Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Địa chỉ: đường Long Quang, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG
1. Chức năng, nhiệm vụ, thông tin liên hệ của Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá
a/ Chức năng, nhiệm vụ (Căn cứ Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá)
- Chức năng:
Giúp UBND thành phố Thanh Hoá trực tiếp tổ chức quản lý các di tích lịch sử, văn hoá Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch trong Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hàm Rồng; tổ chức thực hiện quy hoạch, kêu gọi và quản lý các dự án đầu tư vào Khu di tích lịch sử, văn hoá Hàm Rồng.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch hằng năm, 5 năm và dài hạn về quản lý, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hàm Rồng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi phê duyệt.
+ Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật, phục dựng, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; từng bước phục hồi, làm rõ và tích hợp giá trị văn hoá Đông Sơn, lịch sử văn hoá các công trình tôn giáo tín ngưỡng dân gian và lịch sử cách mạng trong không gian danh thắng Hàm Rồng. Sưu tầm, bảo quản hiện vật, tổ chức trưng bày kết hợp tuyên truyền nhằm phát huy tối đa giá trị Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, nhằm phục vụ khách tham quan, du lịch và nghiên cứu khoa học. Lồng ghép hình ảnh làng truyền thống Đông Sơn, di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hoá, làm sống lại các giá trị của di tích, góp phần giáo dục, truyền bá trong và ngoài nước về một trong những cái nôi của người Việt cổ, về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc và của xứ Thanh.
+ Quản lý và bảo vệ các di tích hiện hữu, các công trình văn hóa, du lịch và các công trình phụ cận phục vụ cho việc quản lý di tích thuộc phạm vi Khu di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng; tránh tình trạng lấn chiếm, xuống cấp của di tích, phục hồi di tích đã mất trên cơ sở khoa học và tạo các sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ du lịch; thực hiện cắm mốc giới hạn và mốc giới bảo vệ khu di tích.
+ Lập và kêu gọi các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp vào thực hịên các dự án đầu tư bảo tồn, phục hồi, tôn tạo di tích, dự án các công trình hỗ trợ phát huy giá trị di tích, các dự án nâng cao năng lực bảo vệ di tích và phục vụ di tích, bảo tồn các danh lam thắng cảnh trong Khu di tích; đầu tư xây dựng và làm chủ các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo các di tích, các công trình văn hóa, du lịch, các công trình nâng cấp hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường dân sinh thuộc khu di tích khi được cấp có thẩm quyền giao.
+ Tư vấn, dịch vụ và tổ chức các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trong Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu trong và ngoài tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho khu du lịch; thu phí, lệ phí dịch vụ và quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, bảo vệ, chăm sóc, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư xây dựng và phát triển rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; bảo tồn các hệ sinh thái, các loài động, thực vật hoang dã, phục hồi tài nguyên rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, cảnh quan và thiên nhiên; bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan và đảm bảo an ninh trật tự trong Khu di tích. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, khai thác hạ tầng, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng theo quy định của Pháp luật.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề án, dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo, nâng cao và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Quản lý, làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố theo quy định của Pháp luật, khi được UBND thành phố và cấp có thẩm quyền giao.
+ Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức và người lao động; tài chính, tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định của Pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thành phố Thanh Hóa và của UBND tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do các cấp có thẩm quyền giao.
b/ Thông tin liên hệ
+ Họ và tên người đứng đầu: Ông Lê Hoàng - Giám đốc Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
+ Địa chỉ: đường Long Quang, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
+ Điện thoại: 037 8622 240.
+ Email: Hamrongthanhhoacity@gmail.com.
+ Web site của đơn vị: lichsuvanhoahamrong.gov.vn.
2. Danh sách cán bộ, viên chứcBan:
STT | Họ tên | Ngày tháng năm sinh | Chức danh | Số điện thoại |
1 | Lê Hoàng | 18.12.1978 | GĐ Ban, Bí thư CB | 0838 369 999 |
2 | Nguyễn Huy Hải | 15.10.1982 | Phó Giám đốc Ban | 0949142372 |
3 | Trương Ngọc Tuấn | 20.11.1973 | Viên chức | 0906146468 |
4 | Đỗ Thị Dương | 01.03.1974 | Viên chức | 0914310100 |
II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồngthành phố Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở kiện toàn Ban quản lý dự án Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng và các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố với chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý trên 3 lĩnh vực chính là quản lý các di tích thuộc khu du lịch văn hóa lịch sử Hàm Rồng và di tích Thái miếu nhà Hậu Lê; quản lý Rừng đặc dụng Hàm Rồng; quản lý các dự án.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã bám sát các nội dung kế hoạch, dự án, đề án, chương trình công tác của UBND tỉnh, UBND thành phố làm cơ sở triển khai các nội dung công việc. Tập thể cán bộ viên chức Ban đã đoàn kết, chung sức, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đặt ra trên các lĩnh vực được giao quản lý, cụ thể như sau:
* Công tác xây dựng bộ máy: Xây dựng và trình Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025.
* Công tác quản lý, phát huy giá trị di tích và dịch vụ du lịch:
- Nghiêm túc chấp hành văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành trong công tác quản lý di tích và phát triển du lịch, nhất là các văn bản chỉ đạo về ứng phó với đại dịch Covid 19 tại các điểm di tích;
- Tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng: phục vụ chu đáo lễ viếng, lễ dâng hương cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương và du khách thập phương tại Đền thờ Các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ Hàm Rồng tỉnh Thanh Hóa; Thường trực hướng dẫn các đoàn khách đến tham quan tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng; Tham gia các hoạt động văn hóa trong Khu DLVH Hàm Rồng;
- Công tác quản lý tại Di tích Thái miếu nhà Hậu Lê: tổ chức thành công Lễ hội 21,22 (vào tháng 8 âm lịch) hằng năm; Công tác phục vụ dâng hương, viết công đức, đón tiếp đại biểu tỉnh, thành phố, các bản hội trong và ngoài tỉnh chu đáo; Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tu bổ, tôn tạo di tích Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
* Công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCCR; Phối hợp với các đơn vị có liên quan (Hạt Kiểm lâm thành phố; Công an phường; Công an thành phố; các phường, xã, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn
); Ký các Bản cam kết thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy rừng; Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng bằng nhiều hình thức; Tăng cường tuần tra, kiểm tra cây Sưa.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng: Ban đã xây dựng Phương án phòng cháy chữa cháy rừng; Kiện toàn Ban chỉ đạo; Xây dựng chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo; Ban hành các Phương án, các Quyết định chỉ đạo thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; phát hiện kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh rừng;
* Công tác quản lý dự án:
Quản lý, làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố theo quy định của Pháp luật, khi được UBND thành phố và cấp có thẩm quyền giao.
Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Địa chỉ: đường Long Quang, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá
I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HÀM RỒNG
1. Chức năng, nhiệm vụ, thông tin liên hệ của Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá
a/ Chức năng, nhiệm vụ (Căn cứ Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc thành lập Ban quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá)
- Chức năng:
Giúp UBND thành phố Thanh Hoá trực tiếp tổ chức quản lý các di tích lịch sử, văn hoá Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch trong Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hàm Rồng; tổ chức thực hiện quy hoạch, kêu gọi và quản lý các dự án đầu tư vào Khu di tích lịch sử, văn hoá Hàm Rồng.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch hằng năm, 5 năm và dài hạn về quản lý, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hàm Rồng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi phê duyệt.
+ Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật, phục dựng, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; từng bước phục hồi, làm rõ và tích hợp giá trị văn hoá Đông Sơn, lịch sử văn hoá các công trình tôn giáo tín ngưỡng dân gian và lịch sử cách mạng trong không gian danh thắng Hàm Rồng. Sưu tầm, bảo quản hiện vật, tổ chức trưng bày kết hợp tuyên truyền nhằm phát huy tối đa giá trị Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, nhằm phục vụ khách tham quan, du lịch và nghiên cứu khoa học. Lồng ghép hình ảnh làng truyền thống Đông Sơn, di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hoá, làm sống lại các giá trị của di tích, góp phần giáo dục, truyền bá trong và ngoài nước về một trong những cái nôi của người Việt cổ, về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc và của xứ Thanh.
+ Quản lý và bảo vệ các di tích hiện hữu, các công trình văn hóa, du lịch và các công trình phụ cận phục vụ cho việc quản lý di tích thuộc phạm vi Khu di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng; tránh tình trạng lấn chiếm, xuống cấp của di tích, phục hồi di tích đã mất trên cơ sở khoa học và tạo các sản phẩm đa dạng, phong phú phục vụ du lịch; thực hiện cắm mốc giới hạn và mốc giới bảo vệ khu di tích.
+ Lập và kêu gọi các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp vào thực hịên các dự án đầu tư bảo tồn, phục hồi, tôn tạo di tích, dự án các công trình hỗ trợ phát huy giá trị di tích, các dự án nâng cao năng lực bảo vệ di tích và phục vụ di tích, bảo tồn các danh lam thắng cảnh trong Khu di tích; đầu tư xây dựng và làm chủ các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo các di tích, các công trình văn hóa, du lịch, các công trình nâng cấp hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường dân sinh thuộc khu di tích khi được cấp có thẩm quyền giao.
+ Tư vấn, dịch vụ và tổ chức các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trong Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng; tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu trong và ngoài tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho khu du lịch; thu phí, lệ phí dịch vụ và quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, bảo vệ, chăm sóc, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư xây dựng và phát triển rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; bảo tồn các hệ sinh thái, các loài động, thực vật hoang dã, phục hồi tài nguyên rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học, cảnh quan và thiên nhiên; bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan và đảm bảo an ninh trật tự trong Khu di tích. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, khai thác hạ tầng, đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng theo quy định của Pháp luật.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo chương trình, đề án, dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi, tôn tạo, nâng cao và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Quản lý, làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố theo quy định của Pháp luật, khi được UBND thành phố và cấp có thẩm quyền giao.
+ Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức và người lao động; tài chính, tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định của Pháp luật và phân công, phân cấp của UBND thành phố Thanh Hóa và của UBND tỉnh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do các cấp có thẩm quyền giao.
b/ Thông tin liên hệ
+ Họ và tên người đứng đầu: Ông Lê Hoàng - Giám đốc Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
+ Địa chỉ: đường Long Quang, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá.
+ Điện thoại: 037 8622 240.
+ Email: Hamrongthanhhoacity@gmail.com.
+ Web site của đơn vị: lichsuvanhoahamrong.gov.vn.
2. Danh sách cán bộ, viên chứcBan:
STT | Họ tên | Ngày tháng năm sinh | Chức danh | Số điện thoại |
1 | Lê Hoàng | 18.12.1978 | GĐ Ban, Bí thư CB | 0838 369 999 |
2 | Nguyễn Huy Hải | 15.10.1982 | Phó Giám đốc Ban | 0949142372 |
3 | Trương Ngọc Tuấn | 20.11.1973 | Viên chức | 0906146468 |
4 | Đỗ Thị Dương | 01.03.1974 | Viên chức | 0914310100 |
II. CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ
Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồngthành phố Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 13/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở kiện toàn Ban quản lý dự án Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng và các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố với chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý trên 3 lĩnh vực chính là quản lý các di tích thuộc khu du lịch văn hóa lịch sử Hàm Rồng và di tích Thái miếu nhà Hậu Lê; quản lý Rừng đặc dụng Hàm Rồng; quản lý các dự án.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã bám sát các nội dung kế hoạch, dự án, đề án, chương trình công tác của UBND tỉnh, UBND thành phố làm cơ sở triển khai các nội dung công việc. Tập thể cán bộ viên chức Ban đã đoàn kết, chung sức, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đặt ra trên các lĩnh vực được giao quản lý, cụ thể như sau:
* Công tác xây dựng bộ máy: Xây dựng và trình Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025.
* Công tác quản lý, phát huy giá trị di tích và dịch vụ du lịch:
- Nghiêm túc chấp hành văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành trong công tác quản lý di tích và phát triển du lịch, nhất là các văn bản chỉ đạo về ứng phó với đại dịch Covid 19 tại các điểm di tích;
- Tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng: phục vụ chu đáo lễ viếng, lễ dâng hương cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương và du khách thập phương tại Đền thờ Các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sỹ Hàm Rồng tỉnh Thanh Hóa; Thường trực hướng dẫn các đoàn khách đến tham quan tại Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng; Tham gia các hoạt động văn hóa trong Khu DLVH Hàm Rồng;
- Công tác quản lý tại Di tích Thái miếu nhà Hậu Lê: tổ chức thành công Lễ hội 21,22 (vào tháng 8 âm lịch) hằng năm; Công tác phục vụ dâng hương, viết công đức, đón tiếp đại biểu tỉnh, thành phố, các bản hội trong và ngoài tỉnh chu đáo; Đảm bảo tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tu bổ, tôn tạo di tích Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
* Công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCCR; Phối hợp với các đơn vị có liên quan (Hạt Kiểm lâm thành phố; Công an phường; Công an thành phố; các phường, xã, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn
); Ký các Bản cam kết thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy rừng; Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng bằng nhiều hình thức; Tăng cường tuần tra, kiểm tra cây Sưa.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo điều hành bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng: Ban đã xây dựng Phương án phòng cháy chữa cháy rừng; Kiện toàn Ban chỉ đạo; Xây dựng chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo; Ban hành các Phương án, các Quyết định chỉ đạo thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; phát hiện kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh rừng;
* Công tác quản lý dự án:
Quản lý, làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố theo quy định của Pháp luật, khi được UBND thành phố và cấp có thẩm quyền giao.