Rượu làng Quảng Xá – sản phẩm được đăng ký bảo hộ và phát triển nhãn hiệu

Ngày 18/10/2018 16:35:49

Cách đây hơn 200 năm, ở làng Quảng Xá, hương Bố Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), có rất nhiều nhà nấu rượu, đã hình thành một làng nghề truyền thống.

 Rượu làng Quảng Xá nổi tiếng từ bao đời nay, được sản xuất từ gạo và men thuốc bắc đặc biệt, một thứ men bí truyền mà chỉ người dân Quảng Xá mới biết, cùng với nguồn nước giếng khơi trong lành, người làng Quảng Xá đã sản xuất ra một loại rượu có chất lượng thơm, ngon, êm dịu, khi thưởng thức, thực khách khó mà quên được, nên rượu quê này đã đi vào thơ ca thấm đượm lòng người:



 
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng giao chỉ Quảng Xá thôn
 
Song, những năm gần đây một số hộ dân trong làng chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ quy trình chưng cất rượu truyền thống mà sử dụng men của Trung Quốc nhằm thu nhiều lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, khiến rượu làng Quảng Xá bị mai một.
Là người con Quảng Xá, với mong muốn khôi phục làng nghề rượu  truyền thống, bà Nguyễn Thị Tứ - Công ty Quyết Tiến – Ánh Mai và cộng sự đã dày công gây dựng lại thương hiệu “Rượu làng Quảng Xá” nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, góp phần tạo việc làm cho nhân dân trong làng, có thêm phụ phẩm để phát triển chăn nuôi.
 
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đô hộ nước ta đã phát hiện ra địa danh làng Quảng Xá có nguồn nước giếng và ông tổ làng nghề nấu rượu gia truyền có một không hai ở tỉnh Thanh Hóa. Người Pháp đã đầu tư xây dựng Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích (tại Ga Thanh Hóa ngày nay). Chủ nhà máy rượu đã mời một số người làng Quảng Xá có tay nghề kỹ thuật cao đầu quân cho nhà máy với vai trò chuyên gia kỹ thuật và pha chế như các ông: Nguyễn Duy Tái, Nguyễn Duy Sự, Nguyễn Văn  Hãn và Nguyễn Văn Tấn. Thời kỳ đó, rượu Nam Đồng Ích tiêu thụ rất mạnh, ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất đi các nước Đông Nam Á, chủ nhà máy còn nghiên cứu kỹ thuật chưng cất rượu đặc biệt của làng Quảng Xá, đưa về Mẫu Quốc mỗi năm khoảng  4.000-5.000 lít.
Hòa bình lập lại, Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích bị xóa bỏ, nghề gia truyền nấu rượu còn một số ít người trong làng duy trì theo đuổi. Tiêu biểu như bà Nguyễn Thị Tứ, được bố đẻ là một trong số thợ kỹ thuật pha chế giỏi của Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích truyền nghề. Ngay từ lúc còn trẻ, bà đã ấp ủ và nuôi dưỡng ước mơ khôi phục và phát triển nghề truyền thống “Rượu làng Quảng Xá” như thời ông cha bà đã làm.
 
Năm 1971, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà Nguyễn Thị Tứ cũng như nhiều thanh niên khác trong làng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, bà vẫn mang trong mình khát vọng, hoài bão về việc xây dựng một làng nghề truyền thống “Rượu làng Quảng Xá” .
 
Hòa bình lập lại, bà Tứ trở về quê hương, khát vọng khôi phục lại nghề chưng cất rượu Quảng Xá lại bùng cháy trong bà. Năm 1989, bà xây dựng HTX Quyết Tiến, ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh giấy vở  học sinh. Năm 1990, bà thành lập Công ty Quyết Tiến - Ánh Mai (trên nền tảng HTX Quyết Tiến) vừa sản xuất, kinh doanh giấy vở học sinh, vừa tìm tòi nghiên cứu kỹ thuật chưng cất, pha chế rượu làng Quảng Xá mà cha bà đã truyền nghề. Dành dụm được lưng vốn, năm 1999 theo chủ trương của thành phố về phát triển làng nghề truyền thống, công ty bà đã mạnh dạn đứng ra nhận dự án khôi phục, phát triển nghề truyền thống. Từ sản xuất nhỏ, bà Tứ đã từng bước vươn lên, đầu tư thêm cơ sở, vật chất để phát triển nghề truyền thống. Với phương châm, từ ly rượu đến một chai rượu bà đều thực hiện đầy đủ quy trình cũng như từng công đoạn như: chọn gạo, chọn các vị thuốc bắc bảo đảm tỷ lệ pha chế, chưng cất và bảo quản, khử độc tố có hại cho sức khỏe, hạ thổ âm dương từ 6 tháng đến một năm, đóng chai, bao bì, dán tem nhãn mới mang ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của công ty có hương vị đặc trưng thơm ngon, êm dịu, được mọi người trên mọi miền ưa chuộng. Rượu làng Quảng Xá đã có mặt trên thị trường Hà Nội, Cao Bằng, Mộc Châu và các tỉnh phía Nam như: Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu... Rượu làng Quảng Xá đã đi vào thơ ca, nhà thơ Hoàng Hải đã viết:
 
    “Hỡi ai đi ngược về xuôi
Có về làng Quảng cùng tôi thì về
    Làng Quảng buôn bán trăm nghề
Có nghề nấu rượu là nghề vinh danh”.
 
Rượu làng Quảng Xá được Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được công bố thương hiệu, chất lượng vào tháng 9-2010. Sản phẩm rượu làng Quảng Xá, tham gia hội chợ 18 tỉnh phía Bắc tại Thanh Hóa, tham gia hội chợ ẩm thực Sầm Sơn 2010, tham gia hội chợ quê Thành Nhà Hồ, tháng 6-2012.
 
Vì chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe của người tiêu dùng, tháng 7-2013, UBND tỉnh và Sở Khoa học - Công nghệ Thanh Hóa đã một lần nữa khẳng định rượu làng Quảng Xá do Công ty CP Quyết Tiến trước kia, nay là Công ty CP Ánh Mai sản xuất, kinh doanh là một trong mười sản vật của tỉnh nhà, được Sở Khoa học - Công nghệ tuyển chọn tham gia Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu công nghệ rượu  làng Quảng Xá”, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, giai đoạn 2012- 2015. Chủ nhiệm dự án này là bà Nguyễn Thị Tứ. 
 
Rượu  làng Quảng Xá thật sự là một sản phẩm trí tuệ cần được bảo tồn và phát triển bền vững.
 
Lãnh đạo Công ty CP Ánh Mai luôn cam kết trách nhiệm phục vụ và tự hào về những sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường. Công ty khuyến cáo người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm rượu làng Quảng Xá làm quà tặng hay dùng trong những bữa tiệc, người tiêu dùng cần chọn sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đọc kỹ các thông tin ghi trên bao bì sản phẩm. 

Rượu làng Quảng Xá – sản phẩm được đăng ký bảo hộ và phát triển nhãn hiệu

Đăng lúc: 18/10/2018 16:35:49 (GMT+7)

Cách đây hơn 200 năm, ở làng Quảng Xá, hương Bố Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), có rất nhiều nhà nấu rượu, đã hình thành một làng nghề truyền thống.

 Rượu làng Quảng Xá nổi tiếng từ bao đời nay, được sản xuất từ gạo và men thuốc bắc đặc biệt, một thứ men bí truyền mà chỉ người dân Quảng Xá mới biết, cùng với nguồn nước giếng khơi trong lành, người làng Quảng Xá đã sản xuất ra một loại rượu có chất lượng thơm, ngon, êm dịu, khi thưởng thức, thực khách khó mà quên được, nên rượu quê này đã đi vào thơ ca thấm đượm lòng người:



 
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng giao chỉ Quảng Xá thôn
 
Song, những năm gần đây một số hộ dân trong làng chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ quy trình chưng cất rượu truyền thống mà sử dụng men của Trung Quốc nhằm thu nhiều lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng, khiến rượu làng Quảng Xá bị mai một.
Là người con Quảng Xá, với mong muốn khôi phục làng nghề rượu  truyền thống, bà Nguyễn Thị Tứ - Công ty Quyết Tiến – Ánh Mai và cộng sự đã dày công gây dựng lại thương hiệu “Rượu làng Quảng Xá” nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, góp phần tạo việc làm cho nhân dân trong làng, có thêm phụ phẩm để phát triển chăn nuôi.
 
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đô hộ nước ta đã phát hiện ra địa danh làng Quảng Xá có nguồn nước giếng và ông tổ làng nghề nấu rượu gia truyền có một không hai ở tỉnh Thanh Hóa. Người Pháp đã đầu tư xây dựng Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích (tại Ga Thanh Hóa ngày nay). Chủ nhà máy rượu đã mời một số người làng Quảng Xá có tay nghề kỹ thuật cao đầu quân cho nhà máy với vai trò chuyên gia kỹ thuật và pha chế như các ông: Nguyễn Duy Tái, Nguyễn Duy Sự, Nguyễn Văn  Hãn và Nguyễn Văn Tấn. Thời kỳ đó, rượu Nam Đồng Ích tiêu thụ rất mạnh, ngoài tiêu thụ trong nước còn xuất đi các nước Đông Nam Á, chủ nhà máy còn nghiên cứu kỹ thuật chưng cất rượu đặc biệt của làng Quảng Xá, đưa về Mẫu Quốc mỗi năm khoảng  4.000-5.000 lít.
Hòa bình lập lại, Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích bị xóa bỏ, nghề gia truyền nấu rượu còn một số ít người trong làng duy trì theo đuổi. Tiêu biểu như bà Nguyễn Thị Tứ, được bố đẻ là một trong số thợ kỹ thuật pha chế giỏi của Nhà máy Rượu Nam Đồng Ích truyền nghề. Ngay từ lúc còn trẻ, bà đã ấp ủ và nuôi dưỡng ước mơ khôi phục và phát triển nghề truyền thống “Rượu làng Quảng Xá” như thời ông cha bà đã làm.
 
Năm 1971, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà Nguyễn Thị Tứ cũng như nhiều thanh niên khác trong làng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc, bà vẫn mang trong mình khát vọng, hoài bão về việc xây dựng một làng nghề truyền thống “Rượu làng Quảng Xá” .
 
Hòa bình lập lại, bà Tứ trở về quê hương, khát vọng khôi phục lại nghề chưng cất rượu Quảng Xá lại bùng cháy trong bà. Năm 1989, bà xây dựng HTX Quyết Tiến, ngành nghề chính là sản xuất, kinh doanh giấy vở  học sinh. Năm 1990, bà thành lập Công ty Quyết Tiến - Ánh Mai (trên nền tảng HTX Quyết Tiến) vừa sản xuất, kinh doanh giấy vở học sinh, vừa tìm tòi nghiên cứu kỹ thuật chưng cất, pha chế rượu làng Quảng Xá mà cha bà đã truyền nghề. Dành dụm được lưng vốn, năm 1999 theo chủ trương của thành phố về phát triển làng nghề truyền thống, công ty bà đã mạnh dạn đứng ra nhận dự án khôi phục, phát triển nghề truyền thống. Từ sản xuất nhỏ, bà Tứ đã từng bước vươn lên, đầu tư thêm cơ sở, vật chất để phát triển nghề truyền thống. Với phương châm, từ ly rượu đến một chai rượu bà đều thực hiện đầy đủ quy trình cũng như từng công đoạn như: chọn gạo, chọn các vị thuốc bắc bảo đảm tỷ lệ pha chế, chưng cất và bảo quản, khử độc tố có hại cho sức khỏe, hạ thổ âm dương từ 6 tháng đến một năm, đóng chai, bao bì, dán tem nhãn mới mang ra thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của công ty có hương vị đặc trưng thơm ngon, êm dịu, được mọi người trên mọi miền ưa chuộng. Rượu làng Quảng Xá đã có mặt trên thị trường Hà Nội, Cao Bằng, Mộc Châu và các tỉnh phía Nam như: Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu... Rượu làng Quảng Xá đã đi vào thơ ca, nhà thơ Hoàng Hải đã viết:
 
    “Hỡi ai đi ngược về xuôi
Có về làng Quảng cùng tôi thì về
    Làng Quảng buôn bán trăm nghề
Có nghề nấu rượu là nghề vinh danh”.
 
Rượu làng Quảng Xá được Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được công bố thương hiệu, chất lượng vào tháng 9-2010. Sản phẩm rượu làng Quảng Xá, tham gia hội chợ 18 tỉnh phía Bắc tại Thanh Hóa, tham gia hội chợ ẩm thực Sầm Sơn 2010, tham gia hội chợ quê Thành Nhà Hồ, tháng 6-2012.
 
Vì chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe của người tiêu dùng, tháng 7-2013, UBND tỉnh và Sở Khoa học - Công nghệ Thanh Hóa đã một lần nữa khẳng định rượu làng Quảng Xá do Công ty CP Quyết Tiến trước kia, nay là Công ty CP Ánh Mai sản xuất, kinh doanh là một trong mười sản vật của tỉnh nhà, được Sở Khoa học - Công nghệ tuyển chọn tham gia Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu công nghệ rượu  làng Quảng Xá”, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, giai đoạn 2012- 2015. Chủ nhiệm dự án này là bà Nguyễn Thị Tứ. 
 
Rượu  làng Quảng Xá thật sự là một sản phẩm trí tuệ cần được bảo tồn và phát triển bền vững.
 
Lãnh đạo Công ty CP Ánh Mai luôn cam kết trách nhiệm phục vụ và tự hào về những sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường. Công ty khuyến cáo người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm rượu làng Quảng Xá làm quà tặng hay dùng trong những bữa tiệc, người tiêu dùng cần chọn sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đọc kỹ các thông tin ghi trên bao bì sản phẩm.