Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Thời gian qua, với nhiều giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, các Bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), góp phần phục vụ người bệnh và người dân tốt hơn.
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, đến thời điểm này, các Bệnh viện trên địa bàn thành phố đã nỗ lực triển khai việc KCB bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử VNeID. Cùng với đó, các Bệnh viện cũng tích cực cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi và quản lý dữ liệu bệnh nhân một cách chính xác, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ sở KCB.
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, để đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, hướng tới xây dựng bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện thông minh, các Bệnh viện trên địa bàn thành phố đã có nhiều giải pháp tích cực cải cách các thủ tục hành chính cho người bệnh, như hồ sơ vào viện, chuyển viện, ra viện, nghỉ ốm, nghỉ thai sản...; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt; đưa vào ứng dụng các máy móc, trang thiết bị y tế mới, thuận tiện cho cán bộ y, bác sỹ và người bệnh; chuẩn bị các điều kiện cho việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa rất đông bệnh nhân đến khám và điều trị được thực hiện các thủ tục nhanh gọn nhờ áp dụng chuyển đổi số.
Tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa mỗi ngày đón tiếp khoảng 300-400 lượt bệnh nhân đến làm các thủ tục trong quá trình KCB. Với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, Bệnh viện đã đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho người dân và người bệnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân và người nhà người bệnh, ngoài thực hiện KCB bằng thẻ BHYT giấy, các hình thức đăng ký KCB khác cũng được thực hiện, như bằng ứng dụng BHXH số-cài đặt VssID, sử dụng CCCD gắn chíp. Đặc biệt, từ khi triển khai tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID có tích hợp thẻ BHYT đã giúp nhân viên bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục KCB và các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng, đơn giản hơn trước.
Nhân viên Bệnh viện y học cổ truyền tích hợp BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID.
Với những tiện ích mang lại trong KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, các Bệnh viện trên địa bàn đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán viện phí; quản lý kê đơn thuốc điện tử và kết nối với hệ thống thông tin quốc gia. Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu theo lộ trình của Đề án 06 của Chính phủ. Qua đó, giúp người dân thay đổi cách tiếp cận, hình thành thói quen áp dụng số hóa trong giao dịch, nhận thức rõ lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập, như khi triển khai thực hiện đăng ký KCB bằng CCCD gắn chíp và ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID vẫn xảy ra tình trạng còn nhiều thẻ CCCD chưa được đồng bộ dữ liệu BHYT.
Hiện nay, việc triển khai ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT là giải pháp tích cực, phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số của ngành Y tế. Thời gian tới, các Bệnh viện tiếp tục tra cứu đảm bảo 100% người bệnh mang CCCD đều được tiếp đón bằng CCCD. Đối với các trường hợp dữ liệu chưa đồng bộ sẽ được hướng dẫn người dân quay về xã, phường để được giải quyết. Từ đó, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng, đồng thời minh bạch thông tin, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiêu cực trong KCB BHYT.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
13/01/2025 00:00:00 -
Hướng dẫn: Đăng ký, Đăng nhập tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công
09/01/2025 00:00:00 -
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
18/12/2024 00:00:00
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Thời gian qua, với nhiều giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, các Bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), góp phần phục vụ người bệnh và người dân tốt hơn.
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, đến thời điểm này, các Bệnh viện trên địa bàn thành phố đã nỗ lực triển khai việc KCB bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử VNeID. Cùng với đó, các Bệnh viện cũng tích cực cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi và quản lý dữ liệu bệnh nhân một cách chính xác, tạo thuận lợi cho cả người dân và cơ sở KCB.
Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, để đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số, hướng tới xây dựng bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện thông minh, các Bệnh viện trên địa bàn thành phố đã có nhiều giải pháp tích cực cải cách các thủ tục hành chính cho người bệnh, như hồ sơ vào viện, chuyển viện, ra viện, nghỉ ốm, nghỉ thai sản...; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt; đưa vào ứng dụng các máy móc, trang thiết bị y tế mới, thuận tiện cho cán bộ y, bác sỹ và người bệnh; chuẩn bị các điều kiện cho việc sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa rất đông bệnh nhân đến khám và điều trị được thực hiện các thủ tục nhanh gọn nhờ áp dụng chuyển đổi số.
Tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa thành phố Thanh Hóa mỗi ngày đón tiếp khoảng 300-400 lượt bệnh nhân đến làm các thủ tục trong quá trình KCB. Với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, Bệnh viện đã đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho người dân và người bệnh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân và người nhà người bệnh, ngoài thực hiện KCB bằng thẻ BHYT giấy, các hình thức đăng ký KCB khác cũng được thực hiện, như bằng ứng dụng BHXH số-cài đặt VssID, sử dụng CCCD gắn chíp. Đặc biệt, từ khi triển khai tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID có tích hợp thẻ BHYT đã giúp nhân viên bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục KCB và các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng, đơn giản hơn trước.
Nhân viên Bệnh viện y học cổ truyền tích hợp BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID.
Với những tiện ích mang lại trong KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, các Bệnh viện trên địa bàn đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán viện phí; quản lý kê đơn thuốc điện tử và kết nối với hệ thống thông tin quốc gia. Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu theo lộ trình của Đề án 06 của Chính phủ. Qua đó, giúp người dân thay đổi cách tiếp cận, hình thành thói quen áp dụng số hóa trong giao dịch, nhận thức rõ lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập, như khi triển khai thực hiện đăng ký KCB bằng CCCD gắn chíp và ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID vẫn xảy ra tình trạng còn nhiều thẻ CCCD chưa được đồng bộ dữ liệu BHYT.
Hiện nay, việc triển khai ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, thẻ CCCD gắn chíp trong KCB BHYT là giải pháp tích cực, phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số của ngành Y tế. Thời gian tới, các Bệnh viện tiếp tục tra cứu đảm bảo 100% người bệnh mang CCCD đều được tiếp đón bằng CCCD. Đối với các trường hợp dữ liệu chưa đồng bộ sẽ được hướng dẫn người dân quay về xã, phường để được giải quyết. Từ đó, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng, đồng thời minh bạch thông tin, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiêu cực trong KCB BHYT.
Thu Hiền