KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT

Ngày 18/10/2018 16:01:22

Không gian văn hóa Việt có diện tích khoảng 10.000m2. Tọa lạc tại 02 Cù Chính Lan, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng, phong phú của những sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo được tái hiện trong một không gian xanh thuần Việt...

 Là người Việt ai cũng có một ngôi làng nguồn cội. Dù đi bất cứ nơi đâu, trong tâm thức mỗi người thường trỗi dậy nỗi nhớ quê hương, nhớ về ngôi làng của mình với những thôi thúc sâu nặng. Đấy phải chăng còn là nơi lưu giữ tâm hồn Việt; nguồn cội ấy, phù sa văn hóa ấy, đã nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta lớn lên, lại cho ta thu nạp thêm nguồn lượng thấm sâu về văn hóa làng.  May mắn thay tại khu phố Trường Thi, T.P Thanh Hóa đã ra đời một không gian mang đậm chất văn hóa Việt như thế. Nó hàm chứa tất cả những hoạt động sáng tạo, bảo lưu những giá trị cũ, phát triển thêm những giá trị mới cho chính “ ngôi làng” Việt ấy. Nó hiển nhiên là một thành tố quan trọng của nền văn hóa. Một thành tố mà trong đó bản chất của nó lại ẩn chứa sâu từng cái riêng của văn hóa thuần Việt, và từ cái riêng ấy lại hòa vào trong cái chung của dân tộc để nền văn hóa Việt Nam trở nên độc đáo, phong phú.​


Không gian văn hóa Trường Thi là tên một khu văn hóa Việt được ra đời vào năm 2014, tọa lạc trong một khuôn viên tĩnh mịch nằm ở phố Mai Xuân Dương (phường Đông Thọ, T.P Thanh Hóa). Ở đây trên một diện tích khoảng 10.000m2, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng, phong phú của những sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo được tổ chức trong một không gian xanh như là sự hiện diện của một làng Việt truyền thống trong lòng một đô thị hiện đại đang từng phút đổi thay.


Một trong những nét độc đáo của không gian văn hóa này làm cho chúng ta ngỡ ngàng và thích thú chính là sự đậm chất thuần Việt và hết sức gần gũi đối với mỗi người mà yếu tố đặc trưng của nó được xem như một khu vườn văn hóa sinh thái, đã tạo nên một không gian lắng đọng hồn Việt trong lòng một đô thị náo động.





Mỗi khi có dịp đến với không gian văn hóa này, chúng ta không thể tiếp cận được những yếu tố cội nguồn ấy nếu chỉ dừng lại ở xa mà không thâm nhập sâu vào cấu trúc nội tại của “làng”. Đằng sau màu xanh của các loài cây, lung linh sắc màu của các loài hoa, du khách còn được trải nghiệm một chuỗi giá trị văn hóa vô cùng thú vị. Đó là chiếc giếng tròn được khơi nước trong, ao cá được thả bèo và sen nổi, đến những nông cụ như cối giã gạo chày tay, cối giã gạo bằng chân, cối xay lúa, có lịch sử tồn tại gắn bó lâu đời với người nông dân hàng nghìn năm và chiếc quạt hòm sấy thóc quay bằng tay ra đời trong thời kỳ hợp tác hóa của thế kỷ trước. Đặc biệt ở “ngôi làng” thuần Việt này còn có một tâm cảnh sâu thẳm mà mọi người vẫn quen, mỗi khi trở về làng quê, ngoài những tiếng à ơi của mẹ, của bà bên chiếc võng cói năm xưa, ru ta lớn lên đã thấm vào tận cùng máu thịt của ta, cái mà ta không bao giờ quên được đó là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, thửa rau cần, con trâu nằm bên đụn rơn vàng... gợi ta nhớ về cảnh sống của người dân làng quê chân chất như cánh đồng được mùa sau vụ gặt, nó giúp ta có những giây phút thư thái yên lòng. Và cũng chính từ sự bình yên ấy lại là nơi ươm mầm nên những câu chuyện huyền thoại, những câu ca sâu nặng nghĩa tình kéo ta trở về với quê hương, để sưởi ấm tâm hồn lạnh giá? Còn lắm những điều thú vị giàu tính triết lý nhân văn và thẩm mỹ ẩn chứa trong chiều sâu của “không gian văn hóa Việt” nơi đây.​

KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT

Đăng lúc: 18/10/2018 16:01:22 (GMT+7)

Không gian văn hóa Việt có diện tích khoảng 10.000m2. Tọa lạc tại 02 Cù Chính Lan, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa, tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng, phong phú của những sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo được tái hiện trong một không gian xanh thuần Việt...

 Là người Việt ai cũng có một ngôi làng nguồn cội. Dù đi bất cứ nơi đâu, trong tâm thức mỗi người thường trỗi dậy nỗi nhớ quê hương, nhớ về ngôi làng của mình với những thôi thúc sâu nặng. Đấy phải chăng còn là nơi lưu giữ tâm hồn Việt; nguồn cội ấy, phù sa văn hóa ấy, đã nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta lớn lên, lại cho ta thu nạp thêm nguồn lượng thấm sâu về văn hóa làng.  May mắn thay tại khu phố Trường Thi, T.P Thanh Hóa đã ra đời một không gian mang đậm chất văn hóa Việt như thế. Nó hàm chứa tất cả những hoạt động sáng tạo, bảo lưu những giá trị cũ, phát triển thêm những giá trị mới cho chính “ ngôi làng” Việt ấy. Nó hiển nhiên là một thành tố quan trọng của nền văn hóa. Một thành tố mà trong đó bản chất của nó lại ẩn chứa sâu từng cái riêng của văn hóa thuần Việt, và từ cái riêng ấy lại hòa vào trong cái chung của dân tộc để nền văn hóa Việt Nam trở nên độc đáo, phong phú.​


Không gian văn hóa Trường Thi là tên một khu văn hóa Việt được ra đời vào năm 2014, tọa lạc trong một khuôn viên tĩnh mịch nằm ở phố Mai Xuân Dương (phường Đông Thọ, T.P Thanh Hóa). Ở đây trên một diện tích khoảng 10.000m2, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa dạng, phong phú của những sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo được tổ chức trong một không gian xanh như là sự hiện diện của một làng Việt truyền thống trong lòng một đô thị hiện đại đang từng phút đổi thay.


Một trong những nét độc đáo của không gian văn hóa này làm cho chúng ta ngỡ ngàng và thích thú chính là sự đậm chất thuần Việt và hết sức gần gũi đối với mỗi người mà yếu tố đặc trưng của nó được xem như một khu vườn văn hóa sinh thái, đã tạo nên một không gian lắng đọng hồn Việt trong lòng một đô thị náo động.





Mỗi khi có dịp đến với không gian văn hóa này, chúng ta không thể tiếp cận được những yếu tố cội nguồn ấy nếu chỉ dừng lại ở xa mà không thâm nhập sâu vào cấu trúc nội tại của “làng”. Đằng sau màu xanh của các loài cây, lung linh sắc màu của các loài hoa, du khách còn được trải nghiệm một chuỗi giá trị văn hóa vô cùng thú vị. Đó là chiếc giếng tròn được khơi nước trong, ao cá được thả bèo và sen nổi, đến những nông cụ như cối giã gạo chày tay, cối giã gạo bằng chân, cối xay lúa, có lịch sử tồn tại gắn bó lâu đời với người nông dân hàng nghìn năm và chiếc quạt hòm sấy thóc quay bằng tay ra đời trong thời kỳ hợp tác hóa của thế kỷ trước. Đặc biệt ở “ngôi làng” thuần Việt này còn có một tâm cảnh sâu thẳm mà mọi người vẫn quen, mỗi khi trở về làng quê, ngoài những tiếng à ơi của mẹ, của bà bên chiếc võng cói năm xưa, ru ta lớn lên đã thấm vào tận cùng máu thịt của ta, cái mà ta không bao giờ quên được đó là hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, thửa rau cần, con trâu nằm bên đụn rơn vàng... gợi ta nhớ về cảnh sống của người dân làng quê chân chất như cánh đồng được mùa sau vụ gặt, nó giúp ta có những giây phút thư thái yên lòng. Và cũng chính từ sự bình yên ấy lại là nơi ươm mầm nên những câu chuyện huyền thoại, những câu ca sâu nặng nghĩa tình kéo ta trở về với quê hương, để sưởi ấm tâm hồn lạnh giá? Còn lắm những điều thú vị giàu tính triết lý nhân văn và thẩm mỹ ẩn chứa trong chiều sâu của “không gian văn hóa Việt” nơi đây.​