Phát huy truyền thống kết nghĩa, tiếp tục phát triển nghĩa tình son sắt, thủy chung thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An

Ngày 23/02/2021 00:00:00

Cách đây 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang ở giai đoạn cam go, ác liệt; thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12-3-1960, hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, là minh chứng cụ thể cho chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đồng thời là sợi dây nối liền tình đồng chí, anh em, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi giữa Đảng bộ, quân và dân hai địa phương Thanh Hóa-Quảng Nam. Sau lễ ký kết cấp tỉnh, các huyện, thị xã lần lượt tiến hành tổ chức lễ kết nghĩa. Ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đãtiến hành tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã Thanh Hóa-Hội An.

Hơn nửa thế kỷ qua, trong khói lửa chiến tranh và trong bộn bề công việc dựng xây quê hương, đất nước, nghĩa tình đặc biệt Thanh Hóa-Hội An luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai Thành phố dày công vun đắp, mãi mãi là niềm tự hào, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng bộ, nhân dân hai địa phương nói riêng và của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh nói chung.

Với khẩu hiệu “Miền Nam gọi-Miền Bắc trả lời, Hội An cần-Thanh Hóa có”, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộThanh Hóa đã chi viện sức người, sức của, cả vật chất lẫn tinh thần cho chiến trường Hội An, Quảng Nam góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ, quân và dân phố Hội An chiến thắng quân thù. Mặc dù phải đảm bảo chiến tranh tại chỗ nhưng trong 10 năm (1965-1975) Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã tiễn đưa 5.413 thanh niên lên đường vào chiến trường Hội An, Quảng Nam chiến đấu. Biết bao người con xứ Thanh đã hăng hái lên đường “Nam tiến” hòa cùng nhân dân đất Quảng đánh giặc, giải phóng quê hương.  Máu của quân và dân Thanh Hóa đã hòa lẫn máu của quân và dân Hội An. Hàng ngàn con em Thanh Hóa đã lặn lội khắp các chiến trường Quảng Nam, Hội An, được đồng bào, đồng chí  quê hương kết nghĩa  che chở, đùm bọc yêu thương như người thân ruột thịt. Trong những năm chiến tranh ác liệt, nhân dân Hội An phải đương đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, tiến hành những trận càn đẫm máu, làm cho con mất cha, vợ mất chồng, anh em ly biệt, nhà cửa ruộng vườn tan hoang, cuộc sống cơ cực với mưa bom, bão đạn. Nhưng với chân lý “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Và, trên quê hương Thanh Hóa, những chiến sĩ Hàm Rồng, Nam Ngạn... anh dũng bảo vệ những nẻo đường ra tiền tuyến, đã bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo đảm giao thông thông suốt, cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang nối đôi bờ sông Mã để các đoàn xe nối đuôi nhau chở vũ khí, thuốc men, lương thực, chở những đoàn quân vào chiến trường Quảng Nam đánh Mỹ.

Với khát vọng hòa bình và niềm tin thắng lợi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa từ năm 1961 đã xây dựng những công trình văn hóa mang tên Hội An tại thị xã Thanh Hóa như Thư viện, công viện, rạp chiếu phim...với mong muốn khi đất nước thống nhất sẽ tặng lại cho đồng bào Hội An ruột thịt. Đặc biệt, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, mỗi kỷ vật chiến tranh, từ Thanh Hóa gửi vào, từ Hội An gửi ra, là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ nhất và sự thật đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân hai địa phương cùng tiếp thêm nghị lực để lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Lương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều bận làm khiếp vía quân thù.

Vì Hội An,  Quảng Nam, tỉnh Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt” để quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, xây dựng hậu phương vững mạnh chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhiều phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi, tiêu biểu như các hợp tác xã: Hợp tác xã Nam Kỳ 40, Hợp tác xã cơ khí Thành Công..., mỗi người làm việc bằng hai vì Quảng Nam, vì Hội An ruột thịt. Đáp lại  tình cảm  của Đảng  bộ và nhân dân Thanh Hóa, quân  dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng quê hương vào ngày 28/3/1975.

Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, Hội An đi lên từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, kết cấu hạ tầng nghèo nàn, thiên tai bão, lũ liên miên. Trong hoàn cảnh ấy, ngay trong ngày toàn thắng, Hội An lại đón mừng những người anh em Thanh Hóa trong niềm vui đoàn viên. Cùng đồng cam cộng khổ, siết chặt tay nhau tiến vào mặt trận mới, viết tiếp bài ca xây dựng “Đồng khô nước mặn ta khơi mương đắp đập. Thiếu đất cày, ta phục hóa khai hoang”. Trong khó khăn, hoạn nạn thành phố Thanh Hóa-thành phố Hội An đã kịp thời thăm hỏi, động viên nhau, hỗ trợ về vật chất cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Thanh Hóa đã giúp Hội An xây dựng nhiều cơ sở thủ công mỹ nghệ như:dệt chiếu, cói, mành trúc, mây tre... giải quyết hàng trăm lao động có công ăn việc làm tạo thu nhập và xuất khẩu. Thanh Hóa cũng đã cử cán bộ kỹ thuật vào Hội An tập huấn sản xuất thủy tinh, hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Đặc biệt, Thanh Hóa đã chi viện nhiều giáo viên, tặng 10.000 cuốn sách cho thư viện Hội An để tạo nguồn tri thức, cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tặng hai ngàn bát hương và phiến đá Nhồi của quê hương sông Mã được khắc bài văn bia nổi tiếng của phố Hội đặt ở Nghĩa tranh liệt sĩ Hội An làm ấm linh hồn những người con thân yêu của mọi miền đất nước đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc đang yên nghỉ tại đây.

Năm 2006, trong chuyến thăm làm việc với Hội An của lãnh đạo thành phố Thanh Hóa, lãnh đạo hai địa phương đã khẳng định và thống nhất: Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp kết nghĩa của hai địa phương trong chiến tranh và hợp tác trong hòa bình xây dựng; nhằm giáo dục truyền thống quý báu cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hai địa phương luôn trân trọng, giữ gìn, bồi đắp ngày thêm bền chặt, phát triển; định kỳ 05 năm một lần tổ chức lễ kỷ niệm truyền thống ngày kết nghĩa(năm tròn lẻ sẽ tổ chức tại Thanh Hóa, năm tròn chẵn sẽ tổ chức tại Hội An).

Trên tinh thần đó, lần lượt những công trình mang tên Thanh Hóa ở Hội An và những công trình mang tên Hội An ở Thanh Hóa ra đời, được đầu tư xây dựng như một phần thông điệp để Đảng bộ và nhân dân hai địa phương luôn nhớ về nhau,như Công viên Hội An tại thành phố Thanh Hóa, trong đó Hội An hỗ trợ xây dựng mô hình Chùa Cầu tỷ lệ 75%và hai trụ biểu gắn phù điêu bằng đất nung của làng gốm Thanh Hà; Thanh Hóa hỗ trợ xây dựngthư viện Thanh Hóa tại Hội An, Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An. Những ngôi nhà tình nghĩa mà hai địa phương đã san sẻ cho nhau ở Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Châu- Phú Sơn, Nam Ngạn; những chuyến thăm cứu trợ thiên tai bão lũ,các hoạt động giao lưu văn hóa-nghệ thuật, những ngày văn hóa Hội An tại thành phố Thanh Hóa thường xuyên được tổ chức, đã làm sâu sắcthêm nghĩa tình Bắc-Nam ruột thịt, thấm đẫm tình đất, tình người Thanh Hóa-Hội An. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa hai địa phương thường xuyên được quan tâm góp phần làm sâu sắc hơn nghĩa tình Thanh Hóa-Hội An.Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa hai tỉnh Thanh Hóa-Quảng Nam, hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa thành phố Thanh Hóa-thành phố Hội An(2/2/1961-12/2/2021), hai địa phương đã thống nhất hợp tác trên một số lĩnh vực. Cụ thể, thành phố Thanh Hóa sẽ hỗ trợ xây dựng mới Trường Mẫu giáo Tân An (di dời ra địa điểm khác để lấy mặt bằng  trùng tu di tích lịch sử Cây Thông Một), xây dựng 01 trạm y tế và hỗ trợ Hội An phát triển một số môn thể thao thành tích cao. Thành phố Hội An hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người…thành phố Thanh Hóa tại Hội An đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; hỗ trợ Thanh Hóa phát triển mạng lưới quản trị du lịch chất lượng cao, nhất là du lịch cộng đồng và phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế và khu vực; trưng bày hiện vật, ảnh tư liệu…tại nhà truyền thống Công viên văn hóa Hội An tại thành phố Thanh Hóa.

infonet_2.jpg
Biểu tượng Công viên Hội An giữa lòng thành phố Thanh Hóa

Hai tiếng “Hội An” đã thấm sâu vào máu thịt của nhân dân Thanh Hóa và hai tiếng “Thanh Hóa” cũng thấm sâu vào máu thịt của nhân dân Hội An. Năm tháng sẽ qua đi nhưng năm tháng sẽ làm rạng ngời thêm tình son sắt, nghĩa thủy chung của hai thành phố kết nghĩa Thanh Hóa- Hội An. Giá trị của nghĩa tình cao cả và thiêng liêng ấy, không chỉ được trải nghiệm qua 60 năm nhưng cũng xuất phát căn nguyên sâu xa từ mạch nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc, của những người con Thanh Hóa hàng trăm năm trước trên hành trình mở mang bờ cõi về phương nam. Những thế hệ tiền nhân tạo ấp, dựng làng, lập phố của Hội An cũng đa phần phát tích từ quê hương sông Mã anh hùng, đã làm nên thương cảng Hội An vang bóng một thời. Nghĩa tình của Hội An đối với thành phố Thanh Hóa chính là sự tìm về với nguồn cội tổ tiên, nghĩa tình của Thanh Hóa đối với Hội An là tình ruột thịt, nghĩa anh em.

Các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, thắp lên ngọn lửa tình nghĩa keo sơn Thanh Hóa-Hội An. Thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai của hai địa phương phải tiếp tục giữ lửa để cho ngọn lửa ấy cháy mãi, rực sáng trường tồn cùng non sông Việt Nam. Kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Hội An, không chỉ là dịp để ôn lại tình cảm keo sơn gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi; tri ân những hy sinh mất mát của quân và dân hai hai địa phương, mà còn là dịp để cùng nhau hướng đến hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để có nhiều hơn nữa những công trình mang tên Thanh Hóa,Hội An tại mỗi địa phương, góp phần xây dựng hai thành phố Thanh Hóa - Hội An ngày càng giàu đẹp, văn minh./

Lê Chơi - Phó Bí thư Thành ủy Hội An

Phát huy truyền thống kết nghĩa, tiếp tục phát triển nghĩa tình son sắt, thủy chung thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An

Đăng lúc: 23/02/2021 00:00:00 (GMT+7)

Cách đây 60 năm, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang ở giai đoạn cam go, ác liệt; thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 12-3-1960, hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, là minh chứng cụ thể cho chân lý “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đồng thời là sợi dây nối liền tình đồng chí, anh em, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi giữa Đảng bộ, quân và dân hai địa phương Thanh Hóa-Quảng Nam. Sau lễ ký kết cấp tỉnh, các huyện, thị xã lần lượt tiến hành tổ chức lễ kết nghĩa. Ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đãtiến hành tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã Thanh Hóa-Hội An.

Hơn nửa thế kỷ qua, trong khói lửa chiến tranh và trong bộn bề công việc dựng xây quê hương, đất nước, nghĩa tình đặc biệt Thanh Hóa-Hội An luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai Thành phố dày công vun đắp, mãi mãi là niềm tự hào, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng bộ, nhân dân hai địa phương nói riêng và của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh nói chung.

Với khẩu hiệu “Miền Nam gọi-Miền Bắc trả lời, Hội An cần-Thanh Hóa có”, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộThanh Hóa đã chi viện sức người, sức của, cả vật chất lẫn tinh thần cho chiến trường Hội An, Quảng Nam góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ, quân và dân phố Hội An chiến thắng quân thù. Mặc dù phải đảm bảo chiến tranh tại chỗ nhưng trong 10 năm (1965-1975) Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã tiễn đưa 5.413 thanh niên lên đường vào chiến trường Hội An, Quảng Nam chiến đấu. Biết bao người con xứ Thanh đã hăng hái lên đường “Nam tiến” hòa cùng nhân dân đất Quảng đánh giặc, giải phóng quê hương.  Máu của quân và dân Thanh Hóa đã hòa lẫn máu của quân và dân Hội An. Hàng ngàn con em Thanh Hóa đã lặn lội khắp các chiến trường Quảng Nam, Hội An, được đồng bào, đồng chí  quê hương kết nghĩa  che chở, đùm bọc yêu thương như người thân ruột thịt. Trong những năm chiến tranh ác liệt, nhân dân Hội An phải đương đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, tiến hành những trận càn đẫm máu, làm cho con mất cha, vợ mất chồng, anh em ly biệt, nhà cửa ruộng vườn tan hoang, cuộc sống cơ cực với mưa bom, bão đạn. Nhưng với chân lý “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Và, trên quê hương Thanh Hóa, những chiến sĩ Hàm Rồng, Nam Ngạn... anh dũng bảo vệ những nẻo đường ra tiền tuyến, đã bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo đảm giao thông thông suốt, cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang nối đôi bờ sông Mã để các đoàn xe nối đuôi nhau chở vũ khí, thuốc men, lương thực, chở những đoàn quân vào chiến trường Quảng Nam đánh Mỹ.

Với khát vọng hòa bình và niềm tin thắng lợi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa từ năm 1961 đã xây dựng những công trình văn hóa mang tên Hội An tại thị xã Thanh Hóa như Thư viện, công viện, rạp chiếu phim...với mong muốn khi đất nước thống nhất sẽ tặng lại cho đồng bào Hội An ruột thịt. Đặc biệt, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, mỗi kỷ vật chiến tranh, từ Thanh Hóa gửi vào, từ Hội An gửi ra, là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ nhất và sự thật đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân hai địa phương cùng tiếp thêm nghị lực để lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Lương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều bận làm khiếp vía quân thù.

Vì Hội An,  Quảng Nam, tỉnh Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt” để quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, xây dựng hậu phương vững mạnh chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhiều phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi, tiêu biểu như các hợp tác xã: Hợp tác xã Nam Kỳ 40, Hợp tác xã cơ khí Thành Công..., mỗi người làm việc bằng hai vì Quảng Nam, vì Hội An ruột thịt. Đáp lại  tình cảm  của Đảng  bộ và nhân dân Thanh Hóa, quân  dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng quê hương vào ngày 28/3/1975.

Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, Hội An đi lên từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh, kết cấu hạ tầng nghèo nàn, thiên tai bão, lũ liên miên. Trong hoàn cảnh ấy, ngay trong ngày toàn thắng, Hội An lại đón mừng những người anh em Thanh Hóa trong niềm vui đoàn viên. Cùng đồng cam cộng khổ, siết chặt tay nhau tiến vào mặt trận mới, viết tiếp bài ca xây dựng “Đồng khô nước mặn ta khơi mương đắp đập. Thiếu đất cày, ta phục hóa khai hoang”. Trong khó khăn, hoạn nạn thành phố Thanh Hóa-thành phố Hội An đã kịp thời thăm hỏi, động viên nhau, hỗ trợ về vật chất cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách. Thanh Hóa đã giúp Hội An xây dựng nhiều cơ sở thủ công mỹ nghệ như:dệt chiếu, cói, mành trúc, mây tre... giải quyết hàng trăm lao động có công ăn việc làm tạo thu nhập và xuất khẩu. Thanh Hóa cũng đã cử cán bộ kỹ thuật vào Hội An tập huấn sản xuất thủy tinh, hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu. Đặc biệt, Thanh Hóa đã chi viện nhiều giáo viên, tặng 10.000 cuốn sách cho thư viện Hội An để tạo nguồn tri thức, cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tặng hai ngàn bát hương và phiến đá Nhồi của quê hương sông Mã được khắc bài văn bia nổi tiếng của phố Hội đặt ở Nghĩa tranh liệt sĩ Hội An làm ấm linh hồn những người con thân yêu của mọi miền đất nước đã hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc đang yên nghỉ tại đây.

Năm 2006, trong chuyến thăm làm việc với Hội An của lãnh đạo thành phố Thanh Hóa, lãnh đạo hai địa phương đã khẳng định và thống nhất: Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp kết nghĩa của hai địa phương trong chiến tranh và hợp tác trong hòa bình xây dựng; nhằm giáo dục truyền thống quý báu cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hai địa phương luôn trân trọng, giữ gìn, bồi đắp ngày thêm bền chặt, phát triển; định kỳ 05 năm một lần tổ chức lễ kỷ niệm truyền thống ngày kết nghĩa(năm tròn lẻ sẽ tổ chức tại Thanh Hóa, năm tròn chẵn sẽ tổ chức tại Hội An).

Trên tinh thần đó, lần lượt những công trình mang tên Thanh Hóa ở Hội An và những công trình mang tên Hội An ở Thanh Hóa ra đời, được đầu tư xây dựng như một phần thông điệp để Đảng bộ và nhân dân hai địa phương luôn nhớ về nhau,như Công viên Hội An tại thành phố Thanh Hóa, trong đó Hội An hỗ trợ xây dựng mô hình Chùa Cầu tỷ lệ 75%và hai trụ biểu gắn phù điêu bằng đất nung của làng gốm Thanh Hà; Thanh Hóa hỗ trợ xây dựngthư viện Thanh Hóa tại Hội An, Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An. Những ngôi nhà tình nghĩa mà hai địa phương đã san sẻ cho nhau ở Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Châu- Phú Sơn, Nam Ngạn; những chuyến thăm cứu trợ thiên tai bão lũ,các hoạt động giao lưu văn hóa-nghệ thuật, những ngày văn hóa Hội An tại thành phố Thanh Hóa thường xuyên được tổ chức, đã làm sâu sắcthêm nghĩa tình Bắc-Nam ruột thịt, thấm đẫm tình đất, tình người Thanh Hóa-Hội An. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa hai địa phương thường xuyên được quan tâm góp phần làm sâu sắc hơn nghĩa tình Thanh Hóa-Hội An.Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa hai tỉnh Thanh Hóa-Quảng Nam, hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày kết nghĩa thành phố Thanh Hóa-thành phố Hội An(2/2/1961-12/2/2021), hai địa phương đã thống nhất hợp tác trên một số lĩnh vực. Cụ thể, thành phố Thanh Hóa sẽ hỗ trợ xây dựng mới Trường Mẫu giáo Tân An (di dời ra địa điểm khác để lấy mặt bằng  trùng tu di tích lịch sử Cây Thông Một), xây dựng 01 trạm y tế và hỗ trợ Hội An phát triển một số môn thể thao thành tích cao. Thành phố Hội An hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người…thành phố Thanh Hóa tại Hội An đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; hỗ trợ Thanh Hóa phát triển mạng lưới quản trị du lịch chất lượng cao, nhất là du lịch cộng đồng và phát triển các sản phẩm du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế và khu vực; trưng bày hiện vật, ảnh tư liệu…tại nhà truyền thống Công viên văn hóa Hội An tại thành phố Thanh Hóa.

infonet_2.jpg
Biểu tượng Công viên Hội An giữa lòng thành phố Thanh Hóa

Hai tiếng “Hội An” đã thấm sâu vào máu thịt của nhân dân Thanh Hóa và hai tiếng “Thanh Hóa” cũng thấm sâu vào máu thịt của nhân dân Hội An. Năm tháng sẽ qua đi nhưng năm tháng sẽ làm rạng ngời thêm tình son sắt, nghĩa thủy chung của hai thành phố kết nghĩa Thanh Hóa- Hội An. Giá trị của nghĩa tình cao cả và thiêng liêng ấy, không chỉ được trải nghiệm qua 60 năm nhưng cũng xuất phát căn nguyên sâu xa từ mạch nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc, của những người con Thanh Hóa hàng trăm năm trước trên hành trình mở mang bờ cõi về phương nam. Những thế hệ tiền nhân tạo ấp, dựng làng, lập phố của Hội An cũng đa phần phát tích từ quê hương sông Mã anh hùng, đã làm nên thương cảng Hội An vang bóng một thời. Nghĩa tình của Hội An đối với thành phố Thanh Hóa chính là sự tìm về với nguồn cội tổ tiên, nghĩa tình của Thanh Hóa đối với Hội An là tình ruột thịt, nghĩa anh em.

Các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, thắp lên ngọn lửa tình nghĩa keo sơn Thanh Hóa-Hội An. Thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai của hai địa phương phải tiếp tục giữ lửa để cho ngọn lửa ấy cháy mãi, rực sáng trường tồn cùng non sông Việt Nam. Kỷ niệm 60 năm kết nghĩa Thanh Hóa - Hội An, không chỉ là dịp để ôn lại tình cảm keo sơn gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi; tri ân những hy sinh mất mát của quân và dân hai hai địa phương, mà còn là dịp để cùng nhau hướng đến hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để có nhiều hơn nữa những công trình mang tên Thanh Hóa,Hội An tại mỗi địa phương, góp phần xây dựng hai thành phố Thanh Hóa - Hội An ngày càng giàu đẹp, văn minh./

Lê Chơi - Phó Bí thư Thành ủy Hội An