CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Ngày 05/11/2014 16:15:41
Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Tú tài Lê Nguyên Thành, người làng Đông Tác đã đứng ra nhận tội về mình, nhưng các bạn của ông cũng không khỏi bị kết án chung thân hay 9 năm đày ra Côn Lôn. Sách Vụ chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng, Ích Trí xuất bản, Huế 1946, cho biết đó là các vị: Nguyễn Xứng, Nguyễn Soạn, Nguyễn Lợi Thiệp quê Phương Khê, Nông Cống; Lê Trọng Nhị quê Cổ Định, Lê Duy Tá quê Nam Phố, Hoàng Văn Khải quê Ngô Xá, Thiệu Hoá, tri huyện Nguyễn Dữ Hàm và Ký lục Nguyễn Chí Tín, quê Đông Ngạc, Hà Nội; cửu phẩm Lê Văn Tiến quê Đại Bái, Đông Sơn. Vào thời gian ấy tất cả các vị đều cư ngụ tại Thị xã Thanh Hoá.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đô thị tỉnh lỵ của Tỉnh Thanh Hóa.
Về vị trí địa lý, phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa; phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Bắc và Đông Bắc giáphuyện Hoằng Hóa; phía Tây giáp huyện Đông Sơn; Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thành phố nằm trong tọa độ địa lý: 19o14’ – 19o46’ độ vĩ bắc và 105o45’ – 105o49’ độ kinh đông, nằm trên trục đường giao thông Bắc-Nam, cách Thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam; Quốc lộ 1A chạy giữa lòng Thành phố, song song là đường sắt xuyên Việt; cách biển Sầm Sơn 16 km về phía Đông; cách biên giới Việt-Lào 135 km về phía Tây, Thành phố không những có vị trí, vai trò rất quan trọng về quốc phòng-an ninh, mà còn là điểm giao thoa có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và nước bạn Lào.
Phần lớn đất đai Thành phố là vùng đất mới do phù sa của dòng sông Lễ (sông Hải Hán), sông Mã, sông Bồn Giang (một nhánh của sông Chu) tạo thành. Thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây lúa, các loại cây rau màu thực phẩm và một số loại cây công nghiệp.
Địa hình Thành phố ba phía Bắc, Tây, Nam đều có núi bao bọc, trong đó đáng chú ý là dãy núi Hàm Rồng nhấp nhô án ngữ phía Bắc.
Dòng sông Mã (sông Mẹ) chảy dài trên đất Thanh Hóa hơn 200km, đoạn chảy qua địa bàn Thành phố từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam khoảng 10km.
Trên dòng sông Mã có những cây cầu lớn vắt qua đôi bờ, như cầu Hàm Rồng (được thực dân Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX); cầu Hoàng Long (được xây dựng trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương).
Từ buổi hồng hoang, dòng sông Lễ (sông Hải Hán) chuyển tải phù sa, lấp trũng, đến hôm nay đã trở thành một dòng sông chìm, sông tiêu mà đoạn đi qua Thọ Hạc có tên gọi Hạc Giang, nơi cửa sông có cầu Bốn Voi bắc qua. Dòng kênh Bố Vệ cắt ngang dòng sông Lễ nối dòng Bồn Giang chảy thẳng ra biển qua cửa Bố Vệ. Kênh Bến Ngự - Hương Bào do Vua Minh Mạng (1820- 1840) cho đào nối kênh Bố Vệ từ làng Tạnh Xá qua Hương Bào đến sông Mã.
Công trình âu thuyền Bến Ngự - đập Lễ Môn và kênh tiêu thủy Quảng Châu xây dựng trong những năm 60-70 của thế kỷ XX đã ngăn lũ, tiêu úng, tạo cho vùng đất Thành phố vốn lầy trũng thoát khỏi cảnh ngập lụt trong mùa mưa.
Hệ thống sông ngòi bao quanh Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho cư dân đô thị, góp phần tiêu úng, điều hòa môi trường sinh thái.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH LỴ THANH HÓA
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ rất sớm, Thanh Hóa đã là một địa vực hành chính tương đối ổn định.
Căn cứ vào truyền thuyết, dưới thời các Vua Hùng, Cửu Chân là một trong số 15 bộ hợp thành nước Văn Lang (đối chiếu với bản đồ, Cửu Chân tương đương với miền đất Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sau khi bị Triệu Đà thôn tính (năm 179 trước công nguyên), nước ta bị chia thành hai quận: Giao Chỉ (tương đương Bắc Bộ) và Cửu Chân (tương đương Bắc Trung Bộ). Dưới ách đô hộ nhà Hán, lần đầu tiên thấy xuất hiện Tư Phố, đóng vai trò “trị sở” của quận Cửu Chân.
Nằm trên hữu ngạn sông Mã là con sông lớn nhất của quận Cửu Chân. Vì thế Tư Phố là địa điểm rất thuận lợi để chọn đóng quận trị, nơi cắm mốc trên con đường hình thành, phát triển, tiến tới xác định tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay.
Từ năm 603, phong kiến phương Bắc hết triều đại nhà Tùy lại đến nhà Đường đem quân đánh chiếm nước Vạn Xuân, rồi thiết lập ách đô hộ. Nhà Tùy bỏ đơn vị hành chính châu (Giao Châu), lập lại các quận cũ, trong đó có quận Cửu Chân (Thanh Hóa). Dưới thời nhà Đường, đã bãi bỏ các quận để chia nước ta thành 12 châu, họp thành Giao Châu đô hộ phủ (tới năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ), quận Cửu Chân cũ (Thanh Hóa) từ năm 622 đổi thanh Châu Ái. Từ đời Tùy, quận trị Cửu Chân chuyển từ Tư Phố về Đông Phố (tức làng Đông Phố, xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn). Suốt thời kỳ đô hộ của nhà Đường, Đông Phố vẫn là quận trị của Cửu Chân.
Dưới triều Tiền Lê, các đơn vị hành chính trong nước được sắp xếp lại, chia thành các lộ, phủ, châu. Châu Ái (Thanh Hóa) với trị sở Đông Phố vẫn giữ vai trò quan trọng như trước.
Năm 1009, nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê, cả nước được chia làm 24 lộ, dưới lộ là các phủ, châu. Ái Châu đổi thành lộ “Thanh Hóa”, cũng gọi là phủ Thanh Hóa. Lỵ sở lộ Thanh Hóa thời này dời về Duy Tinh (gồm Vĩnh Lộc, Mỹ Lộc, Thuận Lộc, xã Văn Lộc, Hậu Lộc ngày nay). Duy Tinh là địa điểm thứ ba của trung tâm tỉnh Thanh Hóa trên con đường tiến về Thành phố ngày nay.
Đến thời Trần, 24 lộ thời Lý được đổi thành 12 lộ; lộ Thanh Hóa tương đương với đơn vị hành chính thời Lý. Năm 1397, lộ Thanh Hóa được đổi thành trấn Thanh Đô.
Sau khi nhà Hồ đoạt ngôi nhà Trần, lại đổi thành phủ Thiên Xương, cùng với Cửu Chân và Ái Châu hợp làm Tây Đô (để phân biệt với Thăng Long là Đồng Đô). Phủ Thiên Xương dưới thời nhà Hồ được đổi thành phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu và 11 huyện.
Sau khi thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và sáng lập ra triều Lê. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), vào năm 1466 đã điều chỉnh lại đơn vị hành chính, cả nước chia làm 12 đạo thừa tuyên, bãi bỏ một số đơn vị trung gian như trấn, lộ; đổi lộ làm phủ, đổi phủ làm châu, đặt thừa tuyên Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành thừa tuyên Thanh Hoa (tên gọi Thanh Hoa bắt đầu từ đây), lãnh 4 phủ, 16 huyện, 4 châu.
Dưới thời Lê-Mạc phân tranh, trung tâm của Thanh Hóa lúc này dời về Yên Trường (nay thuộc Thọ Lập, Thọ Xuân), nằm bên bờ trái sông Chu. Năm 1759, đời Lê Hiển Tông, trấn Thanh Hoa chia làm hai vùng, nội trấn là Thanh Hóa ngày nay, ngoại trấn là hai phủ Trường Yên và Thiên Quang của trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình). Lỵ sở nội trấn Thanh Hoa lại dời về địa điểm cũ là Dương Xá.
Sau khi đại thắng quân Thanh (1789), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Về tổ chức hành chính, đời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành.
Đến năm 1802, đời Gia Long, Thanh Hoa vẫn gọi là trấn, nhưng vùng ngoại trấn mới tách ghép với Bắc thành vào đời Tây Sơn đã được trả lại như cũ.
Sau khi dời tỉnh lỵ về địa điểm mới, tháng 5 năm Giáp Tý (1804), theo chỉ dụ của Vua Gia Long, Trấn thành Thanh Hoa được thành lập. Làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn được chọn để xây dựng Trấn lỵ. Lúc dời từ Dương Xá về Thọ Hạc, ngoài đất thôn Thọ Hạc, còn cắt thêm đất các thôn Phú Cốc, Mật Sơn, tất cả chia thành hai giáp: Đông Phố và Nam Phố. Giáp Đông Phố có 10 ấp: Văn Trường, Đông Trường, Tiền Nghĩa, Hậu Thành, Đông Lân, Đông Lạc, Tả Biên, Phú Mỹ, Hữu Biên, Bắc Biên. Giáp Nam Phố có 7 ấp: Tây Lý, Hữu Môn, Tiền Môn, Nhân Lý, Đông Lý, Nam Lý, Đông Thành.
Tháng 7 năm Giáp Tý (1804), do bão lụt, nhà vua bãi việc quân dân lấy đá xây Trấn thành. Đến năm Minh Mạng thứ 9 (năm 1828) mới khởi công xây dựng Trấn thành bằng gạch, đá. Năm đó được mùa nên việc xây dựng Trấn thành có nhiều thuận lợi, chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành.
Việc chọn Thọ Hạc làm nơi đặt tỉnh lỵ là một quyết định đúng đắn. Trước hết, nơi đây là đầu mối giao thông thuận lợi. Khác với các địa điểm đặt lỵ sở trước đây, Thọ Hạc nằm ngay trên trục đường bộ chính, nối liền hai miền Nam – Bắc. “Con đường thiên lý” đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đi lại của cư dân, binh lính, cũng như vận chuyển lương thực, hàng hóa vào thời bình và quân lương, vũ khí khi xảy ra chiến sự. Từ tỉnh lỵ có nhiều đường tỏa ra nối liền các phủ, huyện trong tỉnh, tới các châu lỵ miền rừng núi phía Tây, thông thương ra các tỉnh phía Bắc, vào phía Nam và sang Lào. Mạng lưới đường thủy cũng rất thuận tiện. Bên cạnh đó, tỉnh lỵ lại nằm ở một vùng liền kề nhiều địa phương có ngành nghề thủ công truyền thống khá phát triển.
Theo thuyết phong thủy thì Trấn thành được xây dựng trên lưng chim Hạc, vì vậy có tên là Hạc Thành. Câu ca:
“ Thanh Hoa thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”
Xuất hiện sau ngày xây dựng Trấn thành cho thấy vị trí đắc địa, cảnh thơ mộng của Trấn thành Thanh Hoa. Cùng lúc xây dựng Trấn thành là việc mở chợ tỉnh, chợ trâu, bò để lưu thông hàng hóa. Những phường nghề thủ công tập hợp lại dựng nên các phố Hàng Thao (làm nón quai thao), Hàng Đồng (buôn bán đồ đồng), Hàng Than, Hàng Thêu, Lò Chum… Dọc theo hai bên bờ, hữu ngạn là lò tiểu, tả ngạn là lò chum đã một thời nổi tiếng, gốm xứ Thanh nhộn nhịp trên bến, dưới thuyền, ngược xuôi ra Bắc, vào Nam, lan tỏa đến cả những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản,...
Thời đó, việc quản lý hành chính trong nội bộ Trấn thành do viên Thành Thủ úy đảm nhiệm. Nhân dân ở ngoài thành đều họp thành làng do Lý trưởng trông coi. Trên làng từ năm 1831 trở đi là tổng. Các làng ở tỉnh lỵ thuộc hai tổng Thọ Hạc và Bố Đức thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1841, Vua Thiệu Trị đổi tên Trấn thành Thanh Hoa thành Thanh Hóa.
Tháng 11-1885, thực dân Pháp đổ bộ vào Thanh Hóa. Tổng đốc Nguyễn Thuật và án sát Vương Duy Trinh mở cửa thành đầu hàng. Đến cuối năm 1886 đầu năm 1887, thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách thống trị lên nhân dân Thanh Hóa nói chung và tỉnh lỵ Thanh Hóa nói riêng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thuộc địa, trực tiếp nắm toàn quyền cai trị tỉnh lỵ, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành mở rộng địa giới hành chính và thay đổi tên gọi là thị xã, thành phố.
Ngày 12-7-1899 Vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập Thị xã Thanh Hóa. Tiếp đó là đạo dụ ngày 19-3-1901 của nhà vua, được Nghị định ngày 4-7-1901 của Khâm sứ Trung Kỳ phê chuẩn, thì từ đây quan lại Nam triều không còn quyền hành quản lý Thị xã. Viên Bang tá ăn lương theo ngạch Nam triều chỉ có nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng trong Thị xã. Bộ máy quản lý hành chính cơ sở vẫn được tiếp tục theo lối cũ. Phải đến năm 1918 mới thành lập các phường là: Tả Môn (Cửa Tả), Hữu Môn (Cửa Hữu), Bắc Môn (Cửa Hậu), Nam Môn (Cửa Tiền), Đông Lạc, Thành Thi, Nam Lý, Phú Cốc, Vân Trường, Bào Giang, Đức Thọ (Lò Chum) do Trưởng phường trông coi, dưới sự quản lý trực tiếp của Bang tá.
Nhằm đẩy nhanh chương trình khai thác thuộc địa, bóc lột nhân dân, ngày 31-5-1929 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định nâng cấp Thị xã Thanh Hóa lên Thành phố Thanh Hóa. Người đứng đầu chính quyền là Đốc lý do Công sứ chủ tỉnh kiêm nhiệm (Résident-maire). Hội đồng thành phố do Công sứ đứng đầu, Tổng đốc là trợ lý, cùng 2 thành viên người Pháp và 2 thành viên người Việt (đều thuộc tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản). Mọi công việc chuyên môn đều do Công sứ chỉ định cho các ngành chuyên môn cấp tỉnh thực hiện.
Nghị định ngày 21-9-1929 của Công sứ - Đốc lý điều chỉnh địa giới Thành phố: Bắc giáp làng Thọ Hạc (cột mốc: cống Cầu Bò); Nam giáp làng Mật Sơn (cột mốc: Ngã ba Tịch Điền), Đông giáp sông Bến Ngự (cột mốc: Cầu Sâng, cầu Bốn Voi, cầu Cốc), Tây giáp phủ Đông Sơn (lấy đường sắt làm ranh giới). Đơn vị hành chính cơ sở gồm 6 phường (từ phường đệ nhất đến phường đệ lục) do Trưởng phường trông coi. Năm 1943 lập thêm phường thứ 7 (phường đệ thất) gồm phần đất và dân cư làng Thọ Hạc ở phía Đông đường sắt.
Ngày 2-8-1930, với mục đích tăng cường bộ máy đàn áp, nhằm xiết chặt quản lý mọi hoạt động của người dân, đặc biệt là đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân Thành phố do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định thiết lập Chánh Cảnh sát Thành phố.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (1/9/1939), phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương (1940), nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ 2 tròng”. Đêm 9 rạng sáng ngày 10-3-1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Bộ máy quản lý hành chính phục vụ quân đội Nhật ra đời. Để không gây xáo trộn bất lợi trong tình hình mới, chức Bang tá được duy trì ở Thành phố Thanh Hóa, cấp cơ sở vẫn do Trưởng phường quản lý.
Mùa Thu tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Thành phố Thanh Hóa vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Thành phố được thành lập. Ngày 6-1-1946, cùng với cử tri cả nước, cử tri Thành phố Thanh Hóa tham gia bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Dưới chế độ mới, chính quyền cách mạng đã có sự điều chỉnh về quản lý các đơn vị hành chính. Ngày 24-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 11 quy định những thành phố thuộc tỉnh đều gọi là thị xã. Thị xã là cấp chính quyền ở đô thị. Thực hiện Sắc lệnh, Thành phố Thanh Hóa trở lại đơn vị hành chính là Thị xã.
Tháng 4 - 1946, lần đầu tiên trong lịch sử Thị xã Thanh Hóa, nam, nữ cử tri hồ hởi tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân Thị xã. Sau đó Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban hành chính. Từ đây Ủy ban hành chính Thị xã kế thừa và thay thế Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đơn vị hành chính Thị xã Thanh Hóa có nhiều thay đổi:
Tháng 7-1947, Thị xã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, cấp chính quyền Thị xã và các khu phố chính thức giải thể. Vùng đất Thị xã được giao cho Ủy ban hành chính kháng chiến của huyện Đông Sơn quản lý.
Tháng 8-1952, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định lập Ủy ban kháng chiến hành chính Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa (tương tự như một xã lớn). Đầu năm 1953, được nâng cấp ngang với huyện và trở thành Ủy ban kháng chiến hành chính Khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa. Tháng 7-1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa trở về tiếp quản vùng đất Thị xã cũ.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã có nhiều thay đổi. Thị xã Thanh Hóa được chia thành 7 khu phố. Khu phố 1: gồm địa bàn xóm Tân Hương, Tân Hà, Trường Thi; Khu phố 2: gồm địa bàn Phú Thọ, Dốc Ga; Khu phố 3: gồm địa bàn Quang Trung A, Quang trung B; Khu phố 4: Ba Đình; Khu phố 5: gồm địa bàn Vườn Hoa, Phú Cốc; Khu phố 6: Trần Phú, Cao Thắng; Khu phố 7: Lò Chum.
Ngày 16-3-1963, Chính phủ quyết định sáp nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn, Nam Ngạn, thuộc huyện Đông Sơn) và xóm Núi thuộc xã Hoằng Long huyện Hoằng Hóa vào Thị xã Thanh Hóa.
Ngày 18-8-1971, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 226-TTg sáp nhập các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương vào Thị xã Thanh Hóa.
Ngày 3-7-1981, Ủy ban hành chính Tỉnh ra Quyết định số 511 chuyển các Tiểu khu hành chính thành phường. Tiểu khu Hoàng Hoa Thám thành phường Lam Sơn, tiểu khu Quang Trung thành phường Ngọc Trạo; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn. Thị xã Thanh Hóa có 8 phường và 5 xã.
Ngày 5-5-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị, Thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại IV. Ngày 14-8-1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định 214 - BXD/ĐT công nhận Thị xã Thanh Hóa là đô thị loại III.
Ngày 1-5-1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/CP thành lập Thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở thị xã Thanh Hóa. Thành phố có các đơn vị cơ sở, diện tích, dân số và địa giới của Thị xã Thanh Hóa cũ.
Ngày 28-6-1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: phường Trường Thi và phường Nam Ngạn.
Ngày 6-12-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới Thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn; hai xã Quảng Thành, Quảng Hưng và 49,03 ha đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào Thành phố. Sau khi điều chỉnh địa giới, Thành phố có diện tích tự nhiên 5.857 ha và 169.003 nhân khẩu; gồm 17 đơn vị hành chính (11 phường và 6 xã).
Ngày 14 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 44/CP chia tách phường Phú Sơn thành 2 phường: Phú Sơn và Tân Sơn.
Ngày 29 - 4 - 2004, nhân dịp kỷ niệm 200 năm đô thị tỉnh lỵ và 10 năm thành lập Thành phố, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg công nhận Thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại II.
Như vậy, cùng với quá trình mở rộng địa giới và thiết lập bộ máy quản lý hành chính, đã hình thành nên Thành phố tỉnh lỵ Thanh Hóa. Đến năm 2010, Thành phố có diện tích tự nhiên 57,89 km2, với số dân đô thị là 270.000 người, bao gồm 18 phường, xã.
III. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Khai phá đất đai, phát triển sản xuất, xây dựng làng xã, đô thị
Vùng đất Thành phố chứa đựng nhiều tầng văn hóa từ thời các Vua Hùng dựng nước cho đến hôm nay.
Hơn 2000 năm về trước, cư dân bản địa đã biết cấy lúa, trồng ngô, khoai, sắn; chăn nuôi gia súc như bò, lợn, gà; đã biết chế tác đá, nung gốm, luyện đồng,...
Các tài liệu khảo cổ học cho biết cách đây hơn 2000 năm, dân cư bản địa làng Đông Sơn đã biết chế tạo công cụ canh tác nông nghiệp bằng đồng (lưỡi cày, liềm gặt lúa…), biết chăn nuôi trâu, bò và dùng trâu, bò làm sức kéo; biết đắp bờ, khoanh vùng giữ nước tạo điều kiện canh tác thường xuyên thâm canh, tăng vụ để có lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
Những di tích, di chỉ đồ đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn và những hình ảnh khắc họa trên trống đồng khẳng định từ trước công nguyên các nghề chăn nuôi, đánh cá, săn bắn ở đây rất phát triển.
Các công cụ bằng đá như rìu, đục,… những đồ trang sức phụ nữ như các loại khuyên tai bằng đá granit hay ngọc bích,… những hạt cườm hình trụ bằng đá trắng như ngà được khoan tiện tinh vi chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao của người thợ đá Đông Sơn trong việc chế tác đá mỹ nghệ thời bấy giờ.
Những mảnh gốm và đồ dùng bằng gốm còn nguyên với nhiều kiểu dáng khác nhau, như nồi, vò, bình,… được trang trí nhiều hoa văn, mà phổ biến là hoa văn đấu thừng,… và kiểu lóng mốt, lóng đôi, lóng nia, lóng thúng,… mà nan tre được vót đều đặn giống hệt như ngày nay, chứng tỏ nghề đan lát nhờ có công cụ bằng kim loại đã phát triển.
Nghề đúc đồng phát triển đến giai đoạn cực thịnh, chứng minh cả một chu kỳ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau: Từ khai mỏ, xây lò nấu quặng, pha chế hợp kim đến làm khuôn và tiến hành đúc, cho thấy người thợ đúc đã đạt trình độ kỹ thuật nhất định và khả năng tổ chức khá cao, tiến xa hơn các giai đoạn trước trong đúc kim loại.
Trong số các di vật tìm được ở Đông Sơn, di vật đặc trưng nhất cho nền văn hóa Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn không chỉ có mặt ở Việt Nam, mà còn có cả ở miền Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,Indonesia, cho thấy văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa ra thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý, những cư dân đến tụ cư, lập nên làng Thọ Hạc. Người dân Thọ Hạc xưa có mặt sớm nhất ở vùng đất ghềnh trũng này, có công khai phá một vùng đất rộng lớn. Khi Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược (1788) đã chọn nơi đây đặt đại bản doanh tập kết quân sĩ, tuyển mộ thêm quân, làm lễ thệ sư: Vua tôi đồng lòng đánh một trận khiếp đảm, kinh hồn để bè lũ phương Bắc biết đất Nam có chủ.
Khi Vua Minh Mạng có sắc chỉ đặt tên cấp tổng, đơn vị hành chính trên làng, xã, dưới huyện, thì tên gọi Thọ Hạc được chọn để đặt làm tên tổng – tổng Thọ Hạc cho một vùng đất rộng lớn mà giới hạn: Đông là Vạn Sơn (xã Đông Hải), Tây là Hồ Thôn (xã Đông Lĩnh), Bắc là Đại Khối (xã Đông Cương). Nam là Yên Biên (xã Quảng Thắng). Sau làng Thọ Hạc là các làng Cẩm Bào, Bố Vệ, Nam Ngạn, Định Hòa, Vệ Yên…. để dần dần hình thành nên một quần thể cư dân đông đúc, xóm làng trù phú.
Tháng 12 năm Quý Mão (1843) - năm Thiệu Trị thứ 3, nhà vua “hạ lệnh cho tỉnh Thanh Hóa đóng một chiếc thuyền bọc đồng gọi tên là thuyền Thọ Hạc”. Ngày 14-4-1845, chiến thuyền Thọ Hạc cùng với 4 chiến thuyền khác là Kim Long, Phấn Bằng, Lĩnh Phương, Văn Bằng đậu ở vũng Trà Sơn đã cùng với các tay súng lớn trên các đồn ải xung quanh cảng Đà Nẵng bắn trả các tàu hải quân Pháp khi chúng nổ súng tiến đánh trước.
Hương Bố Vệ là đơn vị cư dân đầu tiên ở phía Nam Thành phố. Các làng Phú Cốc, Mật Sơn, Quảng Xá, Tạnh Xá, Vệ Yên… nối tiếp sau đó vào thế kỷ XVII-XVIII. Làng Phú Cốc chia đôi lập nên Cốc Hạ, làng Cẩm Bào chia ra ba Hương Bào nội, Hương Bào ngoại, Bào Giang do con sông đào thời Nguyễn làm phân cách.
Làng Đức Thọ là khu làng cuối cùng trong vùng đất Thành phố được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, khi dòng sông đào từ Tạnh Xá qua Hương Bào nối với sông Mã được hoàn tất. Cắt từ làng Đức Thọ - Hương Bào đến Bố Vệ - An Biên của tổng Thọ Hạc lập thành tổng Bố Đức.
Trên mặt bằng khai phá đất đai, xây dựng thôn xã, đến lúc này đã có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh của toàn vùng đất Thành phố. Trên bình diện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa của một vùng đô thị, nổi lên nghề gốm của làng Đức Thọ chuyên sản xuất chum, vại sành, tiểu sành,… Đây là cơ sở sản xuất được xếp vào loại lớn ở trong nước và cả Đông Dương, sản phẩm được bán cả trong Nam, ngoài Bắc.
Ngay giữa vùng đất nội đô cũng còn nhiều khoảnh đất được trồng trọt. Thành ngữ “táo Mật (Mật Sơn), na Nhồi, ổi Đông Sơn, cà làng Hạc” chỉ 4 sản phẩm đặc trưng của đất nơi này.
Giao lưu hàng hóa chỉ mới diễn ra ở chợ tỉnh (khoảnh đất giới hạn bởi các phố Tống Duy Tân, Lê Hoàn, Cao Thắng); phố hàng, phường nghề được tập trung như: Hàng Hương, Hàng Đồng, Hàng Than, Hàng Thao, Thợ Thêu…
Chợ Thanh Hóa là chợ lớn nhất trong tỉnh, tháng họp 3 phiên chính vào các ngày mồng bảy, mười bảy, hai mươi bảy âm lịch. Còn 3 phiên xép chợ họp vào các ngày mồng hai, mười hai và hai mươi hai. Các phiên chợ chính và xép của chợ tỉnh Thanh Hóa đều họp trước các phiên chính và xép của chợ Vinh (Nghệ An) một ngày để khách buôn có thể vào chợ Vinh sau khi họp chợ Thanh. Vào những phiên chợ, quang cảnh tỉnh lỵ thật náo nhiệt. Ngay từ đêm hôm trước, người và hàng hóa từ các phủ huyện xa gần đã đổ về để tờ mờ sáng hôm sau họp chợ. Bên cạnh mặt hàng rất phong phú do địa phương sản xuất, còn có các mặt hàng nổi tiếng của các địa phương khác mang tới, như: chiếu Nga Sơn, lụa Thiệu Hóa, chum vại Đông Sơn, nước mắm Quảng Xương,…; lâm thổ sản từ các châu miền núi theo đường sông về. Đặc biệt, vào các ngày phiên chính, còn có chợ trâu, bò. Trâu, bò của Thanh Hóa được các thương lái ngoài Bắc rất ưa chuộng. Xung quanh tỉnh lỵ cũng có nhiều chợ vệ tinh cung cấp các mặt hàng truyền thống của địa phương, như: chợ Lưu Vệ, chợ Bố Vệ, chợ Dương Xá,…
Do nhu cầu của thị trường, các nghề nung vôi, đúc gạch phát triển ở cầu Sâng, Phú Thọ; nghề thêu ren, nghề thuộc da và làm đồ dùng bằng da, nghề làm mũ, đóng khăn đội đầu, nghề may mặc… tập hợp một số đông thợ thủ công về thị xã… Nghề bốc vác, vận chuyển bằng xe thô sơ, một loại lao động nặng nhọc vất vả, nhưng vẫn phát triển vì nông dân không có ruộng đất phải ra Thị xã kiếm sống. Đến năm 1915, dân số toàn Thị xã có 7000 người (không kể 749 người là Pháp kiều, Hoa kiều và Ấn kiều).
Truyền thống văn hóa
Thanh Hóa trong đó có vùng đất Thành phố được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Thành phố Thanh Hóa tọa lạc trên vùng đất cổ của nền văn hóa Đông Sơn; là vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ẩn chứa trong lòng nhiều tầng văn hóa.
Dấu ấn văn hóa còn lưu tại làng cổ Đông Sơn - nơi cư trú của người Việt cổ, với di chỉ trống đồng Đông Sơn phát hiện vào năm 1924. Chính vì điều đó mà được đặt tên cho một nền văn hóa: Văn hóa Đông Sơn. Đại Khối xã Đông Cương còn lưu giữ được nhiều công cụ chế tác, dấu ấn chuyển tiếp từ thời đồ đá cũ Núi Đọ sang thời đồng thau Đông Sơn.
Cũng như nhiều địa phương khác, lịch sử phát triển của vùng đất và con người Thành phố, bên cạnh những điểm tương đồng cũng có những điểm khác biệt, mang bản sắc văn hoá riêng làm phong phú đặc tính và không gian văn hóa xứ Thanh.
Các thế hệ người dân nơi đây, trải bao biến thiên của lịch sử, đã nêu cao tinh thần đoàn kết trong cuộc sống lao động sản xuất, hòa đồng thiên nhiên, cùng nhau sáng tạo và thêu dệt lên bức tranh văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhân dân Thành phố vô cùng tự hào về bề dày lịch sử truyền thống đấu tranh với thiên tai và địch họa cũng như đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá đặc sắc.
Về giáo dục, cũng giống như mọi thôn, làng khác trong tỉnh, các làng, xã xưa của vùng đất Thành phố đều có các lớp học chữ Hán do thầy đồ dạy chữ, nơi đặt lớp là các gia đình khá giả trong làng muốn con hay chữ. Khi đã học hết sách của thầy đồ trong làng, những người muốn học thêm lại đi tìm thầy học nơi xa. Chính vì với tinh thần hiếu học ấy mà dưới triều Lê, vùng đất Thành phố đã có 4 vị đỗ đại khoa.
Ông Lê Bá Giác vốn quê ở đất Lam Sơn (Thọ Xuân), trú quán ở xã Bố Vệ (phường Đông Vệ), đỗ Hoàng Giáp khoa thi Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục, làm đến chức Đô ngự sử.
Ông Lê Trọng Bích em ruột ông Lê Bá Giác, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục, làm đến chức Tả Thị lang.
Sau khi thi đậu đã làm quan trong triều, nhớ về nơi mình trưởng thành, hai vị đã xây dựng cầu qua sông cho làng, nên đến nay dân làng vẫn còn nhắc đến chuyện “Cầu Anh, Cầu Em”.
Ông Nguyễn Tạo quê làng Thọ Hạc (nay thuộc phường Đông Thọ), năm 53 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670) đời Lê Huyền Tông, làm chức Công Khoa cấp sự trung.
Ông Đỗ Huy Cư (tức Đỗ Huy Tuân) quê ở Lễ Môn, xã Đông Hải, năm 30 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) đời Lê Hiển Tông, làm đến chức Hàn lâm Hiệu thảo, đã đi sứ nhà Thanh.
Đến khi Trấn thành Thanh Hoa được dời về làng Thọ Hạc, trường nho học cấp tỉnh trước đặt ở làng Quảng Xá, sau dời về làng Thọ Hạc (khu đất giới hạn Cửa Tiền - Nguyễn Trãi - Lê Hồng Phong - Hạc Thành), và khoa thi Hương đầu tiên của Thanh Hóa diễn ra tại làng Thọ Hạc (khu đất giới hạn đường Nguyễn Thái Học - Trường Thi - Nguyễn Tạo - Cao Bá Quát), lấy đỗ hai Cử nhân thì một trong hai người đó là ông Nguyễn Hữu Bình, cư trú ở xã Bố Vệ, làm quan đến chức Hiệp Trấn.
Việc dựng nhà bia khuyến học ở Trường Thi vào năm Thành Thái thứ 3 (1891) “đã cổ vũ thêm kẻ sỹ học tập và chấn động lòng người, ngày càng có nhiều sỹ tử đến Trường Thi”.
Suốt triều Nguyễn có 47 khoa thi Hương thì Trường thi Thanh Hóa tổ chức 31 kỳ. Trong 31 kỳ thi, vùng đất Thành phố có 6 vị đỗ cử nhân: Ông Nguyễn Duy Trinh, người xã Đông Hương, đỗ cử nhân khoa Mậu Dần năm Tự Đức thứ 31 (1878). Ông Ngô Văn Bản, người thôn Quảng Xá, xã Bố Vệ, đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu, năm Thành Thái thứ 9 (1897) lúc 31 tuổi. Ông Nguyễn Duy Tân, người xã Bố Vệ, đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu năm Duy Tân thứ 3 (1909). Ông Lê Nguyên, làng Thọ Hạc và ông Nguyễn Đan Quế, làng Đức Thọ Vạn cùng đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý, năm Duy Tân thứ 6 (1912). Ông Vũ Đức Dương, người thôn Quảng Xá, đỗ cử nhân khoa Ất Mão năm Duy Tân thứ 9 (1915).
Phong trào tân học (học chữ Quốc ngữ) xen kẽ với phong trào cựu học (học chữ nho). Bắt đầu từ khoa thi Kỷ Dậu, năm Duy Tân thứ 3 (1909), sỹ tử đã phải làm một đề thi bằng chữ Quốc ngữ ở kỳ thứ 3, sang kỳ thứ 4 dịch một đề thi tiếng Pháp sang chữ Quốc ngữ (nếu tình nguyện). Đến khoa thi Ất Mão, năm Duy Tân thứ 9 (1915), đề luận Quốc ngữ ở kỳ thứ 2 đã toàn dùng chữ Pháp. Khoa thi Hương cuối cùng tổ chức vào năm Khải Định thứ 3 (1918) đã chấm dứt việc dùng chữ Hán trong văn bản hành chính mà chuyển sang chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Hai anh em Lê Liên Giao, Lê Liên Vũ, người làng Đức Thọ Vạn thông minh hiếu học đã cùng thi đỗ Trung học vào năm 1925, sau 10 năm học từ lớp Đồng ấu bậc Tiểu học đến lớp Đệ tứ bậc Trung học (Collège). Trường Nho học cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lỵ trở thành Trường Tiểu học Pháp - Việt. Các trường làng, trường huyện chỉ học đến lớp sơ đẳng, từ lớp nhì đệ nhất phải lên trường tỉnh. Về sau trường huyện mới có đến lớp nhất. Đến năm học 1931-1932, Thanh Hóa mới có Trường Trung học (Collège).
Với cách học hành, thi cử như trên thì chỉ có con em những nhà giàu có, dư giật của cải ở các vùng, miền trong tỉnh mới có điều kiện về tỉnh lỵ theo học. Những gia đình nghèo ở đô thị tỉnh lỵ cũng không thoát khỏi cảnh mù chữ.
Trên vùng đất Thành phố, Vương triều Nguyễn đã thiết lập Đàn Xã tắc ở xã Thọ Hạc (1821), Đàn Tiên Nông ở thôn Tạnh Xá (1834), Đàn Sơn Xuyên ở phía Tây Nam của thành Thanh Hóa (1825), Miếu Thành Hoàng ở thôn Phú Cốc (1841). Gắn liền với việc thờ cúng này là lễ hội rước Thần Nông và cày ruộng (Lễ Tịch Điền) vào dịp lập xuân hàng năm.
Làng Bố Vệ có Thái Miếu thờ các vị vua, hoàng hậu và công thần triều đại nhà Lê. Việc thờ cúng ở Thái Miếu các vua Lê được dời từ thành Thăng Long về thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ vào tháng 3 năm Gia Long thứ 3 (1804). Hàng năm vào dịp 21, 22 tháng 8 âm lịch, các quan đầu tỉnh đều cử hành lễ dâng hương. Phường Đông Vệ còn có chùa Đại Bi (chùa Mật Sơn) thờ Vua Lê Thần Tông và sáu vị Hoàng hậu.
Văn miếu được dời từ làng Văn Tập về làng Đông Sơn năm Gia Long thứ 4 (1805), thờ đức Khổng Tử.
Võ miếu được xây dựng năm Minh Mạng thứ 16 (1835); chính đường thờ Khương Thái Công (Khương Tử Nha); Tả vu thờ vị tướng Nguyễn Hữu Tiến; Hữu vu thờ danh tướng Lê Khôi, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Văn Trương.
Ngoài việc thờ cúng do vương triều thực hiện thì mỗi làng đều có đền - nghè - miếu thờ thành hoàng.
Làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng có nghè thờ Đức Thánh cả Lê Uy “Tướng vi thần” từ thời Lý, được các vương triều sau phong sắc “Thượng đẳng phúc thần”. Nơi đây còn có miếu đệ nhị thờ danh tướng Trịnh Thế Lợi, thời Lê Trung Hưng về ở ẩn đã có công cắm mốc, dồn dân lập làng như hiện nay.
Làng Cẩm Bào xưa (nay là Hương Bào, xã Đông Hương) thờ tướng quân Nguyễn Tĩnh, danh tướng cuối triều Lý đầu triều Trần, khi về hưu được cấp đất chiêu dân lập nên làng Cẩm Bào.
Đình làng Nam Ngạn thờ ông Chu Văn Lương, thầy giáo dưới triều Trần. Hưởng ứng lời thề “Sát Thát” từ Hội nghị Diên Hồng, ông đã chiêu binh lập nên một đội quân giúp triều đình tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.
Đình làng Định Hòa thờ tướng quân Lê Thành, người họ Đỗ, quê xã Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi. Ông đã hy sinh anh dũng năm 1426. Vua Lê Thái Tổ đã phong ông là “Thái úy Lộc quận công” và ban quốc tính.
Đình làng Vệ Yên thờ Nguyễn Phục - danh tướng thời Lê Trung Hưng, gắn liền với lễ hội chạy cờ, kéo chữ “Thiên hạ thái bình”. Làng Bào Giang thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; đền thờ cửa sông làng Nam Ngạn thờ tướng quân Trần Nhật Duật; làng Phú Cốc có đền thờ Tiến sỹ Tống Duy Tân…
Tín ngưỡng bản địa còn có hội lễ thờ Mẫu tại nghè Đình Hương gắn với lễ rước thần kết chạ mồng 3 tháng 3 hàng năm. Việc thờ cúng tổ tiên ở mọi gia đình vào ngày giỗ, ngày tết là một tín ngưỡng tốt đẹp ghi nhớ công ơn sinh thành, dạy dỗ của ông, bà, cha, mẹ đối với con cháu.
Đạo Phật, đạo Thiên Chúa cũng phát triển. Trên địa bàn Thành phố có nhiều ngôi chùa làng như Mật Đa, chùa Hương Quang (chùa Tranh) phường Nam Ngạn; chùa Thanh Hà ở Đức Thọ Vạn, chùa Đại Bi ở Mật Sơn… đến những ngôi chùa mang tính chất một vùng rộng như chùa Quảng Thọ, chùa Quảng Hóa, chùa Hội Đồng, chùa Phật học.
Từ một nhà thờ xứ nhỏ hẹp đã xây dựng nên nhà thờ địa phận Thanh Hóa, với các khu nhà Chung, nhà Xứ, nhà Tu kín, nhà Dòng Nốt-đam-đề- mít- si.ông (notredames des missions) nhà Dòng Mến Thánh giá, nhà Dòng Fờ-răng-xít-canh (Franciscain)…. đến nhà giảng đạo Tin lành,…
Truyền thống chống giặc ngoại xâm
Những tư liệu lịch sử còn lại ngày nay cho ta thấy ngay từ buổi đầu hình thành, cũng như trong quá trình dựng xây vùng đất xứ Thanh, biết bao thế hệ người dân nơi đây đã đoàn kết đấu tranh không ngừng để củng cố nền độc lập dân tộc cũng như chống lại chế độ cai trị hà khắc. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, những người dân nơi đây đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, góp phần xứng đáng vào những chiến công hiển hách của dân tộc.
Lịch sử suốt ngàn năm Bắc thuộc, xứ Thanh luôn là căn cứ tử thủ của nghĩa quân trong phong trào chống xâm lược. Năm 938, Ngô Quyền từ đất Ái Châu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Thời chống giặc phương Bắc, cư dân vùng đất này, trước hết là ở các làng Đại Khối, Đông Sơn, Đông Tác, thời bấy giờ đã góp phần mình vào sự nghiệp chống ngoại xâm, không để cho giặc phương Bắc xâm lược đồng hóa, mà ngược lại đã Việt hóa những kẻ di dân hàng loạt xuống phương Nam.
Trong kế sách giữ nước của nhà Trần, Thanh Hóa luôn có vai trò, vị trí đặc biệt:
“Cối Kê việc cũ người nên nhớ
Hoan, Ái hãy còn 10 vạn binh”
Sau Hội nghị Diên Hồng (1284) thầy giáo Chu Văn Lương, dạy học ở làng Nam Ngạn hăng hái đứng ra chiêu mộ dân binh góp sức cùng quân dân nước Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Kênh Bố Vệ còn ghi dấu cuộc chiến đấu quyết liệt do Trần Nhật Duật chỉ huy chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII, ca khúc khải hoàn, trăm họ được bình an, đất nước “ngàn thuở vững âu vàng”.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) chống quân Minh xâm lược, trên địa bàn Thành phố, có những gia đình đi theo Lê Lợi ngay từ những ngày đầu như cha con Nguyễn Truyền, gia đình Lê Chí Quyển ở làng Lai Thành (Đông Hải), vợ chồng ông Lê Thành ở làng Định Hòa (xã Đông Cương)-một vị công thần được triều Lê ban quốc tính.
Năm 1789 (Kỷ Dậu), Quang Trung-Nguyễn Huệ đem đại quân ra Bắc đại phá 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa rất nhiều người tham gia nghĩa quân, đứng dưới lá cờ Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ngày 25-11- 1788 (Mậu Thân) đại quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân tiến ra Bắc khi qua Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung đã tuyển thêm được hơn 8 vạn quân lính và tổ chức duyệt binh ở làng Thọ Hạc (nay thuộc phường Đông Thọ).
Cuối thế kỷ XIX, Tả dực đô thống Trần Xuân Soạn, quê ở ngõ Sùng làng Thọ Hạc được Điện tiền Thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết cử ở lại Thanh Hóa chỉ đạo phong trào Cần Vương chống Pháp thời kỳ 1885-1895. Ông đã xây dựng làng Thọ Hạc thành căn cứ hậu cần của nghĩa quân Cần Vương. Sau cuộc tập kích Hạc Thành của nghĩa quân Cần Vương đêm 11 rạng sáng ngày 12-3-1896, nhân dân làng Thọ Hạc bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Gốc cây đa cổ thụ làng Đông Tác bên bờ sông Thọ Hạc và khúc sông gần cầu Bố Vệ chứng kiến cảnh thực dân Pháp tàn sát man rợ những người tham gia nghĩa quân Cần Vương chúng bắt được. “Suốt 3, 4 tháng trời chiều nào giặc Pháp cũng dẫn từng đoàn người làng Thọ Hạc đã bị xích tay, kể cả người già yếu, đến cầu Bố Vệ quẳng dần từng người xuống sông, người nào chìm thì chúng vỗ tay reo cười, người nào còn ngoi ngóp vùng vẫy thì chúng bắn luôn cho chết. Nước sông Bố Vệ đỏ ngầu như chậu máu”.
Trong phong trào Cần vương chống Pháp, Tiến sĩ Tống Duy Tân, Chánh sứ sơn phòng nghĩa quân Cần Vương Thanh Hóa, quê làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hưởng ứng và phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp xâm lược. Sau đó ông bị tên học trò Cao Ngọc Lễ phản bội chỉ điểm cho giặc Pháp bắt và đưa về xử chém tại làng Phú Cốc ngày 5-10-1892, trước sự chứng kiến đầy căm thù của người dân đô thị.
Năm 1906, trước lúc xuất dương sang Nhật, nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu đã ghé qua Thanh Hóa để gặp gỡ Nguyễn Thượng Hiền và các sĩ phu yêu nước xứ Thanh, cùng nhau bàn bạc về con đường cứu nước. Hồi bấy giờ những người cựu học và tân học ở Thanh Hóa đã hưởng ứng giao lưu chung, lập ra Hạc Thành thư xã, cùng giao lưu với Đông Kinh nghĩa thục ngoài Bắc, Hợp Thương trong Quảng Nam và Triêu Dương ở Nghệ An. Khi phong trào chống thuế Trung Kỳ bùng nổ ở Nam - Ngãi (1908), sỹ phu Thanh Hóa nô nức hưởng ứng, dán bản hiệu triệu quần chúng ở đường phố, tỉnh lỵ. Tuy mới chỉ có lời hiệu triệu, chưa kịp hành động, nhưng chính quyền thực dân, phong kiến đã bắt giữ, tra tấn dã man, không cần xét hỏi.
Vùng đất Thành phố Thanh Hóa từ buổi ban đầu do cư dân bản địa khai phá, giữ gìn, bảo vệ phát triển cho đến khi được chọn để xây dựng nên Trấn Thành (1804), cư dân bốn phương về hội nhập mà phần lớn là những người có học, có nghề, tính cương trực, cởi mở, giàu lòng nhân ái, yêu nước, hy sinh vì nghĩa lớn, là chỗ dựa và là cái nôi sinh thành nuôi dưỡng lớp người cách mạng. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc, thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân địa phương để khi thời cơ đến thổi bùng ngọn lửa đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, giành lại quyền sống của con người, quyền mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
Ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến càng nặng nề bao nhiêu thì càng khơi dậy lòng căm thù sâu sắc và chí khí quật cường của nhân dân Thành phố. Truyền thống yêu nước và đấu tranh của nhân dân Thành phố trở thành một tài sản vô cùng quý giá, là cơ sở, là nền tảng để nhân dân đón nhận và đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tới thắng lợi huy hoàng của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 lịch sử.
Ở khoảng làng Dương Xá, tức làng Ràng, thuộc xã Thiệu Dương ngày nay.
Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1970, tr.197
Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1970, tr.197
Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, tập 3, quyển XXV, tr.206;
Sđd, tập 3, quyển XXIV, tr.189
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn phát hiện năm 1924, hiện vật gồm đồ đá, đồ đồng, đồ sắt rất phong phú với hai tính chất cư trú và mộ táng, nên di chỉ Đông Sơn được khái quát thành văn hóa Đông Sơn (tên địa danh), đại diện cho di chỉ có khung niên đại và đặc trưng tương tự. Trống đồng Đông Sơn chỉ là di vật điển hình nhất của văn hóa Đông Sơn về đồ đồng. Trên cả nước có 379 di tích văn hóa Đông Sơn, thì Thanh Hóa có 124 di tích, di chỉ.
Đại Nam thực lục chính biên, tập XXIV, trang 462.
Trừ vùng đất cổ Đông Sơn - Đại Khối thì vùng đất này chỉ mới được khai phá từ đầu triều Lý, cách nay hơn 1.000 năm.
Theo Lơ Brơ-tông (H.LeBreton) thì năm 1915 tổng số người Kinh trong Tỉnh Thanh Hóa là 1.500.000 người
Hai ông người nhà nghèo đều thi vào Quốc học Huế mới có đủ điều kiện hoàn thành lớp đệ tứ bậc Trung học để tốt nghiệp được cấp bằng Liplôme
Người lập ra Đạo Nho và có “Thất thập nhị hiền” (72 học trò hiền tài).
Đại Nam Thực lục, tập 4, tr.772, xuất bản năm 2007.
Theo lệ: Đình thờ Thành Hoàng làng, Nghè thờ Văn quan, Đền thờ Võ Quan, Miếu thờ Nhân thần hoặc Thiên Thần, Phủ thờ Mẫu, Chùa thờ Phật – Song nhiều nơi quen gọi theo cách riêng. Ví như làng Đông Sơn có Nghè thờ Đức Thánh Cả là Thành Hoàng cao nhất, lại có miếu đệ nhị thờ một vị Thành Hoàng bậc thứ hai.
Nguyễn Thượng Hiền: Giọt lệ bể dâu.
Tin cùng chuyên mục
-
CHƯƠNG X: THÀNH PHỐ THANH HÓA HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
10/01/2021 16:15:39 -
LỜI GIỚI THIỆU
07/11/2014 16:15:47 -
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
05/11/2014 16:15:41 -
CHƯƠNG II:TỪ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐẾN TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945
04/11/2014 16:12:12
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Đăng lúc: 05/11/2014 16:15:41 (GMT+7)
Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Tú tài Lê Nguyên Thành, người làng Đông Tác đã đứng ra nhận tội về mình, nhưng các bạn của ông cũng không khỏi bị kết án chung thân hay 9 năm đày ra Côn Lôn. Sách Vụ chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng, Ích Trí xuất bản, Huế 1946, cho biết đó là các vị: Nguyễn Xứng, Nguyễn Soạn, Nguyễn Lợi Thiệp quê Phương Khê, Nông Cống; Lê Trọng Nhị quê Cổ Định, Lê Duy Tá quê Nam Phố, Hoàng Văn Khải quê Ngô Xá, Thiệu Hoá, tri huyện Nguyễn Dữ Hàm và Ký lục Nguyễn Chí Tín, quê Đông Ngạc, Hà Nội; cửu phẩm Lê Văn Tiến quê Đại Bái, Đông Sơn. Vào thời gian ấy tất cả các vị đều cư ngụ tại Thị xã Thanh Hoá.
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đô thị tỉnh lỵ của Tỉnh Thanh Hóa.
Về vị trí địa lý, phía Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa; phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Bắc và Đông Bắc giáphuyện Hoằng Hóa; phía Tây giáp huyện Đông Sơn; Tây Bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thành phố nằm trong tọa độ địa lý: 19o14’ – 19o46’ độ vĩ bắc và 105o45’ – 105o49’ độ kinh đông, nằm trên trục đường giao thông Bắc-Nam, cách Thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam; Quốc lộ 1A chạy giữa lòng Thành phố, song song là đường sắt xuyên Việt; cách biển Sầm Sơn 16 km về phía Đông; cách biên giới Việt-Lào 135 km về phía Tây, Thành phố không những có vị trí, vai trò rất quan trọng về quốc phòng-an ninh, mà còn là điểm giao thoa có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và nước bạn Lào.
Phần lớn đất đai Thành phố là vùng đất mới do phù sa của dòng sông Lễ (sông Hải Hán), sông Mã, sông Bồn Giang (một nhánh của sông Chu) tạo thành. Thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây lúa, các loại cây rau màu thực phẩm và một số loại cây công nghiệp.
Địa hình Thành phố ba phía Bắc, Tây, Nam đều có núi bao bọc, trong đó đáng chú ý là dãy núi Hàm Rồng nhấp nhô án ngữ phía Bắc.
Dòng sông Mã (sông Mẹ) chảy dài trên đất Thanh Hóa hơn 200km, đoạn chảy qua địa bàn Thành phố từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam khoảng 10km.
Trên dòng sông Mã có những cây cầu lớn vắt qua đôi bờ, như cầu Hàm Rồng (được thực dân Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX); cầu Hoàng Long (được xây dựng trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương).
Từ buổi hồng hoang, dòng sông Lễ (sông Hải Hán) chuyển tải phù sa, lấp trũng, đến hôm nay đã trở thành một dòng sông chìm, sông tiêu mà đoạn đi qua Thọ Hạc có tên gọi Hạc Giang, nơi cửa sông có cầu Bốn Voi bắc qua. Dòng kênh Bố Vệ cắt ngang dòng sông Lễ nối dòng Bồn Giang chảy thẳng ra biển qua cửa Bố Vệ. Kênh Bến Ngự - Hương Bào do Vua Minh Mạng (1820- 1840) cho đào nối kênh Bố Vệ từ làng Tạnh Xá qua Hương Bào đến sông Mã.
Công trình âu thuyền Bến Ngự - đập Lễ Môn và kênh tiêu thủy Quảng Châu xây dựng trong những năm 60-70 của thế kỷ XX đã ngăn lũ, tiêu úng, tạo cho vùng đất Thành phố vốn lầy trũng thoát khỏi cảnh ngập lụt trong mùa mưa.
Hệ thống sông ngòi bao quanh Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho cư dân đô thị, góp phần tiêu úng, điều hòa môi trường sinh thái.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH LỴ THANH HÓA
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ rất sớm, Thanh Hóa đã là một địa vực hành chính tương đối ổn định.
Căn cứ vào truyền thuyết, dưới thời các Vua Hùng, Cửu Chân là một trong số 15 bộ hợp thành nước Văn Lang (đối chiếu với bản đồ, Cửu Chân tương đương với miền đất Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sau khi bị Triệu Đà thôn tính (năm 179 trước công nguyên), nước ta bị chia thành hai quận: Giao Chỉ (tương đương Bắc Bộ) và Cửu Chân (tương đương Bắc Trung Bộ). Dưới ách đô hộ nhà Hán, lần đầu tiên thấy xuất hiện Tư Phố, đóng vai trò “trị sở” của quận Cửu Chân.
Nằm trên hữu ngạn sông Mã là con sông lớn nhất của quận Cửu Chân. Vì thế Tư Phố là địa điểm rất thuận lợi để chọn đóng quận trị, nơi cắm mốc trên con đường hình thành, phát triển, tiến tới xác định tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay.
Từ năm 603, phong kiến phương Bắc hết triều đại nhà Tùy lại đến nhà Đường đem quân đánh chiếm nước Vạn Xuân, rồi thiết lập ách đô hộ. Nhà Tùy bỏ đơn vị hành chính châu (Giao Châu), lập lại các quận cũ, trong đó có quận Cửu Chân (Thanh Hóa). Dưới thời nhà Đường, đã bãi bỏ các quận để chia nước ta thành 12 châu, họp thành Giao Châu đô hộ phủ (tới năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ), quận Cửu Chân cũ (Thanh Hóa) từ năm 622 đổi thanh Châu Ái. Từ đời Tùy, quận trị Cửu Chân chuyển từ Tư Phố về Đông Phố (tức làng Đông Phố, xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn). Suốt thời kỳ đô hộ của nhà Đường, Đông Phố vẫn là quận trị của Cửu Chân.
Dưới triều Tiền Lê, các đơn vị hành chính trong nước được sắp xếp lại, chia thành các lộ, phủ, châu. Châu Ái (Thanh Hóa) với trị sở Đông Phố vẫn giữ vai trò quan trọng như trước.
Năm 1009, nhà Lý lên thay nhà Tiền Lê, cả nước được chia làm 24 lộ, dưới lộ là các phủ, châu. Ái Châu đổi thành lộ “Thanh Hóa”, cũng gọi là phủ Thanh Hóa. Lỵ sở lộ Thanh Hóa thời này dời về Duy Tinh (gồm Vĩnh Lộc, Mỹ Lộc, Thuận Lộc, xã Văn Lộc, Hậu Lộc ngày nay). Duy Tinh là địa điểm thứ ba của trung tâm tỉnh Thanh Hóa trên con đường tiến về Thành phố ngày nay.
Đến thời Trần, 24 lộ thời Lý được đổi thành 12 lộ; lộ Thanh Hóa tương đương với đơn vị hành chính thời Lý. Năm 1397, lộ Thanh Hóa được đổi thành trấn Thanh Đô.
Sau khi nhà Hồ đoạt ngôi nhà Trần, lại đổi thành phủ Thiên Xương, cùng với Cửu Chân và Ái Châu hợp làm Tây Đô (để phân biệt với Thăng Long là Đồng Đô). Phủ Thiên Xương dưới thời nhà Hồ được đổi thành phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu và 11 huyện.
Sau khi thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và sáng lập ra triều Lê. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), vào năm 1466 đã điều chỉnh lại đơn vị hành chính, cả nước chia làm 12 đạo thừa tuyên, bãi bỏ một số đơn vị trung gian như trấn, lộ; đổi lộ làm phủ, đổi phủ làm châu, đặt thừa tuyên Thanh Hóa. Năm 1469 lại đổi thành thừa tuyên Thanh Hoa (tên gọi Thanh Hoa bắt đầu từ đây), lãnh 4 phủ, 16 huyện, 4 châu.
Dưới thời Lê-Mạc phân tranh, trung tâm của Thanh Hóa lúc này dời về Yên Trường (nay thuộc Thọ Lập, Thọ Xuân), nằm bên bờ trái sông Chu. Năm 1759, đời Lê Hiển Tông, trấn Thanh Hoa chia làm hai vùng, nội trấn là Thanh Hóa ngày nay, ngoại trấn là hai phủ Trường Yên và Thiên Quang của trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình). Lỵ sở nội trấn Thanh Hoa lại dời về địa điểm cũ là Dương Xá.
Sau khi đại thắng quân Thanh (1789), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế. Về tổ chức hành chính, đời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành.
Đến năm 1802, đời Gia Long, Thanh Hoa vẫn gọi là trấn, nhưng vùng ngoại trấn mới tách ghép với Bắc thành vào đời Tây Sơn đã được trả lại như cũ.
Sau khi dời tỉnh lỵ về địa điểm mới, tháng 5 năm Giáp Tý (1804), theo chỉ dụ của Vua Gia Long, Trấn thành Thanh Hoa được thành lập. Làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn được chọn để xây dựng Trấn lỵ. Lúc dời từ Dương Xá về Thọ Hạc, ngoài đất thôn Thọ Hạc, còn cắt thêm đất các thôn Phú Cốc, Mật Sơn, tất cả chia thành hai giáp: Đông Phố và Nam Phố. Giáp Đông Phố có 10 ấp: Văn Trường, Đông Trường, Tiền Nghĩa, Hậu Thành, Đông Lân, Đông Lạc, Tả Biên, Phú Mỹ, Hữu Biên, Bắc Biên. Giáp Nam Phố có 7 ấp: Tây Lý, Hữu Môn, Tiền Môn, Nhân Lý, Đông Lý, Nam Lý, Đông Thành.
Tháng 7 năm Giáp Tý (1804), do bão lụt, nhà vua bãi việc quân dân lấy đá xây Trấn thành. Đến năm Minh Mạng thứ 9 (năm 1828) mới khởi công xây dựng Trấn thành bằng gạch, đá. Năm đó được mùa nên việc xây dựng Trấn thành có nhiều thuận lợi, chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành.
Việc chọn Thọ Hạc làm nơi đặt tỉnh lỵ là một quyết định đúng đắn. Trước hết, nơi đây là đầu mối giao thông thuận lợi. Khác với các địa điểm đặt lỵ sở trước đây, Thọ Hạc nằm ngay trên trục đường bộ chính, nối liền hai miền Nam – Bắc. “Con đường thiên lý” đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đi lại của cư dân, binh lính, cũng như vận chuyển lương thực, hàng hóa vào thời bình và quân lương, vũ khí khi xảy ra chiến sự. Từ tỉnh lỵ có nhiều đường tỏa ra nối liền các phủ, huyện trong tỉnh, tới các châu lỵ miền rừng núi phía Tây, thông thương ra các tỉnh phía Bắc, vào phía Nam và sang Lào. Mạng lưới đường thủy cũng rất thuận tiện. Bên cạnh đó, tỉnh lỵ lại nằm ở một vùng liền kề nhiều địa phương có ngành nghề thủ công truyền thống khá phát triển.
Theo thuyết phong thủy thì Trấn thành được xây dựng trên lưng chim Hạc, vì vậy có tên là Hạc Thành. Câu ca:
“ Thanh Hoa thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”
Xuất hiện sau ngày xây dựng Trấn thành cho thấy vị trí đắc địa, cảnh thơ mộng của Trấn thành Thanh Hoa. Cùng lúc xây dựng Trấn thành là việc mở chợ tỉnh, chợ trâu, bò để lưu thông hàng hóa. Những phường nghề thủ công tập hợp lại dựng nên các phố Hàng Thao (làm nón quai thao), Hàng Đồng (buôn bán đồ đồng), Hàng Than, Hàng Thêu, Lò Chum… Dọc theo hai bên bờ, hữu ngạn là lò tiểu, tả ngạn là lò chum đã một thời nổi tiếng, gốm xứ Thanh nhộn nhịp trên bến, dưới thuyền, ngược xuôi ra Bắc, vào Nam, lan tỏa đến cả những quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản,...
Thời đó, việc quản lý hành chính trong nội bộ Trấn thành do viên Thành Thủ úy đảm nhiệm. Nhân dân ở ngoài thành đều họp thành làng do Lý trưởng trông coi. Trên làng từ năm 1831 trở đi là tổng. Các làng ở tỉnh lỵ thuộc hai tổng Thọ Hạc và Bố Đức thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1841, Vua Thiệu Trị đổi tên Trấn thành Thanh Hoa thành Thanh Hóa.
Tháng 11-1885, thực dân Pháp đổ bộ vào Thanh Hóa. Tổng đốc Nguyễn Thuật và án sát Vương Duy Trinh mở cửa thành đầu hàng. Đến cuối năm 1886 đầu năm 1887, thực dân Pháp hoàn toàn đặt ách thống trị lên nhân dân Thanh Hóa nói chung và tỉnh lỵ Thanh Hóa nói riêng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác thuộc địa, trực tiếp nắm toàn quyền cai trị tỉnh lỵ, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành mở rộng địa giới hành chính và thay đổi tên gọi là thị xã, thành phố.
Ngày 12-7-1899 Vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập Thị xã Thanh Hóa. Tiếp đó là đạo dụ ngày 19-3-1901 của nhà vua, được Nghị định ngày 4-7-1901 của Khâm sứ Trung Kỳ phê chuẩn, thì từ đây quan lại Nam triều không còn quyền hành quản lý Thị xã. Viên Bang tá ăn lương theo ngạch Nam triều chỉ có nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng trong Thị xã. Bộ máy quản lý hành chính cơ sở vẫn được tiếp tục theo lối cũ. Phải đến năm 1918 mới thành lập các phường là: Tả Môn (Cửa Tả), Hữu Môn (Cửa Hữu), Bắc Môn (Cửa Hậu), Nam Môn (Cửa Tiền), Đông Lạc, Thành Thi, Nam Lý, Phú Cốc, Vân Trường, Bào Giang, Đức Thọ (Lò Chum) do Trưởng phường trông coi, dưới sự quản lý trực tiếp của Bang tá.
Nhằm đẩy nhanh chương trình khai thác thuộc địa, bóc lột nhân dân, ngày 31-5-1929 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định nâng cấp Thị xã Thanh Hóa lên Thành phố Thanh Hóa. Người đứng đầu chính quyền là Đốc lý do Công sứ chủ tỉnh kiêm nhiệm (Résident-maire). Hội đồng thành phố do Công sứ đứng đầu, Tổng đốc là trợ lý, cùng 2 thành viên người Pháp và 2 thành viên người Việt (đều thuộc tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản). Mọi công việc chuyên môn đều do Công sứ chỉ định cho các ngành chuyên môn cấp tỉnh thực hiện.
Nghị định ngày 21-9-1929 của Công sứ - Đốc lý điều chỉnh địa giới Thành phố: Bắc giáp làng Thọ Hạc (cột mốc: cống Cầu Bò); Nam giáp làng Mật Sơn (cột mốc: Ngã ba Tịch Điền), Đông giáp sông Bến Ngự (cột mốc: Cầu Sâng, cầu Bốn Voi, cầu Cốc), Tây giáp phủ Đông Sơn (lấy đường sắt làm ranh giới). Đơn vị hành chính cơ sở gồm 6 phường (từ phường đệ nhất đến phường đệ lục) do Trưởng phường trông coi. Năm 1943 lập thêm phường thứ 7 (phường đệ thất) gồm phần đất và dân cư làng Thọ Hạc ở phía Đông đường sắt.
Ngày 2-8-1930, với mục đích tăng cường bộ máy đàn áp, nhằm xiết chặt quản lý mọi hoạt động của người dân, đặc biệt là đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân Thành phố do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định thiết lập Chánh Cảnh sát Thành phố.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (1/9/1939), phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương (1940), nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ 2 tròng”. Đêm 9 rạng sáng ngày 10-3-1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Bộ máy quản lý hành chính phục vụ quân đội Nhật ra đời. Để không gây xáo trộn bất lợi trong tình hình mới, chức Bang tá được duy trì ở Thành phố Thanh Hóa, cấp cơ sở vẫn do Trưởng phường quản lý.
Mùa Thu tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Thành phố Thanh Hóa vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Thành phố được thành lập. Ngày 6-1-1946, cùng với cử tri cả nước, cử tri Thành phố Thanh Hóa tham gia bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Dưới chế độ mới, chính quyền cách mạng đã có sự điều chỉnh về quản lý các đơn vị hành chính. Ngày 24-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 11 quy định những thành phố thuộc tỉnh đều gọi là thị xã. Thị xã là cấp chính quyền ở đô thị. Thực hiện Sắc lệnh, Thành phố Thanh Hóa trở lại đơn vị hành chính là Thị xã.
Tháng 4 - 1946, lần đầu tiên trong lịch sử Thị xã Thanh Hóa, nam, nữ cử tri hồ hởi tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân Thị xã. Sau đó Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban hành chính. Từ đây Ủy ban hành chính Thị xã kế thừa và thay thế Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đơn vị hành chính Thị xã Thanh Hóa có nhiều thay đổi:
Tháng 7-1947, Thị xã thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, cấp chính quyền Thị xã và các khu phố chính thức giải thể. Vùng đất Thị xã được giao cho Ủy ban hành chính kháng chiến của huyện Đông Sơn quản lý.
Tháng 8-1952, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định lập Ủy ban kháng chiến hành chính Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa (tương tự như một xã lớn). Đầu năm 1953, được nâng cấp ngang với huyện và trở thành Ủy ban kháng chiến hành chính Khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa. Tháng 7-1954, Ủy ban kháng chiến hành chính Khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa trở về tiếp quản vùng đất Thị xã cũ.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã có nhiều thay đổi. Thị xã Thanh Hóa được chia thành 7 khu phố. Khu phố 1: gồm địa bàn xóm Tân Hương, Tân Hà, Trường Thi; Khu phố 2: gồm địa bàn Phú Thọ, Dốc Ga; Khu phố 3: gồm địa bàn Quang Trung A, Quang trung B; Khu phố 4: Ba Đình; Khu phố 5: gồm địa bàn Vườn Hoa, Phú Cốc; Khu phố 6: Trần Phú, Cao Thắng; Khu phố 7: Lò Chum.
Ngày 16-3-1963, Chính phủ quyết định sáp nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn, Nam Ngạn, thuộc huyện Đông Sơn) và xóm Núi thuộc xã Hoằng Long huyện Hoằng Hóa vào Thị xã Thanh Hóa.
Ngày 18-8-1971, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 226-TTg sáp nhập các xã Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương vào Thị xã Thanh Hóa.
Ngày 3-7-1981, Ủy ban hành chính Tỉnh ra Quyết định số 511 chuyển các Tiểu khu hành chính thành phường. Tiểu khu Hoàng Hoa Thám thành phường Lam Sơn, tiểu khu Quang Trung thành phường Ngọc Trạo; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn. Thị xã Thanh Hóa có 8 phường và 5 xã.
Ngày 5-5-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị, Thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại IV. Ngày 14-8-1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định 214 - BXD/ĐT công nhận Thị xã Thanh Hóa là đô thị loại III.
Ngày 1-5-1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/CP thành lập Thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở thị xã Thanh Hóa. Thành phố có các đơn vị cơ sở, diện tích, dân số và địa giới của Thị xã Thanh Hóa cũ.
Ngày 28-6-1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: phường Trường Thi và phường Nam Ngạn.
Ngày 6-12-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới Thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn; hai xã Quảng Thành, Quảng Hưng và 49,03 ha đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào Thành phố. Sau khi điều chỉnh địa giới, Thành phố có diện tích tự nhiên 5.857 ha và 169.003 nhân khẩu; gồm 17 đơn vị hành chính (11 phường và 6 xã).
Ngày 14 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 44/CP chia tách phường Phú Sơn thành 2 phường: Phú Sơn và Tân Sơn.
Ngày 29 - 4 - 2004, nhân dịp kỷ niệm 200 năm đô thị tỉnh lỵ và 10 năm thành lập Thành phố, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg công nhận Thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa là đô thị loại II.
Như vậy, cùng với quá trình mở rộng địa giới và thiết lập bộ máy quản lý hành chính, đã hình thành nên Thành phố tỉnh lỵ Thanh Hóa. Đến năm 2010, Thành phố có diện tích tự nhiên 57,89 km2, với số dân đô thị là 270.000 người, bao gồm 18 phường, xã.
III. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Khai phá đất đai, phát triển sản xuất, xây dựng làng xã, đô thị
Vùng đất Thành phố chứa đựng nhiều tầng văn hóa từ thời các Vua Hùng dựng nước cho đến hôm nay.
Hơn 2000 năm về trước, cư dân bản địa đã biết cấy lúa, trồng ngô, khoai, sắn; chăn nuôi gia súc như bò, lợn, gà; đã biết chế tác đá, nung gốm, luyện đồng,...
Các tài liệu khảo cổ học cho biết cách đây hơn 2000 năm, dân cư bản địa làng Đông Sơn đã biết chế tạo công cụ canh tác nông nghiệp bằng đồng (lưỡi cày, liềm gặt lúa…), biết chăn nuôi trâu, bò và dùng trâu, bò làm sức kéo; biết đắp bờ, khoanh vùng giữ nước tạo điều kiện canh tác thường xuyên thâm canh, tăng vụ để có lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
Những di tích, di chỉ đồ đồng tìm thấy ở làng Đông Sơn và những hình ảnh khắc họa trên trống đồng khẳng định từ trước công nguyên các nghề chăn nuôi, đánh cá, săn bắn ở đây rất phát triển.
Các công cụ bằng đá như rìu, đục,… những đồ trang sức phụ nữ như các loại khuyên tai bằng đá granit hay ngọc bích,… những hạt cườm hình trụ bằng đá trắng như ngà được khoan tiện tinh vi chứng tỏ trình độ kỹ thuật cao của người thợ đá Đông Sơn trong việc chế tác đá mỹ nghệ thời bấy giờ.
Những mảnh gốm và đồ dùng bằng gốm còn nguyên với nhiều kiểu dáng khác nhau, như nồi, vò, bình,… được trang trí nhiều hoa văn, mà phổ biến là hoa văn đấu thừng,… và kiểu lóng mốt, lóng đôi, lóng nia, lóng thúng,… mà nan tre được vót đều đặn giống hệt như ngày nay, chứng tỏ nghề đan lát nhờ có công cụ bằng kim loại đã phát triển.
Nghề đúc đồng phát triển đến giai đoạn cực thịnh, chứng minh cả một chu kỳ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau: Từ khai mỏ, xây lò nấu quặng, pha chế hợp kim đến làm khuôn và tiến hành đúc, cho thấy người thợ đúc đã đạt trình độ kỹ thuật nhất định và khả năng tổ chức khá cao, tiến xa hơn các giai đoạn trước trong đúc kim loại.
Trong số các di vật tìm được ở Đông Sơn, di vật đặc trưng nhất cho nền văn hóa Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn không chỉ có mặt ở Việt Nam, mà còn có cả ở miền Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,Indonesia, cho thấy văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa ra thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý, những cư dân đến tụ cư, lập nên làng Thọ Hạc. Người dân Thọ Hạc xưa có mặt sớm nhất ở vùng đất ghềnh trũng này, có công khai phá một vùng đất rộng lớn. Khi Quang Trung - Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược (1788) đã chọn nơi đây đặt đại bản doanh tập kết quân sĩ, tuyển mộ thêm quân, làm lễ thệ sư: Vua tôi đồng lòng đánh một trận khiếp đảm, kinh hồn để bè lũ phương Bắc biết đất Nam có chủ.
Khi Vua Minh Mạng có sắc chỉ đặt tên cấp tổng, đơn vị hành chính trên làng, xã, dưới huyện, thì tên gọi Thọ Hạc được chọn để đặt làm tên tổng – tổng Thọ Hạc cho một vùng đất rộng lớn mà giới hạn: Đông là Vạn Sơn (xã Đông Hải), Tây là Hồ Thôn (xã Đông Lĩnh), Bắc là Đại Khối (xã Đông Cương). Nam là Yên Biên (xã Quảng Thắng). Sau làng Thọ Hạc là các làng Cẩm Bào, Bố Vệ, Nam Ngạn, Định Hòa, Vệ Yên…. để dần dần hình thành nên một quần thể cư dân đông đúc, xóm làng trù phú.
Tháng 12 năm Quý Mão (1843) - năm Thiệu Trị thứ 3, nhà vua “hạ lệnh cho tỉnh Thanh Hóa đóng một chiếc thuyền bọc đồng gọi tên là thuyền Thọ Hạc”. Ngày 14-4-1845, chiến thuyền Thọ Hạc cùng với 4 chiến thuyền khác là Kim Long, Phấn Bằng, Lĩnh Phương, Văn Bằng đậu ở vũng Trà Sơn đã cùng với các tay súng lớn trên các đồn ải xung quanh cảng Đà Nẵng bắn trả các tàu hải quân Pháp khi chúng nổ súng tiến đánh trước.
Hương Bố Vệ là đơn vị cư dân đầu tiên ở phía Nam Thành phố. Các làng Phú Cốc, Mật Sơn, Quảng Xá, Tạnh Xá, Vệ Yên… nối tiếp sau đó vào thế kỷ XVII-XVIII. Làng Phú Cốc chia đôi lập nên Cốc Hạ, làng Cẩm Bào chia ra ba Hương Bào nội, Hương Bào ngoại, Bào Giang do con sông đào thời Nguyễn làm phân cách.
Làng Đức Thọ là khu làng cuối cùng trong vùng đất Thành phố được thành lập vào cuối thế kỷ XIX, khi dòng sông đào từ Tạnh Xá qua Hương Bào nối với sông Mã được hoàn tất. Cắt từ làng Đức Thọ - Hương Bào đến Bố Vệ - An Biên của tổng Thọ Hạc lập thành tổng Bố Đức.
Trên mặt bằng khai phá đất đai, xây dựng thôn xã, đến lúc này đã có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh của toàn vùng đất Thành phố. Trên bình diện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa của một vùng đô thị, nổi lên nghề gốm của làng Đức Thọ chuyên sản xuất chum, vại sành, tiểu sành,… Đây là cơ sở sản xuất được xếp vào loại lớn ở trong nước và cả Đông Dương, sản phẩm được bán cả trong Nam, ngoài Bắc.
Ngay giữa vùng đất nội đô cũng còn nhiều khoảnh đất được trồng trọt. Thành ngữ “táo Mật (Mật Sơn), na Nhồi, ổi Đông Sơn, cà làng Hạc” chỉ 4 sản phẩm đặc trưng của đất nơi này.
Giao lưu hàng hóa chỉ mới diễn ra ở chợ tỉnh (khoảnh đất giới hạn bởi các phố Tống Duy Tân, Lê Hoàn, Cao Thắng); phố hàng, phường nghề được tập trung như: Hàng Hương, Hàng Đồng, Hàng Than, Hàng Thao, Thợ Thêu…
Chợ Thanh Hóa là chợ lớn nhất trong tỉnh, tháng họp 3 phiên chính vào các ngày mồng bảy, mười bảy, hai mươi bảy âm lịch. Còn 3 phiên xép chợ họp vào các ngày mồng hai, mười hai và hai mươi hai. Các phiên chợ chính và xép của chợ tỉnh Thanh Hóa đều họp trước các phiên chính và xép của chợ Vinh (Nghệ An) một ngày để khách buôn có thể vào chợ Vinh sau khi họp chợ Thanh. Vào những phiên chợ, quang cảnh tỉnh lỵ thật náo nhiệt. Ngay từ đêm hôm trước, người và hàng hóa từ các phủ huyện xa gần đã đổ về để tờ mờ sáng hôm sau họp chợ. Bên cạnh mặt hàng rất phong phú do địa phương sản xuất, còn có các mặt hàng nổi tiếng của các địa phương khác mang tới, như: chiếu Nga Sơn, lụa Thiệu Hóa, chum vại Đông Sơn, nước mắm Quảng Xương,…; lâm thổ sản từ các châu miền núi theo đường sông về. Đặc biệt, vào các ngày phiên chính, còn có chợ trâu, bò. Trâu, bò của Thanh Hóa được các thương lái ngoài Bắc rất ưa chuộng. Xung quanh tỉnh lỵ cũng có nhiều chợ vệ tinh cung cấp các mặt hàng truyền thống của địa phương, như: chợ Lưu Vệ, chợ Bố Vệ, chợ Dương Xá,…
Do nhu cầu của thị trường, các nghề nung vôi, đúc gạch phát triển ở cầu Sâng, Phú Thọ; nghề thêu ren, nghề thuộc da và làm đồ dùng bằng da, nghề làm mũ, đóng khăn đội đầu, nghề may mặc… tập hợp một số đông thợ thủ công về thị xã… Nghề bốc vác, vận chuyển bằng xe thô sơ, một loại lao động nặng nhọc vất vả, nhưng vẫn phát triển vì nông dân không có ruộng đất phải ra Thị xã kiếm sống. Đến năm 1915, dân số toàn Thị xã có 7000 người (không kể 749 người là Pháp kiều, Hoa kiều và Ấn kiều).
Truyền thống văn hóa
Thanh Hóa trong đó có vùng đất Thành phố được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Thành phố Thanh Hóa tọa lạc trên vùng đất cổ của nền văn hóa Đông Sơn; là vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ẩn chứa trong lòng nhiều tầng văn hóa.
Dấu ấn văn hóa còn lưu tại làng cổ Đông Sơn - nơi cư trú của người Việt cổ, với di chỉ trống đồng Đông Sơn phát hiện vào năm 1924. Chính vì điều đó mà được đặt tên cho một nền văn hóa: Văn hóa Đông Sơn. Đại Khối xã Đông Cương còn lưu giữ được nhiều công cụ chế tác, dấu ấn chuyển tiếp từ thời đồ đá cũ Núi Đọ sang thời đồng thau Đông Sơn.
Cũng như nhiều địa phương khác, lịch sử phát triển của vùng đất và con người Thành phố, bên cạnh những điểm tương đồng cũng có những điểm khác biệt, mang bản sắc văn hoá riêng làm phong phú đặc tính và không gian văn hóa xứ Thanh.
Các thế hệ người dân nơi đây, trải bao biến thiên của lịch sử, đã nêu cao tinh thần đoàn kết trong cuộc sống lao động sản xuất, hòa đồng thiên nhiên, cùng nhau sáng tạo và thêu dệt lên bức tranh văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhân dân Thành phố vô cùng tự hào về bề dày lịch sử truyền thống đấu tranh với thiên tai và địch họa cũng như đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá đặc sắc.
Về giáo dục, cũng giống như mọi thôn, làng khác trong tỉnh, các làng, xã xưa của vùng đất Thành phố đều có các lớp học chữ Hán do thầy đồ dạy chữ, nơi đặt lớp là các gia đình khá giả trong làng muốn con hay chữ. Khi đã học hết sách của thầy đồ trong làng, những người muốn học thêm lại đi tìm thầy học nơi xa. Chính vì với tinh thần hiếu học ấy mà dưới triều Lê, vùng đất Thành phố đã có 4 vị đỗ đại khoa.
Ông Lê Bá Giác vốn quê ở đất Lam Sơn (Thọ Xuân), trú quán ở xã Bố Vệ (phường Đông Vệ), đỗ Hoàng Giáp khoa thi Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục, làm đến chức Đô ngự sử.
Ông Lê Trọng Bích em ruột ông Lê Bá Giác, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1508) đời Lê Uy Mục, làm đến chức Tả Thị lang.
Sau khi thi đậu đã làm quan trong triều, nhớ về nơi mình trưởng thành, hai vị đã xây dựng cầu qua sông cho làng, nên đến nay dân làng vẫn còn nhắc đến chuyện “Cầu Anh, Cầu Em”.
Ông Nguyễn Tạo quê làng Thọ Hạc (nay thuộc phường Đông Thọ), năm 53 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670) đời Lê Huyền Tông, làm chức Công Khoa cấp sự trung.
Ông Đỗ Huy Cư (tức Đỗ Huy Tuân) quê ở Lễ Môn, xã Đông Hải, năm 30 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) đời Lê Hiển Tông, làm đến chức Hàn lâm Hiệu thảo, đã đi sứ nhà Thanh.
Đến khi Trấn thành Thanh Hoa được dời về làng Thọ Hạc, trường nho học cấp tỉnh trước đặt ở làng Quảng Xá, sau dời về làng Thọ Hạc (khu đất giới hạn Cửa Tiền - Nguyễn Trãi - Lê Hồng Phong - Hạc Thành), và khoa thi Hương đầu tiên của Thanh Hóa diễn ra tại làng Thọ Hạc (khu đất giới hạn đường Nguyễn Thái Học - Trường Thi - Nguyễn Tạo - Cao Bá Quát), lấy đỗ hai Cử nhân thì một trong hai người đó là ông Nguyễn Hữu Bình, cư trú ở xã Bố Vệ, làm quan đến chức Hiệp Trấn.
Việc dựng nhà bia khuyến học ở Trường Thi vào năm Thành Thái thứ 3 (1891) “đã cổ vũ thêm kẻ sỹ học tập và chấn động lòng người, ngày càng có nhiều sỹ tử đến Trường Thi”.
Suốt triều Nguyễn có 47 khoa thi Hương thì Trường thi Thanh Hóa tổ chức 31 kỳ. Trong 31 kỳ thi, vùng đất Thành phố có 6 vị đỗ cử nhân: Ông Nguyễn Duy Trinh, người xã Đông Hương, đỗ cử nhân khoa Mậu Dần năm Tự Đức thứ 31 (1878). Ông Ngô Văn Bản, người thôn Quảng Xá, xã Bố Vệ, đỗ cử nhân khoa Đinh Dậu, năm Thành Thái thứ 9 (1897) lúc 31 tuổi. Ông Nguyễn Duy Tân, người xã Bố Vệ, đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu năm Duy Tân thứ 3 (1909). Ông Lê Nguyên, làng Thọ Hạc và ông Nguyễn Đan Quế, làng Đức Thọ Vạn cùng đỗ Cử nhân khoa Nhâm Tý, năm Duy Tân thứ 6 (1912). Ông Vũ Đức Dương, người thôn Quảng Xá, đỗ cử nhân khoa Ất Mão năm Duy Tân thứ 9 (1915).
Phong trào tân học (học chữ Quốc ngữ) xen kẽ với phong trào cựu học (học chữ nho). Bắt đầu từ khoa thi Kỷ Dậu, năm Duy Tân thứ 3 (1909), sỹ tử đã phải làm một đề thi bằng chữ Quốc ngữ ở kỳ thứ 3, sang kỳ thứ 4 dịch một đề thi tiếng Pháp sang chữ Quốc ngữ (nếu tình nguyện). Đến khoa thi Ất Mão, năm Duy Tân thứ 9 (1915), đề luận Quốc ngữ ở kỳ thứ 2 đã toàn dùng chữ Pháp. Khoa thi Hương cuối cùng tổ chức vào năm Khải Định thứ 3 (1918) đã chấm dứt việc dùng chữ Hán trong văn bản hành chính mà chuyển sang chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Hai anh em Lê Liên Giao, Lê Liên Vũ, người làng Đức Thọ Vạn thông minh hiếu học đã cùng thi đỗ Trung học vào năm 1925, sau 10 năm học từ lớp Đồng ấu bậc Tiểu học đến lớp Đệ tứ bậc Trung học (Collège). Trường Nho học cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lỵ trở thành Trường Tiểu học Pháp - Việt. Các trường làng, trường huyện chỉ học đến lớp sơ đẳng, từ lớp nhì đệ nhất phải lên trường tỉnh. Về sau trường huyện mới có đến lớp nhất. Đến năm học 1931-1932, Thanh Hóa mới có Trường Trung học (Collège).
Với cách học hành, thi cử như trên thì chỉ có con em những nhà giàu có, dư giật của cải ở các vùng, miền trong tỉnh mới có điều kiện về tỉnh lỵ theo học. Những gia đình nghèo ở đô thị tỉnh lỵ cũng không thoát khỏi cảnh mù chữ.
Trên vùng đất Thành phố, Vương triều Nguyễn đã thiết lập Đàn Xã tắc ở xã Thọ Hạc (1821), Đàn Tiên Nông ở thôn Tạnh Xá (1834), Đàn Sơn Xuyên ở phía Tây Nam của thành Thanh Hóa (1825), Miếu Thành Hoàng ở thôn Phú Cốc (1841). Gắn liền với việc thờ cúng này là lễ hội rước Thần Nông và cày ruộng (Lễ Tịch Điền) vào dịp lập xuân hàng năm.
Làng Bố Vệ có Thái Miếu thờ các vị vua, hoàng hậu và công thần triều đại nhà Lê. Việc thờ cúng ở Thái Miếu các vua Lê được dời từ thành Thăng Long về thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ vào tháng 3 năm Gia Long thứ 3 (1804). Hàng năm vào dịp 21, 22 tháng 8 âm lịch, các quan đầu tỉnh đều cử hành lễ dâng hương. Phường Đông Vệ còn có chùa Đại Bi (chùa Mật Sơn) thờ Vua Lê Thần Tông và sáu vị Hoàng hậu.
Văn miếu được dời từ làng Văn Tập về làng Đông Sơn năm Gia Long thứ 4 (1805), thờ đức Khổng Tử.
Võ miếu được xây dựng năm Minh Mạng thứ 16 (1835); chính đường thờ Khương Thái Công (Khương Tử Nha); Tả vu thờ vị tướng Nguyễn Hữu Tiến; Hữu vu thờ danh tướng Lê Khôi, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Văn Trương.
Ngoài việc thờ cúng do vương triều thực hiện thì mỗi làng đều có đền - nghè - miếu thờ thành hoàng.
Làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng có nghè thờ Đức Thánh cả Lê Uy “Tướng vi thần” từ thời Lý, được các vương triều sau phong sắc “Thượng đẳng phúc thần”. Nơi đây còn có miếu đệ nhị thờ danh tướng Trịnh Thế Lợi, thời Lê Trung Hưng về ở ẩn đã có công cắm mốc, dồn dân lập làng như hiện nay.
Làng Cẩm Bào xưa (nay là Hương Bào, xã Đông Hương) thờ tướng quân Nguyễn Tĩnh, danh tướng cuối triều Lý đầu triều Trần, khi về hưu được cấp đất chiêu dân lập nên làng Cẩm Bào.
Đình làng Nam Ngạn thờ ông Chu Văn Lương, thầy giáo dưới triều Trần. Hưởng ứng lời thề “Sát Thát” từ Hội nghị Diên Hồng, ông đã chiêu binh lập nên một đội quân giúp triều đình tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.
Đình làng Định Hòa thờ tướng quân Lê Thành, người họ Đỗ, quê xã Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi. Ông đã hy sinh anh dũng năm 1426. Vua Lê Thái Tổ đã phong ông là “Thái úy Lộc quận công” và ban quốc tính.
Đình làng Vệ Yên thờ Nguyễn Phục - danh tướng thời Lê Trung Hưng, gắn liền với lễ hội chạy cờ, kéo chữ “Thiên hạ thái bình”. Làng Bào Giang thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; đền thờ cửa sông làng Nam Ngạn thờ tướng quân Trần Nhật Duật; làng Phú Cốc có đền thờ Tiến sỹ Tống Duy Tân…
Tín ngưỡng bản địa còn có hội lễ thờ Mẫu tại nghè Đình Hương gắn với lễ rước thần kết chạ mồng 3 tháng 3 hàng năm. Việc thờ cúng tổ tiên ở mọi gia đình vào ngày giỗ, ngày tết là một tín ngưỡng tốt đẹp ghi nhớ công ơn sinh thành, dạy dỗ của ông, bà, cha, mẹ đối với con cháu.
Đạo Phật, đạo Thiên Chúa cũng phát triển. Trên địa bàn Thành phố có nhiều ngôi chùa làng như Mật Đa, chùa Hương Quang (chùa Tranh) phường Nam Ngạn; chùa Thanh Hà ở Đức Thọ Vạn, chùa Đại Bi ở Mật Sơn… đến những ngôi chùa mang tính chất một vùng rộng như chùa Quảng Thọ, chùa Quảng Hóa, chùa Hội Đồng, chùa Phật học.
Từ một nhà thờ xứ nhỏ hẹp đã xây dựng nên nhà thờ địa phận Thanh Hóa, với các khu nhà Chung, nhà Xứ, nhà Tu kín, nhà Dòng Nốt-đam-đề- mít- si.ông (notredames des missions) nhà Dòng Mến Thánh giá, nhà Dòng Fờ-răng-xít-canh (Franciscain)…. đến nhà giảng đạo Tin lành,…
Truyền thống chống giặc ngoại xâm
Những tư liệu lịch sử còn lại ngày nay cho ta thấy ngay từ buổi đầu hình thành, cũng như trong quá trình dựng xây vùng đất xứ Thanh, biết bao thế hệ người dân nơi đây đã đoàn kết đấu tranh không ngừng để củng cố nền độc lập dân tộc cũng như chống lại chế độ cai trị hà khắc. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, những người dân nơi đây đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, góp phần xứng đáng vào những chiến công hiển hách của dân tộc.
Lịch sử suốt ngàn năm Bắc thuộc, xứ Thanh luôn là căn cứ tử thủ của nghĩa quân trong phong trào chống xâm lược. Năm 938, Ngô Quyền từ đất Ái Châu diệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Thời chống giặc phương Bắc, cư dân vùng đất này, trước hết là ở các làng Đại Khối, Đông Sơn, Đông Tác, thời bấy giờ đã góp phần mình vào sự nghiệp chống ngoại xâm, không để cho giặc phương Bắc xâm lược đồng hóa, mà ngược lại đã Việt hóa những kẻ di dân hàng loạt xuống phương Nam.
Trong kế sách giữ nước của nhà Trần, Thanh Hóa luôn có vai trò, vị trí đặc biệt:
“Cối Kê việc cũ người nên nhớ
Hoan, Ái hãy còn 10 vạn binh”
Sau Hội nghị Diên Hồng (1284) thầy giáo Chu Văn Lương, dạy học ở làng Nam Ngạn hăng hái đứng ra chiêu mộ dân binh góp sức cùng quân dân nước Đại Việt đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Kênh Bố Vệ còn ghi dấu cuộc chiến đấu quyết liệt do Trần Nhật Duật chỉ huy chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII, ca khúc khải hoàn, trăm họ được bình an, đất nước “ngàn thuở vững âu vàng”.
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) chống quân Minh xâm lược, trên địa bàn Thành phố, có những gia đình đi theo Lê Lợi ngay từ những ngày đầu như cha con Nguyễn Truyền, gia đình Lê Chí Quyển ở làng Lai Thành (Đông Hải), vợ chồng ông Lê Thành ở làng Định Hòa (xã Đông Cương)-một vị công thần được triều Lê ban quốc tính.
Năm 1789 (Kỷ Dậu), Quang Trung-Nguyễn Huệ đem đại quân ra Bắc đại phá 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. Trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa rất nhiều người tham gia nghĩa quân, đứng dưới lá cờ Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ngày 25-11- 1788 (Mậu Thân) đại quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân tiến ra Bắc khi qua Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung đã tuyển thêm được hơn 8 vạn quân lính và tổ chức duyệt binh ở làng Thọ Hạc (nay thuộc phường Đông Thọ).
Cuối thế kỷ XIX, Tả dực đô thống Trần Xuân Soạn, quê ở ngõ Sùng làng Thọ Hạc được Điện tiền Thượng tướng quân Tôn Thất Thuyết cử ở lại Thanh Hóa chỉ đạo phong trào Cần Vương chống Pháp thời kỳ 1885-1895. Ông đã xây dựng làng Thọ Hạc thành căn cứ hậu cần của nghĩa quân Cần Vương. Sau cuộc tập kích Hạc Thành của nghĩa quân Cần Vương đêm 11 rạng sáng ngày 12-3-1896, nhân dân làng Thọ Hạc bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Gốc cây đa cổ thụ làng Đông Tác bên bờ sông Thọ Hạc và khúc sông gần cầu Bố Vệ chứng kiến cảnh thực dân Pháp tàn sát man rợ những người tham gia nghĩa quân Cần Vương chúng bắt được. “Suốt 3, 4 tháng trời chiều nào giặc Pháp cũng dẫn từng đoàn người làng Thọ Hạc đã bị xích tay, kể cả người già yếu, đến cầu Bố Vệ quẳng dần từng người xuống sông, người nào chìm thì chúng vỗ tay reo cười, người nào còn ngoi ngóp vùng vẫy thì chúng bắn luôn cho chết. Nước sông Bố Vệ đỏ ngầu như chậu máu”.
Trong phong trào Cần vương chống Pháp, Tiến sĩ Tống Duy Tân, Chánh sứ sơn phòng nghĩa quân Cần Vương Thanh Hóa, quê làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, hưởng ứng và phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp xâm lược. Sau đó ông bị tên học trò Cao Ngọc Lễ phản bội chỉ điểm cho giặc Pháp bắt và đưa về xử chém tại làng Phú Cốc ngày 5-10-1892, trước sự chứng kiến đầy căm thù của người dân đô thị.
Năm 1906, trước lúc xuất dương sang Nhật, nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu đã ghé qua Thanh Hóa để gặp gỡ Nguyễn Thượng Hiền và các sĩ phu yêu nước xứ Thanh, cùng nhau bàn bạc về con đường cứu nước. Hồi bấy giờ những người cựu học và tân học ở Thanh Hóa đã hưởng ứng giao lưu chung, lập ra Hạc Thành thư xã, cùng giao lưu với Đông Kinh nghĩa thục ngoài Bắc, Hợp Thương trong Quảng Nam và Triêu Dương ở Nghệ An. Khi phong trào chống thuế Trung Kỳ bùng nổ ở Nam - Ngãi (1908), sỹ phu Thanh Hóa nô nức hưởng ứng, dán bản hiệu triệu quần chúng ở đường phố, tỉnh lỵ. Tuy mới chỉ có lời hiệu triệu, chưa kịp hành động, nhưng chính quyền thực dân, phong kiến đã bắt giữ, tra tấn dã man, không cần xét hỏi.
Vùng đất Thành phố Thanh Hóa từ buổi ban đầu do cư dân bản địa khai phá, giữ gìn, bảo vệ phát triển cho đến khi được chọn để xây dựng nên Trấn Thành (1804), cư dân bốn phương về hội nhập mà phần lớn là những người có học, có nghề, tính cương trực, cởi mở, giàu lòng nhân ái, yêu nước, hy sinh vì nghĩa lớn, là chỗ dựa và là cái nôi sinh thành nuôi dưỡng lớp người cách mạng. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc, thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân địa phương để khi thời cơ đến thổi bùng ngọn lửa đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, giành lại quyền sống của con người, quyền mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
Ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến càng nặng nề bao nhiêu thì càng khơi dậy lòng căm thù sâu sắc và chí khí quật cường của nhân dân Thành phố. Truyền thống yêu nước và đấu tranh của nhân dân Thành phố trở thành một tài sản vô cùng quý giá, là cơ sở, là nền tảng để nhân dân đón nhận và đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tới thắng lợi huy hoàng của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 lịch sử.
Ở khoảng làng Dương Xá, tức làng Ràng, thuộc xã Thiệu Dương ngày nay.
Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1970, tr.197
Đại Nam nhất thống chí, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1970, tr.197
Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, tập 3, quyển XXV, tr.206;
Sđd, tập 3, quyển XXIV, tr.189
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn phát hiện năm 1924, hiện vật gồm đồ đá, đồ đồng, đồ sắt rất phong phú với hai tính chất cư trú và mộ táng, nên di chỉ Đông Sơn được khái quát thành văn hóa Đông Sơn (tên địa danh), đại diện cho di chỉ có khung niên đại và đặc trưng tương tự. Trống đồng Đông Sơn chỉ là di vật điển hình nhất của văn hóa Đông Sơn về đồ đồng. Trên cả nước có 379 di tích văn hóa Đông Sơn, thì Thanh Hóa có 124 di tích, di chỉ.
Đại Nam thực lục chính biên, tập XXIV, trang 462.
Trừ vùng đất cổ Đông Sơn - Đại Khối thì vùng đất này chỉ mới được khai phá từ đầu triều Lý, cách nay hơn 1.000 năm.
Theo Lơ Brơ-tông (H.LeBreton) thì năm 1915 tổng số người Kinh trong Tỉnh Thanh Hóa là 1.500.000 người
Hai ông người nhà nghèo đều thi vào Quốc học Huế mới có đủ điều kiện hoàn thành lớp đệ tứ bậc Trung học để tốt nghiệp được cấp bằng Liplôme
Người lập ra Đạo Nho và có “Thất thập nhị hiền” (72 học trò hiền tài).
Đại Nam Thực lục, tập 4, tr.772, xuất bản năm 2007.
Theo lệ: Đình thờ Thành Hoàng làng, Nghè thờ Văn quan, Đền thờ Võ Quan, Miếu thờ Nhân thần hoặc Thiên Thần, Phủ thờ Mẫu, Chùa thờ Phật – Song nhiều nơi quen gọi theo cách riêng. Ví như làng Đông Sơn có Nghè thờ Đức Thánh Cả là Thành Hoàng cao nhất, lại có miếu đệ nhị thờ một vị Thành Hoàng bậc thứ hai.
Nguyễn Thượng Hiền: Giọt lệ bể dâu.
Các tin khác