Nông dân thành phố đẩy mạnh sản xuất kinh doanh giỏi

Ngày 30/03/2021 00:00:00

Những năm qua, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của thành phố Thanh Hóa đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu ở tất cả các đơn vị. Nông dân ở các phường, xã có nhiều phương pháp canh tác mới, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên làm giàu.

Đến nay, toàn thành phố có trên 10.000 hộ nông dân thu nhập từ 70 triệu đồng/năm trở lên, nhiều hộ có thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng/năm, bình quân thu nhập trên 90 triệu đồng/ha/năm. Nông dân thành phố đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng trang trại, gia trại, thành lập doanh nghiệp, tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác, tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, thu hút trên 5.000 lao động có việc làm thường xuyên. Chính vì thế, kinh tế nông nghiệp thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Diện tích sản xuất hàng năm đạt hơn 12.000 ha.
 
z2407002572935_cf12abd7c95fe9349de064fb19c9bd2e.jpg

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại phường Quảng Đông, TP. Thanh Hóa (Nguồn tư liệu)

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trên 500 ha lúa. Diện tích trồng các loại rau màu và hoa, cây cảnh các loại không ngừng phát triển, mở rộng. Ngành chăn nuôi thành phố phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, công nghệ cao tại các xã ven đô, tập trung đi sâu vào chăn nuôi các loại con đặc sản, gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao và mang tính chất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương và hướng tới phục vụ xuất khẩu như gà Đông Tảo, gà Quý Phi, Vịt trời, thỏ Newzealend, chim Cút, Ba Ba,...

z2407002575740_31fe981d5cc9e92c98242f5b83da37af.jpg

Mô hình nuôi trồng thủy sản tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Nguồn tư liệu)

Ngoài ra, UBND, Hội Nông dân thành phố luôn quan tâm đến phát triển ngành nghề truyền thống ở các phường, xã nhằm ổn định đời sống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động những lúc nông nhàn như nghề ví da, nghề nấu rượu, nghề sản xuất hoa giấy, nghề làm hương, nghề sản xuất đá mỹ nghệ xuất khẩu, nghề cơ khí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà trọ..., qua đó nâng cao đời sống của người nông dân trên địa bàn, từng bước hướng đến nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện đại.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa

Nông dân thành phố đẩy mạnh sản xuất kinh doanh giỏi

Đăng lúc: 30/03/2021 00:00:00 (GMT+7)

Những năm qua, phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của thành phố Thanh Hóa đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu ở tất cả các đơn vị. Nông dân ở các phường, xã có nhiều phương pháp canh tác mới, xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên làm giàu.

Đến nay, toàn thành phố có trên 10.000 hộ nông dân thu nhập từ 70 triệu đồng/năm trở lên, nhiều hộ có thu nhập từ 200 đến 500 triệu đồng/năm, bình quân thu nhập trên 90 triệu đồng/ha/năm. Nông dân thành phố đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng trang trại, gia trại, thành lập doanh nghiệp, tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác, tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, thu hút trên 5.000 lao động có việc làm thường xuyên. Chính vì thế, kinh tế nông nghiệp thành phố Thanh Hóa ngày càng phát triển, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Diện tích sản xuất hàng năm đạt hơn 12.000 ha.
 
z2407002572935_cf12abd7c95fe9349de064fb19c9bd2e.jpg

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại phường Quảng Đông, TP. Thanh Hóa (Nguồn tư liệu)

Đến nay, trên địa bàn thành phố đã thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trên 500 ha lúa. Diện tích trồng các loại rau màu và hoa, cây cảnh các loại không ngừng phát triển, mở rộng. Ngành chăn nuôi thành phố phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, công nghệ cao tại các xã ven đô, tập trung đi sâu vào chăn nuôi các loại con đặc sản, gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao và mang tính chất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương và hướng tới phục vụ xuất khẩu như gà Đông Tảo, gà Quý Phi, Vịt trời, thỏ Newzealend, chim Cút, Ba Ba,...

z2407002575740_31fe981d5cc9e92c98242f5b83da37af.jpg

Mô hình nuôi trồng thủy sản tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Nguồn tư liệu)

Ngoài ra, UBND, Hội Nông dân thành phố luôn quan tâm đến phát triển ngành nghề truyền thống ở các phường, xã nhằm ổn định đời sống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động những lúc nông nhàn như nghề ví da, nghề nấu rượu, nghề sản xuất hoa giấy, nghề làm hương, nghề sản xuất đá mỹ nghệ xuất khẩu, nghề cơ khí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà trọ..., qua đó nâng cao đời sống của người nông dân trên địa bàn, từng bước hướng đến nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện đại.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa