Công điện khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá

Ngày 12/06/2021 00:00:00

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 90km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

 IMG-5024.PNG

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 22 giờ ngày 12/6, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 120 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Để chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND thành phố khuyến cáo người dân và yêu cầu UBND các phường, xã; các phòng, ban, đơn vị thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

2.  Các  hộ dân chằng chống, gia cố nhà cửa, đảm bảo an toàn, nhất là các hộ gia đình có nhà cửa chưa kiên cố, các hộ sống ngoài đê.

3,  Rà soát các cây xanh, cột điện, cột thu phát sóng ... có khả năng gãy đổ, mất an toàn. Có biện pháp gia cố, chặt hạ, tháo dỡ phù hợp và cảnh báo để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

4,  Kiểm tra trên các tuyến đường giao thông phát hiện các nắp cống bị mất, tấm đan rãnh, bị sập; đặc biệt là các điểm có nguy cơ ngập lụt sâu; có biện pháp hướng dẫn, cảnh báo cho người tham gia giao thông biết để đảm bảo an toàn khi có ngập lụt.

5, Các  chủ trang trại, hộ chăn nuôi cá thể, các hộ nuôi trồng thủy sản có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với các hộ ngoài đê, không để người dân ở lại trang trại, lồng bè nuôi trồng thủy sản.

6, Các  đơn vị nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tạm dừng thi công cho đến khi bão tan; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình khi mưa to, gió lớn; thu dọn công trường, bảo vệ các công trình, chằng chống, không để vật tư, vật liệu bay rơi gây nguy hiểm; bố trí nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

7, Đối với các phường, xã có đê cần chuẩn bị đầy đủ các vật tư, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực sẵn sàng hộ đê khi có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đê điều. Phối hợp với Hạt Quản lý đê thành phố rà soát hiện trạng đê điều, các công trình trên đê (cống dưới đê, kè, điếm canh đê...), nhất là các vị trí xung yếu, kịp thời phát hiện các sự cố để thông tin và xử lý. Sẵn sàng phương án di dân khi có lũ lớn xảy ra. Kiểm tra các bến phà, đò ngang, bến thủy nội địa, nhà xưởng ven sông chỉ đạo phương án neo đậu, chằng chống phương tiện; tạm dừng hoạt động khi mưa lũ lớn, không đảm bảo an toàn; không để người ở lại trên các phương tiện khi có mưa bão xảy ra. Các hộ dân sông nước, không ở lại trên thuyền, không vớt củi trên sông  khi có mưa lũ lớn xảy ra.

8, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường học trên địa bàn có biện pháp chằng chống, gia cố nhà cửa, bảo vệ các trường học; rà soát các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trong khuôn viên trường học, có biện pháp cảnh báo, gia cố, chặt hạ nếu cần thiết.

9, Công an thành phố triển khai lực lượng phân luồng, điều phối, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để triển khai ngay các phương án, kế hoạch tìm kiếm kịp thời cứu nạn, cứu hộ, di dân khi có yêu cầu.

10, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố; Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Thanh Hóa sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

11, Các đơn vị có liên qua của thành phố cần  chủ động,  sẵn sàng triển khai phương án  PCTT&TKCN. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai thành phố để theo dõi và chỉ đạo./.



BBT

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá

Đăng lúc: 12/06/2021 00:00:00 (GMT+7)

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 90km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

 IMG-5024.PNG

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 22 giờ ngày 12/6, vị trí tâm bão ở khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 120 km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Để chủ động ứng phó với diễn biến thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND thành phố khuyến cáo người dân và yêu cầu UBND các phường, xã; các phòng, ban, đơn vị thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

2.  Các  hộ dân chằng chống, gia cố nhà cửa, đảm bảo an toàn, nhất là các hộ gia đình có nhà cửa chưa kiên cố, các hộ sống ngoài đê.

3,  Rà soát các cây xanh, cột điện, cột thu phát sóng ... có khả năng gãy đổ, mất an toàn. Có biện pháp gia cố, chặt hạ, tháo dỡ phù hợp và cảnh báo để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

4,  Kiểm tra trên các tuyến đường giao thông phát hiện các nắp cống bị mất, tấm đan rãnh, bị sập; đặc biệt là các điểm có nguy cơ ngập lụt sâu; có biện pháp hướng dẫn, cảnh báo cho người tham gia giao thông biết để đảm bảo an toàn khi có ngập lụt.

5, Các  chủ trang trại, hộ chăn nuôi cá thể, các hộ nuôi trồng thủy sản có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với các hộ ngoài đê, không để người dân ở lại trang trại, lồng bè nuôi trồng thủy sản.

6, Các  đơn vị nhà thầu thi công các công trình trên địa bàn tạm dừng thi công cho đến khi bão tan; có phương án đảm bảo an toàn cho công trình khi mưa to, gió lớn; thu dọn công trường, bảo vệ các công trình, chằng chống, không để vật tư, vật liệu bay rơi gây nguy hiểm; bố trí nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

7, Đối với các phường, xã có đê cần chuẩn bị đầy đủ các vật tư, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực sẵn sàng hộ đê khi có sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn đê điều. Phối hợp với Hạt Quản lý đê thành phố rà soát hiện trạng đê điều, các công trình trên đê (cống dưới đê, kè, điếm canh đê...), nhất là các vị trí xung yếu, kịp thời phát hiện các sự cố để thông tin và xử lý. Sẵn sàng phương án di dân khi có lũ lớn xảy ra. Kiểm tra các bến phà, đò ngang, bến thủy nội địa, nhà xưởng ven sông chỉ đạo phương án neo đậu, chằng chống phương tiện; tạm dừng hoạt động khi mưa lũ lớn, không đảm bảo an toàn; không để người ở lại trên các phương tiện khi có mưa bão xảy ra. Các hộ dân sông nước, không ở lại trên thuyền, không vớt củi trên sông  khi có mưa lũ lớn xảy ra.

8, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường học trên địa bàn có biện pháp chằng chống, gia cố nhà cửa, bảo vệ các trường học; rà soát các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trong khuôn viên trường học, có biện pháp cảnh báo, gia cố, chặt hạ nếu cần thiết.

9, Công an thành phố triển khai lực lượng phân luồng, điều phối, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để triển khai ngay các phương án, kế hoạch tìm kiếm kịp thời cứu nạn, cứu hộ, di dân khi có yêu cầu.

10, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố; Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Thanh Hóa sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

11, Các đơn vị có liên qua của thành phố cần  chủ động,  sẵn sàng triển khai phương án  PCTT&TKCN. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai thành phố để theo dõi và chỉ đạo./.



BBT