiên, quá trình triển khai hình thức dạy học này đã và đang hiện hữu nhiều bất cập, đòi hỏi cần sớm có giải pháp tháo gỡ để ngành giáo dục ứng phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra do đại dịch COVID-19.
Đường truyền internet bị gián đoạn khi đăng nhập vào môn học trực tuyến
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc gián đoạn internet thời gian vừa qua xảy ra đa phần ở ứng dụng Zoom và K12, do nhiều tài khoản đăng nhập cùng lúc khiến đường truyền quá tải và ảnh hưởng của sự cố cáp quang trên biển.
Lớp học có 47 học sinh nhưng chỉ có 26 em tham gia học trực tuyến bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có việc học sinh thiếu thiết bị thông minh
Việc dạy và học online còn đang tạo ra những “vùng lõm” về mức độ tiếp cận thông tin bài giảng của thầy cô giáo khi rất nhiều gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để trang bị cho con những thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh phục vụ học online. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, có đến hơn 1.800 học sinh không đủ điều kiện học online do thiếu trang thiết bị. Ngoài ra, việc dạy và học online đối với học sinh các khối 1, 2 cũng đem lại hiệu quả thấp hơn so với kỳ vọng, do đặc thù học sinh ở độ tuổi này hiếu động, mức độ tập trung kém. Để từng bước khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị học trực tuyến, mới đây MTTQ thành phố Thanh Hóa kêu gọi Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn thành phố, bằng tình cảm và trách nhiệm, tiếp tục chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia ủng hộ tiền hoặc máy tính, giúp đỡ các học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được học tập trong điều kiện giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid – 19.
Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo thành phố cũng cần tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua (Tòa nhà CC1) thuộc dự án Nhà ở xã hội tại phường Quảng Thành, thành phố Thanh
10/06/2025 00:00:00 -
Khai giảng lớp nhận thức về Đảng khóa X/ 2025
09/06/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tổng kết năm học 2024-2025
07/06/2025 00:00:00 -
Đêm nhạc với chủ đề ‘Mùa hè yêu thương’
06/06/2025 00:00:00
Nhiều bất cập sau 2 tuần dạy và học online
Sau khi xuất hiện các ổ dịch COVID-19 trong cộng đồng thành phố Thanh Hóa đã phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, điều đó đồng nghĩa với việc ngành giáo dục và đào tạo thành phố phải tổ chức dạy và học trực tuyến với mục tiêu “ngừng đến trường, không ngừng học”. Tuy nhiên, quá trình triển khai hình thức dạy học này đã và đang hiện hữu nhiều bất cập, đòi hỏi cần sớm có giải pháp tháo gỡ để ngành giáo dục ứng phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra do đại dịch COVID-19.
Đường truyền internet bị gián đoạn khi đăng nhập vào môn học trực tuyến
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc gián đoạn internet thời gian vừa qua xảy ra đa phần ở ứng dụng Zoom và K12, do nhiều tài khoản đăng nhập cùng lúc khiến đường truyền quá tải và ảnh hưởng của sự cố cáp quang trên biển.
Lớp học có 47 học sinh nhưng chỉ có 26 em tham gia học trực tuyến bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có việc học sinh thiếu thiết bị thông minh
Việc dạy và học online còn đang tạo ra những “vùng lõm” về mức độ tiếp cận thông tin bài giảng của thầy cô giáo khi rất nhiều gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để trang bị cho con những thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh phục vụ học online. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, có đến hơn 1.800 học sinh không đủ điều kiện học online do thiếu trang thiết bị. Ngoài ra, việc dạy và học online đối với học sinh các khối 1, 2 cũng đem lại hiệu quả thấp hơn so với kỳ vọng, do đặc thù học sinh ở độ tuổi này hiếu động, mức độ tập trung kém. Để từng bước khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị học trực tuyến, mới đây MTTQ thành phố Thanh Hóa kêu gọi Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn thành phố, bằng tình cảm và trách nhiệm, tiếp tục chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia ủng hộ tiền hoặc máy tính, giúp đỡ các học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được học tập trong điều kiện giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid – 19.
Cùng với đó, ngành giáo dục và đào tạo thành phố cũng cần tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh.