CHÙA ĐẠI BI VÀ THẮNG CẢNH MẬT SƠN
Ngày 22/06/2020 11:35:58
Nằm ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa, núi Mật Sơn - một ngọn núi mọc lên giữa đồng bằng bên cạnh sông nhà Lê, là ngọn núi đẹp nổi tiếng khắp miền xứ Thanh, đất Việt.
Chùa Đại Bi.
Với hình dáng độc đáo và kỳ thú của nó, từ xưa người đương thời đã đặt ra một số tên thật mỹ miều như là núi Ngọc Nữ, núi Kỳ Lân. Dưới chân núi, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi. Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung Hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm. Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi để thờ Phật, thờ mình cùng 6 bà phi. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.
Núi Kỳ Lân.
Lễ hội Chùa Đại Bi.
CHÙA ĐẠI BI VÀ THẮNG CẢNH MẬT SƠN
Đăng lúc: 22/06/2020 11:35:58 (GMT+7)
Nằm ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa, núi Mật Sơn - một ngọn núi mọc lên giữa đồng bằng bên cạnh sông nhà Lê, là ngọn núi đẹp nổi tiếng khắp miền xứ Thanh, đất Việt.
Chùa Đại Bi.
Với hình dáng độc đáo và kỳ thú của nó, từ xưa người đương thời đã đặt ra một số tên thật mỹ miều như là núi Ngọc Nữ, núi Kỳ Lân. Dưới chân núi, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi. Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung Hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm. Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi để thờ Phật, thờ mình cùng 6 bà phi. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.
Núi Kỳ Lân.
Lễ hội Chùa Đại Bi.