Núi Ngọc - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Ngày 18/10/2018 16:41:14

Núi Ngọc (còn gọi là núi Châu Phong, núi Con Nít) nằm độc lập phía Nam cầu Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa

  
Lá Cờ Tổ Quốc trên đỉnh núi ngọc

Đây là quả núi nhỏ, đá xếp tầng tầng lớp lớp, đỉnh vút cao như ngọn lửa, cùng với núi Hàm Rồng có hình dáng như “Rồng vờn ngọc”. Đây là một trong những điểm danh thắng trong cụm núi Hàm Rồng, từ trên đỉnh núi Ngọc có thể nhìn được toàn cảnh núi Hàm Rồng, đồi Quyết Thắng. Đây là nơi in đậm bao dấu tích hào hùng, những kỳ tích thần kỳ chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên của nhân dân xứ Thanh. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, dưới chân núi Ngọc là hầm đồn trú của Đội cầu 19/5 anh hùng, đây là “tiền tuyến” của những người công nhân cảm tử, bảo vệ cầu về mặt kỹ thuật, cùng với các lực lượng Phòng không giữ gìn cây cầu huyết mạch qua dòng sông Mã. Trong ngày 3-4/4/1965, trên đỉnh núi Ngọc, nơi có cột cờ Tổ quốc là trận địa của tổ trung liên gồm 3 chiến sĩ trẻ, kiên cường bám trụ chiến đấu một mất một còn, đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ với lời thề “Chúng tôi quyết tâm làm tròn nhiệm vụ, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để tiêu diệt địch”. Ngày 21/12/1975, núi Ngọc được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 09-VH/QĐ. Di tích núi Ngọc có vị trí như sau: Phía Bắc giáp đường giao thông, phía Tây giáp sông Mã và cầu Hàm Rồng, phía Nam - phía Đông giáp đường đê sông Mã và khu dân cư.

- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích núi Ngọc là 1,76 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 1,76 ha.

Núi Ngọc - di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Đăng lúc: 18/10/2018 16:41:14 (GMT+7)

Núi Ngọc (còn gọi là núi Châu Phong, núi Con Nít) nằm độc lập phía Nam cầu Hàm Rồng, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa

  
Lá Cờ Tổ Quốc trên đỉnh núi ngọc

Đây là quả núi nhỏ, đá xếp tầng tầng lớp lớp, đỉnh vút cao như ngọn lửa, cùng với núi Hàm Rồng có hình dáng như “Rồng vờn ngọc”. Đây là một trong những điểm danh thắng trong cụm núi Hàm Rồng, từ trên đỉnh núi Ngọc có thể nhìn được toàn cảnh núi Hàm Rồng, đồi Quyết Thắng. Đây là nơi in đậm bao dấu tích hào hùng, những kỳ tích thần kỳ chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên của nhân dân xứ Thanh. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, dưới chân núi Ngọc là hầm đồn trú của Đội cầu 19/5 anh hùng, đây là “tiền tuyến” của những người công nhân cảm tử, bảo vệ cầu về mặt kỹ thuật, cùng với các lực lượng Phòng không giữ gìn cây cầu huyết mạch qua dòng sông Mã. Trong ngày 3-4/4/1965, trên đỉnh núi Ngọc, nơi có cột cờ Tổ quốc là trận địa của tổ trung liên gồm 3 chiến sĩ trẻ, kiên cường bám trụ chiến đấu một mất một còn, đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ với lời thề “Chúng tôi quyết tâm làm tròn nhiệm vụ, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để tiêu diệt địch”. Ngày 21/12/1975, núi Ngọc được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 09-VH/QĐ. Di tích núi Ngọc có vị trí như sau: Phía Bắc giáp đường giao thông, phía Tây giáp sông Mã và cầu Hàm Rồng, phía Nam - phía Đông giáp đường đê sông Mã và khu dân cư.

- Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích núi Ngọc là 1,76 ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 1,76 ha.