Di chỉ Khảo cổ học văn hoá Đông Sơn - di tích cấp Quốc gia

Ngày 18/10/2018 16:41:06

Di chỉ KCH văn hóa Đông Sơn gồm 2 khu vực chính là ven bờ nam sông Mã và trong làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).

 
 
Di chỉ khảo cổ đông sơn - đánh dấu một bước phát triển của nền văn minh nhân loại​

 
Với phát hiện của ông Nguyễn Văn Nắm (ông Kiểm Đạt) năm 1924 về một số đồ đồng nằm trong lòng đất khi sông bị lở, và các công bố sau này của trường Viễn Đông Bác Cổ trên tạp chí khoa học, làng Đông Sơn trở thành nổi tiếng thế giới dành cho “thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”, định danh cho nền “văn hóa Đông Sơn” của Việt Nam, là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam, tồn tại vào thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ I-II sau CN. Đây là phát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam; cho thấy làng Đông Sơn là một trong những làng Việt cổ xuất hiện từ rất sớm, tồn tại phát triển liên tục cho tới ngày nay; từ sự liên kết chặt chẽ và mang tính cộng đồng cao, cư dân Đông Sơn đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Sau hơn 80 năm đã có 7 lần khai quật khảo cổ học tại làng Đông Sơn với quy mô lớn. Tổng diện tích khai quật lên đến 2.214m2, điển hình là những nhóm di vật, nhóm công cụ sản xuất, nhóm nhạc cụ, nhóm mộ táng. Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) đã công nhận khu vực di chỉ này là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 315-VH/VP ngày 28/4/1962, bao gồm: Khu vực núi Đông Sơn và từ núi ra đến bờ sông Mã, từ cầu Hàm Rồng vào thôn Đông Sơn thuộc xã Đông Giang (nay là phường Hàm Rồng). Sau các cuộc khai quật, khu vực khảo cổ ven bờ sông Mã được phân về cho các cơ quan xí nghiệp, các hố khảo cổ được lấp lại để bảo quản. Hố khảo cổ trong làng Đông Sơn nằm phía Bắc làng, được giữ lại làm hố trưng bày ngoài trời để phục vụ tham quan, mới được xây dựng nhà bao che đơn giản năm 2013.
 

- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích Di chỉ Khảo cổ học văn hóa Đông Sơn là 45,032 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 45,032 ha.


(Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố)

Di chỉ Khảo cổ học văn hoá Đông Sơn - di tích cấp Quốc gia

Đăng lúc: 18/10/2018 16:41:06 (GMT+7)

Di chỉ KCH văn hóa Đông Sơn gồm 2 khu vực chính là ven bờ nam sông Mã và trong làng cổ Đông Sơn (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).

 
 
Di chỉ khảo cổ đông sơn - đánh dấu một bước phát triển của nền văn minh nhân loại​

 
Với phát hiện của ông Nguyễn Văn Nắm (ông Kiểm Đạt) năm 1924 về một số đồ đồng nằm trong lòng đất khi sông bị lở, và các công bố sau này của trường Viễn Đông Bác Cổ trên tạp chí khoa học, làng Đông Sơn trở thành nổi tiếng thế giới dành cho “thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”, định danh cho nền “văn hóa Đông Sơn” của Việt Nam, là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam, tồn tại vào thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ I-II sau CN. Đây là phát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam; cho thấy làng Đông Sơn là một trong những làng Việt cổ xuất hiện từ rất sớm, tồn tại phát triển liên tục cho tới ngày nay; từ sự liên kết chặt chẽ và mang tính cộng đồng cao, cư dân Đông Sơn đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Sau hơn 80 năm đã có 7 lần khai quật khảo cổ học tại làng Đông Sơn với quy mô lớn. Tổng diện tích khai quật lên đến 2.214m2, điển hình là những nhóm di vật, nhóm công cụ sản xuất, nhóm nhạc cụ, nhóm mộ táng. Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) đã công nhận khu vực di chỉ này là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 315-VH/VP ngày 28/4/1962, bao gồm: Khu vực núi Đông Sơn và từ núi ra đến bờ sông Mã, từ cầu Hàm Rồng vào thôn Đông Sơn thuộc xã Đông Giang (nay là phường Hàm Rồng). Sau các cuộc khai quật, khu vực khảo cổ ven bờ sông Mã được phân về cho các cơ quan xí nghiệp, các hố khảo cổ được lấp lại để bảo quản. Hố khảo cổ trong làng Đông Sơn nằm phía Bắc làng, được giữ lại làm hố trưng bày ngoài trời để phục vụ tham quan, mới được xây dựng nhà bao che đơn giản năm 2013.
 

- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích Di chỉ Khảo cổ học văn hóa Đông Sơn là 45,032 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 45,032 ha.


(Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố)