Thành phố Hội An http://www.hoian.gov.vn

Ngày 18/10/2018 11:27:10

Ngày 12 - 3 - 1960 tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa theo tinh thần phong trào kết nghĩa Bắc Nam. Theo đó, thị xã Thanh Hóa cũng bắt tay kết nghĩa với thị xã Hội An. Một số công trình công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hoá như rạp hát, công viên đã lấy tên Hội An và hai địa phương cũng thường xuyên thăm viếng, trao đổi, học tập kinh nghiệm để thể hiện tình gắn bó của mối liên kết này.

 


Địa lý tự nhiên:

Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Phần đất liền của thành phố có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông là bờ biển dài 7 km. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con với diện tích chiếm một phần tư thành phố Hội An. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, được hình tượng hoá như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6.171,25 ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha chiếm 73,50% (trong đó diện tích đất 3.669 ha và diện tích mặt nước 1.180,3 ha), diện tích hải đảo 1.654 ha chiếm 26,50%.

Hội An là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An được gọi là sông Cái hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố là 8,5 km), sông Trường Giang theo trục Nam - Bắc, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc – Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km).

Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Hội An ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc...hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…Ngoài ra, từ Cửa Đại - Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước- Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện - Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối Hội An với các vùng trong và ngoài tỉnh.  

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đô thị cổ, đô thị cũ, đô thị mới; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản...Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.

Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o. Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng:

Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi địa bàn phường Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đông huyện Điện Bàn (giáp các xã Điện Nam, Điện Dương).

Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Châu và xã Cẩm Kim bờ Nam sông Thu Bồn.

Vùng mặt nước sông ngòi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh.

Địa hình hải đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ có hình chóp cụt, độ cao lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 – 517m. Đảo lớn nhất là Hòn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia Hòn Lao thành hai sườn có địa thế khác nhau: sườn Đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi rất hiểm trở; sườn Tây dốc thoải, ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển.

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, ở Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6oC, cao nhất là 39,8oC, thấp nhất là 22,8oC. Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9,10,11 hàng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.

Chế độ sóng và dòng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa. Chế độ mực nước sông Thu Bồn, Trường Giang, Đế Võng phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém biên độ triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12%).

Địa lý hành chính - dân cư:

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An.

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ 50,90%, bình quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639 người, trong đó có nữ 34.794 người, chiếm tỉ lệ 50,69%, bình quân nhân khẩu hơn 4 người/hộ. Địa bàn nông thôn có 20.294 người, trong đó nữ có 10.475 người, chiếm tỉ lệ 51,69%, bình quân nhân khẩu dưới 4 người/hộ. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm 85.805 người, trong đó nữ có 42.6512 người. Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa phương (chủ yếu ở các phường Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và Cẩm Phô) gồm 1.042 người, trong đó 287 nữ. Dân số là nhân khẩu đặc thù (bao gồm sinh viên ở các ký túc xá của các trường, nhân khẩu ở khu điều dưỡng thương binh nặng, trại xã hội, các cơ sở tôn giáo...) gồm 2.086 người, trong đó có 726 nữ. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An.

Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác.

Những giá trị truyền thống:

Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú và đậm bản sắc đặc trưng.

Có thể nói hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An; với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.

Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm - Việt - Hoa - Nhật - Ấn và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán- tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.

Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách.

Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô...cùng với nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An còn có kho tàng văn nghệ dân gian muôn hình muôn vẻ như những truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca- bài chòi nồng thắm...

Cùng với những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người Hội An còn đậm đà truyền thống yêu nước và cách mạng. Hội An là quê hương sinh ra chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu- lãnh tụ của Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp từ 1885-1888; ngay trên mảnh đất Hội An cũng có nhiều văn thân, chí sĩ đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa như: Trần Trung Tri, Lương Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở Minh Hương.

Phong trào Cần Vương vừa kết thúc thì ở Quảng Nam tiếp tục dấy lên các cuộc vận động cách mạng sôi nổi gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu...Hội An là trung tâm của các trào lưu yêu nước lúc bấy giờ, là nơi tổ chức các cuộc họp kín, bí mật đón tiếp, gặp gỡ các nhà yêu nước trong Nam ngoài Bắc bàn thế sự. Hội An là địa bàn trọng yếu của phong trào chống thuế bùng nổ năm 1908 và của cuộc khởi nghĩa do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo năm 1916.

Ngay từ đầu thế kỷ XX, những thanh niên yêu nước đã sớm tìm đến ánh sáng con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 10-1927 ở Hội An đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ngày 28-3-1930, tại Hội An, Tỉnh ủy lâm thời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được thành lập và là địa bàn đóng cơ quan bí mật của Tỉnh ủy Quảng Nam. Tháng 4-1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Hội An ra đời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân. Ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở Hội An thắng lợi, trở thành một trong bốn Tỉnh lỵ giành được chính quyền sớm nhất của cả nước trong Cách mạng Tháng Tám.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hội An là thị xã tỉnh lỵ của Quảng Nam, thuộc vùng địch tạm chiếm, đóng các cơ quan đầu não. Tuy vậy, phong trào nhân dân du kích chiến tranh của quân và dân thị xã phát triển ngày càng mạnh, lập nên nhiều chiến công vang dội; đặc biệt là kỳ tích đột nhập vào trung tâm nội ô bắt sống Tỉnh trưởng bù nhìn, được Bác Hồ khen tặng khẩu súng các-bin.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hội An tiếp tục là thị xã tỉnh lỵ của Quảng Nam, trở thành một chiến trường trọng điểm, ác liệt. Đảng bộ Hội An đã lãnh đạo quân và dân thị xã kiên cường chiến đấu trên mọi mặt trận với kẻ thù, ghi dấu nhiều chiến công hiển hách.

Sau ngày quê hương được giải phóng, đất nước thống nhất; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, Hội An tiếp tục có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực miền Trung và cả nước.

Với những thành tích nổi bật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống cách mạng và xây dựng quê hương; Đảng bộ và nhân dân Hội An đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý:

* Ngày 22/8/1998, cán bộ và nhân dân Hội An được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân. Trong toàn thành phố có 8/13 xã/phường, 2 đơn vị vũ trang và 15 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao qúy này và 175 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh hùng.
* Ngày 04/12/1999, Đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới và sau đó được trao tặng 4 giải thưởng về các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

* Ngày 24-8-2000, Cán bộ và nhân dân Hội An được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới". Ngoài ra còn có 3 đơn vị và 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu này.

* Năm 2005, Hội An được Trung ương và tỉnh công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Thị xã văn hóa giai đoạn 2001 - 2005, là Đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình của cả nước. 
* Ngày 26/5/2009, hệ sinh thái Cù lao Chàm – Hội An đã được UNESCO chính thức đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Định hướng phát triển:

Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI (năm 2010) xác định phương hướng: “Học tập, rèn luyện theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ gìn và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống anh hùng; đổi mới cách tiếp cận, cách nghĩ và cách làm trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tranh thủ thời cơ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị cho thời kỳ mới phát triển bền vững của Hội An - thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”.

Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh các quan điểm và mục tiêu:

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo dựng mô hình phát triển bền vững, đến 2015 phấn đấu xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại 2, một trung tâm du lịch của quốc gia, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn đầu trong lộ trình xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái.

- Văn hóa và sinh thái là hai nền tảng cơ bản trong tiến trình phát triển kinh tế của thành phố; phát triển kinh tế trên nền tảng và động lực của văn hóa, đồng thời nhằm mục tiêu phát triển văn hóa và bồi đắp sinh thái. Đó là sự phát triển biện chứng và là con đường phát triển bền vững của Hội An. Trên cơ sở nắm vững và vận hành đúng đắn mối quan hệ kinh tế - văn hóa - sinh thái, tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với nhóm ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại giữ vai trò chủ đạo; các ngành nghề tiểu thủ công phát triển đa dạng, một số ngành công nghiệp sạch được lựa chọn kỹ; nông nghiệp chuyển dần theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại; từng bước phát triển kinh tế biển phù hợp với trình độ và năng lực của các thành phần kinh tế.

- Xây dựng và phát triển thành phố đảm bảo cân đối giữa các lĩnh vực và các khu vực, giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; chăm lo giáo dục, y tế, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương pháp luật; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân - nhất là ở những khu vực còn khó khăn.

Điều then chốt là chăm lo đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Trước mắt cũng như lâu dài phải xác lập mục tiêu vì sự tiến bộ của con người Hội An trong thời kỳ mới, xây dựng con người phát triển toàn diện, đặt con người ở vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể trong toàn bộ quá trình phát triển. Tạo dựng môi trường tốt nhất để khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng, động viên mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành phố Hội An http://www.hoian.gov.vn

Đăng lúc: 18/10/2018 11:27:10 (GMT+7)

Ngày 12 - 3 - 1960 tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa theo tinh thần phong trào kết nghĩa Bắc Nam. Theo đó, thị xã Thanh Hóa cũng bắt tay kết nghĩa với thị xã Hội An. Một số công trình công cộng trên địa bàn thành phố Thanh Hoá như rạp hát, công viên đã lấy tên Hội An và hai địa phương cũng thường xuyên thăm viếng, trao đổi, học tập kinh nghiệm để thể hiện tình gắn bó của mối liên kết này.

 


Địa lý tự nhiên:

Thành phố Hội An nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 15o15’26” đến 15o55’15” vĩ độ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về phía Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc.

Phần đất liền của thành phố có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông là bờ biển dài 7 km. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm, bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con với diện tích chiếm một phần tư thành phố Hội An. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, được hình tượng hoá như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố là 6.171,25 ha, phần diện tích đất liền 4.850 ha chiếm 73,50% (trong đó diện tích đất 3.669 ha và diện tích mặt nước 1.180,3 ha), diện tích hải đảo 1.654 ha chiếm 26,50%.

Hội An là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy qua Hội An được gọi là sông Cái hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phố là 8,5 km), sông Trường Giang theo trục Nam - Bắc, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc – Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km).

Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Hội An ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc...hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…Ngoài ra, từ Cửa Đại - Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước- Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện - Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối Hội An với các vùng trong và ngoài tỉnh.  

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Hội An khá phong phú và đa dạng. Hội An vừa có đô thị cổ, đô thị cũ, đô thị mới; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có hải đảo tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thổ, hải sản...Phần lớn diện tích tự nhiên của Hội An được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.

Địa hình Hội An nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,015o. Địa hình các vùng đồng bằng của Hội An chia thành ba vùng:

Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ dốc Lai Nghi địa bàn phường Thanh Hà, sang xã Cẩm Hà, qua phường Cẩm An, chạy dọc biển xuống phường Cửa Đại, kết nối với vùng cát phía Đông huyện Điện Bàn (giáp các xã Điện Nam, Điện Dương).

Vùng thấp trũng gồm các phường Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Châu và xã Cẩm Kim bờ Nam sông Thu Bồn.

Vùng mặt nước sông ngòi gồm phần lớn diện tích xã Cẩm Thanh.

Địa hình hải đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ có hình chóp cụt, độ cao lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 – 517m. Đảo lớn nhất là Hòn Lao có một dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chia Hòn Lao thành hai sườn có địa thế khác nhau: sườn Đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi rất hiểm trở; sườn Tây dốc thoải, ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển.

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, ở Hội An không có mùa đông lạnh. Mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Nhiệt độ không khí ở Hội An lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6oC, cao nhất là 39,8oC, thấp nhất là 22,8oC. Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9,10,11 hàng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.

Chế độ sóng và dòng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa. Chế độ mực nước sông Thu Bồn, Trường Giang, Đế Võng phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém biên độ triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12%).

Địa lý hành chính - dân cư:

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, gồm 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Tân Hiệp (cụm đảo Cù Lao Chàm). Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An.

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, dân số toàn thành phố có 88.933 người, trong đó nữ có 45.269 người, chiếm tỉ lệ 50,90%, bình quân nhân khẩu gần 4 người/hộ. Địa bàn thành thị có 68.639 người, trong đó có nữ 34.794 người, chiếm tỉ lệ 50,69%, bình quân nhân khẩu hơn 4 người/hộ. Địa bàn nông thôn có 20.294 người, trong đó nữ có 10.475 người, chiếm tỉ lệ 51,69%, bình quân nhân khẩu dưới 4 người/hộ. Dân số thường trú các xã phường quản lý gồm 85.805 người, trong đó nữ có 42.6512 người. Dân số là sinh viên các trường học, trường dạy nghề thuê ở trọ tại các địa phương (chủ yếu ở các phường Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu và Cẩm Phô) gồm 1.042 người, trong đó 287 nữ. Dân số là nhân khẩu đặc thù (bao gồm sinh viên ở các ký túc xá của các trường, nhân khẩu ở khu điều dưỡng thương binh nặng, trại xã hội, các cơ sở tôn giáo...) gồm 2.086 người, trong đó có 726 nữ. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An.

Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác.

Những giá trị truyền thống:

Diễn trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa quyết định đến diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa dạng, phong phú và đậm bản sắc đặc trưng.

Có thể nói hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An; với hơn 1.350 di tích, trong đó có 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng - miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng và đều góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trong đó, hạt nhân cơ bản là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ được xem như một “bảo tàng sống”, bởi từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thường diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trưng của con người Hội An.

Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm - Việt - Hoa - Nhật - Ấn và các nước Phương Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lưu là hệ thống các phong tục tập quán- tín ngưỡng của cộng đồng cư dân Việt và cộng đồng cư dân gốc Hoa.

Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sông nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá Ông- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xô cộ...Ngoài ra còn có các lễ hội tế Xuân, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm - nghề khai thác Yến sào...Và những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ niệm những ngày lễ lớn được tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cư và du khách.

Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phô...cùng với nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An còn có kho tàng văn nghệ dân gian muôn hình muôn vẻ như những truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hò khoan trữ tình, những câu dân ca- bài chòi nồng thắm...

Cùng với những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người Hội An còn đậm đà truyền thống yêu nước và cách mạng. Hội An là quê hương sinh ra chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu- lãnh tụ của Nghĩa Hội Quảng Nam với cuộc khởi nghĩa oanh liệt chống Pháp từ 1885-1888; ngay trên mảnh đất Hội An cũng có nhiều văn thân, chí sĩ đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa như: Trần Trung Tri, Lương Như Bích ở làng Cẩm Phô; Nguyễn Bính ở Sơn Phô; ông Tuy, ông Nhạc ở Phước Trạch; Châu Thượng Văn ở Minh Hương.

Phong trào Cần Vương vừa kết thúc thì ở Quảng Nam tiếp tục dấy lên các cuộc vận động cách mạng sôi nổi gắn với tên tuổi của Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu...Hội An là trung tâm của các trào lưu yêu nước lúc bấy giờ, là nơi tổ chức các cuộc họp kín, bí mật đón tiếp, gặp gỡ các nhà yêu nước trong Nam ngoài Bắc bàn thế sự. Hội An là địa bàn trọng yếu của phong trào chống thuế bùng nổ năm 1908 và của cuộc khởi nghĩa do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo năm 1916.

Ngay từ đầu thế kỷ XX, những thanh niên yêu nước đã sớm tìm đến ánh sáng con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Từ tháng 10-1927 ở Hội An đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ngày 28-3-1930, tại Hội An, Tỉnh ủy lâm thời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được thành lập và là địa bàn đóng cơ quan bí mật của Tỉnh ủy Quảng Nam. Tháng 4-1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Hội An ra đời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân. Ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở Hội An thắng lợi, trở thành một trong bốn Tỉnh lỵ giành được chính quyền sớm nhất của cả nước trong Cách mạng Tháng Tám.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hội An là thị xã tỉnh lỵ của Quảng Nam, thuộc vùng địch tạm chiếm, đóng các cơ quan đầu não. Tuy vậy, phong trào nhân dân du kích chiến tranh của quân và dân thị xã phát triển ngày càng mạnh, lập nên nhiều chiến công vang dội; đặc biệt là kỳ tích đột nhập vào trung tâm nội ô bắt sống Tỉnh trưởng bù nhìn, được Bác Hồ khen tặng khẩu súng các-bin.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hội An tiếp tục là thị xã tỉnh lỵ của Quảng Nam, trở thành một chiến trường trọng điểm, ác liệt. Đảng bộ Hội An đã lãnh đạo quân và dân thị xã kiên cường chiến đấu trên mọi mặt trận với kẻ thù, ghi dấu nhiều chiến công hiển hách.

Sau ngày quê hương được giải phóng, đất nước thống nhất; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Diện mạo phố thị, làng quê, hải đảo ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, Hội An tiếp tục có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực miền Trung và cả nước.

Với những thành tích nổi bật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống cách mạng và xây dựng quê hương; Đảng bộ và nhân dân Hội An đã vinh dự nhận được nhiều danh hiệu cao quý:

* Ngày 22/8/1998, cán bộ và nhân dân Hội An được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân. Trong toàn thành phố có 8/13 xã/phường, 2 đơn vị vũ trang và 15 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao qúy này và 175 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh hùng.
* Ngày 04/12/1999, Đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới và sau đó được trao tặng 4 giải thưởng về các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

* Ngày 24-8-2000, Cán bộ và nhân dân Hội An được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới". Ngoài ra còn có 3 đơn vị và 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu này.

* Năm 2005, Hội An được Trung ương và tỉnh công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng Thị xã văn hóa giai đoạn 2001 - 2005, là Đô thị văn hóa đầu tiên và điển hình của cả nước. 
* Ngày 26/5/2009, hệ sinh thái Cù lao Chàm – Hội An đã được UNESCO chính thức đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Định hướng phát triển:

Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI (năm 2010) xác định phương hướng: “Học tập, rèn luyện theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ gìn và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, bản sắc văn hóa và truyền thống anh hùng; đổi mới cách tiếp cận, cách nghĩ và cách làm trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tranh thủ thời cơ, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, chuẩn bị cho thời kỳ mới phát triển bền vững của Hội An - thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”.

Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh các quan điểm và mục tiêu:

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo dựng mô hình phát triển bền vững, đến 2015 phấn đấu xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại 2, một trung tâm du lịch của quốc gia, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn đầu trong lộ trình xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái.

- Văn hóa và sinh thái là hai nền tảng cơ bản trong tiến trình phát triển kinh tế của thành phố; phát triển kinh tế trên nền tảng và động lực của văn hóa, đồng thời nhằm mục tiêu phát triển văn hóa và bồi đắp sinh thái. Đó là sự phát triển biện chứng và là con đường phát triển bền vững của Hội An. Trên cơ sở nắm vững và vận hành đúng đắn mối quan hệ kinh tế - văn hóa - sinh thái, tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với nhóm ngành Du lịch - Dịch vụ - Thương mại giữ vai trò chủ đạo; các ngành nghề tiểu thủ công phát triển đa dạng, một số ngành công nghiệp sạch được lựa chọn kỹ; nông nghiệp chuyển dần theo hướng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại; từng bước phát triển kinh tế biển phù hợp với trình độ và năng lực của các thành phần kinh tế.

- Xây dựng và phát triển thành phố đảm bảo cân đối giữa các lĩnh vực và các khu vực, giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; chăm lo giáo dục, y tế, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương pháp luật; tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân - nhất là ở những khu vực còn khó khăn.

Điều then chốt là chăm lo đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Trước mắt cũng như lâu dài phải xác lập mục tiêu vì sự tiến bộ của con người Hội An trong thời kỳ mới, xây dựng con người phát triển toàn diện, đặt con người ở vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể trong toàn bộ quá trình phát triển. Tạo dựng môi trường tốt nhất để khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng, động viên mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố phát huy ý chí tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.