Động Long Quang
Ngày 18/10/2018 16:41:06
Động Long Quang (còn gọi là hang Mắt Rồng) nằm ngay trên núi Rồng, sát bờ Bắc sông Mã.
Động Long quang - thắng cảnh đẹp xứ Thanh
Đây là thắng cảnh đẹp của xứ Thanh, từ xa xưa đã là nơi du lãm, ngâm vịnh thơ ca của các bậc vua chúa, tao nhân mặc khách các triều đại như: Các vua nhà Lê, Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh… Động nằm ở giữa, thông suốt hai bên núi đầu Rồng, đúng vị trí đôi mắt của Rồng. Cửa động mở ra hai phía Đông Bắc - Tây Nam, con mắt phải nhìn về hướng Tây Nam, xưa kia là Hạc Thành, nay là thành phố Thanh Hoá; con mắt trái nhìn về hướng Đông Bắc, một vùng đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh. Hiện nay, trên trần hang, vách đá còn lưu giữ các bia ma nhai đề thơ của vua Lê Thánh Tông (năm 1478), vua Lê Hiến Tông (năm 1501). Thời kỳ chống Mỹ phá hoại cầu Hàm Rồng (1965 - 1972), hang là nơi làm việc của đồn Công an bảo vệ cầu. Khu vực di tích hang Mắt Rồng mới được cải tạo lối vào. Vị trí của di tích như sau: Phía Nam giáp đường giao thông, phía Tây và phía Bắc giáp núi đá, phía Đông giáp sông Mã và cầu Hàm Rồng.
- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích hang Mắt Rồng là 0,1 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 0,1 ha.
(Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố)
Động Long Quang
Đăng lúc: 18/10/2018 16:41:06 (GMT+7)
Động Long Quang (còn gọi là hang Mắt Rồng) nằm ngay trên núi Rồng, sát bờ Bắc sông Mã.
Động Long quang - thắng cảnh đẹp xứ Thanh
Đây là thắng cảnh đẹp của xứ Thanh, từ xa xưa đã là nơi du lãm, ngâm vịnh thơ ca của các bậc vua chúa, tao nhân mặc khách các triều đại như: Các vua nhà Lê, Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh… Động nằm ở giữa, thông suốt hai bên núi đầu Rồng, đúng vị trí đôi mắt của Rồng. Cửa động mở ra hai phía Đông Bắc - Tây Nam, con mắt phải nhìn về hướng Tây Nam, xưa kia là Hạc Thành, nay là thành phố Thanh Hoá; con mắt trái nhìn về hướng Đông Bắc, một vùng đồng bằng rộng lớn của xứ Thanh. Hiện nay, trên trần hang, vách đá còn lưu giữ các bia ma nhai đề thơ của vua Lê Thánh Tông (năm 1478), vua Lê Hiến Tông (năm 1501). Thời kỳ chống Mỹ phá hoại cầu Hàm Rồng (1965 - 1972), hang là nơi làm việc của đồn Công an bảo vệ cầu. Khu vực di tích hang Mắt Rồng mới được cải tạo lối vào. Vị trí của di tích như sau: Phía Nam giáp đường giao thông, phía Tây và phía Bắc giáp núi đá, phía Đông giáp sông Mã và cầu Hàm Rồng.
- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích hang Mắt Rồng là 0,1 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 0,1 ha.
(Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố)