CHƯƠNG IV: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1954-1965)

Ngày 02/11/2014 16:08:49

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

 I. KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI (1954 - 1957)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp ký kết Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954) lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc nước ta  hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến tới thống nhất nước nhà.

Trong bối cảnh đó, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình, nhiệm vụ và chính sách mới của Đảng, chỉ ra 5 đặc điểm của cách mạng và nhiệm vụ chung của toàn Đảng trong giai đoạn mới là: "Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc".

Về nhiệm vụ kinh tế, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn quê.".

Trong bối cảnh lịch sử này, Thị xã Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là nơi ăn, chốn ở, công ăn việc làm cho nhân dân sau nhiều năm đi tản cư. Thêm vào đó là vấn đề trật tự trị an, bảo mật, trừ gian, ổn định tư tưởng cho đồng bào chuẩn bị hồi cư xây dựng quê hương.

Mặt khác, do ảnh hưởng của nạn hạn hán kéo dài vào tháng 7-1954 và tiếp theo là nạn lụt lớn vào cuối năm 1954 diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh, gây nhiều thiệt hại nặng nề và gây nên nạn đói khá trầm trọng đối với nhân dân trong tỉnh và nhân dân Thị xã.

Bên cạnh khó khăn, thử thách trên, Đảng bộ và nhân dân Thị xã cũng có những thuận lợi. Đó là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp đã cổ vũ, động viên nhân dân phấn khởi, tin tưởng bước tiếp trên chặng đường cách mạng mới. Đảng bộ và nhân dân Thị xã vốn có truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, tự lực tự cường, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và tổ chức đời sống, được sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, sự ủng hộ của các ngành, các cấp trong quyết tâm khôi phục, xây dựng Thị xã tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả tỉnh.

Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thị xã đã bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng lại quê hương, khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Chỉ thị 236/TTg, ngày 27-7-1954 của Thủ tướng Chính phủ về Hướng dẫn việc phục hồi các thị xã, thành phố trước đây đã tiêu thổ kháng chiến, Ủy ban kháng chiến hành chính khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa đã nhanh chóng trở về tiếp quản Thị xã cũ, tổ chức cho nhân dân hồi cư xây dựng quê hương. Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chính Tỉnh Thanh Hóa quyết định phục hồi Thị xã "trong một thời gian ngắn nhất để nhân dân hồi cư làm ăn, buôn bán và các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh trở về đóng trụ sở làm việc thuận tiện, tiếp xúc với nhân dân". Ủy ban Kháng chiến hành chính Tỉnh đã thành lập Ban Nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện các nội dung cụ thể như:

- Ổn định tinh thần cho nhân dân trước khi về Thị xã; định kế hoạch quy hoạch các khu vực để nhân dân trở về làm nhà và xây dựng các trụ sở, công sở làm việc; nghiên cứu vấn đề đất đai làm nhà cửa, vấn đề trật tự vệ sinh, giao thông, đường sá.

- Những người trước đây đã ở Thị xã và những người hiện nay muốn về Thị xã làm ăn buôn bán phải làm đơn nộp cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã.

Thông báo quy định rõ thời gian nộp đơn; quy định việc giải quyết đất làm nhà cho dân, cụ thể: Ai có đất cũ thì nay trở về làm nhà trên đất của mình, những người có nhiều đất được quyền làm nhiều nhà để ở hoặc cho thuê; những người không có đất ở Thị xã hiện tại, đang có nhà trên đất của người khác, thì báo cáo Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã biết để sắp xếp lại; những người không có đất ở Thị xã, mà đang buôn bán ở nơi khác muốn về Thị xã cũng phải báo cáo Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã biết để thu xếp; đối với đất công và đất vắng chủ, chính quyền sẽ xét cấp cho những người không có đất tạm mượn làm nhà buôn bán"

Tỉnh ủy đã ban hành bản nội quy về xây dựng nhà cửa, bảo đảm trật tự, an ninh, vệ sinh với nội dung cụ thể: Nhà phải làm đúng phần đất được chia, nhà cửa phải gọn gang, ngăn nắp, sạch sẽ, tránh hỏa hoạn, giếng nước phải nâng cao, nền sạch, 1 gia đình hay 3-4 gia đình có 1 nhà tiêu riêng đảm bảo vệ sinh; tránh phóng uế bừa bãi, không đi tiểu tiện dọc đường phố, người và xe cộ luôn đi về bên phải, không họp chợ dọc đường, không đổ rác, nước bẩn ra đường phố; định kỳ làm công tác vệ sinh chung, xây dựng tình đoàn kết, giữ gìn trật tự trị an; nhân dân trở về Thị xã phải theo đúng các đợt do Ban Chỉ đạo ấn định.

Để giúp Thị xã giải phóng lòng đường, vỉa hè hiện đang còn ngổn ngang đất đá, bụi rậm, Tỉnh đã huy động 2.000 dân công thuộc các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung về Thị xã, với gần 3 vạn ngày công mở rộng các con đường Vườn Hoa, Phố Lớn, Cao Thắng, Phố Chợ và các phố ngang. Vì vậy, đường sá lúc này trở nên phong quang, gần 3 vạn m3 đất đá được dọn sạch tạo nên 6.748 m đường nội thị rộng thoáng; 4.645 m mương tiêu thoát nước. Nhờ vậy mà hai đợt mưa dài ngày (17 và 21-9-1954) tuy gây trận lụt lớn ở tỉnh Thanh Hóa, nhưng tại khu vực Thị xã nước vẫn rút, thoát rất nhanh, kịp phục vụ cho xây dựng nhà cửa, khôi phục Thị xã.

Trong việc mở mang đường sá nội thị, xác định kiểu mẫu nhà, Thị xã đã thực hiện theo định hướng chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV, đó là: duy trì các hồ xung quanh thành cũ, không lấp hồ và giữ gìn cảnh quan cho sạch sẽ…

Thực hiện chủ trương hồi cư, khôi phục và phát triển Thị xã, Thị ủy và các tổ chức Đảng ở khu phố đã chia làm hai bộ phận: Một bộ phận ở lại nơi sơ tán để ổn định tinh thần cho nhân dân và tổ chức nhân dân về từng đợt; một bộ phận về trước để tổ chức đón đồng bào. Cuối tháng 9-1954, nhân dân ở tất cả các nơi sơ tán đều được cấp ủy tổ chức thảo luận chủ trương, kế hoạch phục hồi Thị xã, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hồi cư.

Để tiến hành cấp đất cho nhân dân, Ủy ban hành chính Thị xã đã tổ chức cho các xóm, phố bình và đề nghị cụ thể cho từng trường hợp. Kết quả năm 1954, Thị xã đã tiến hành 3 lần cấp đất, đã cấp 1.351 suất đất và đã có 1.030 gia đình về làm nhà ngay trong năm 1954. Các công sở như: Cơ quan Thị ủy, Ủy ban  hành chính, Công an, Phòng thông tin được xây dựng nhanh chóng bằng luồng, nứa nhưng chắc chắn và đẹp mắt với kinh phí xây dựng tương đương 169 tấn thóc, quy thành tiền lúc đó là 19.771.258 đồng. Việc xây mới nhà cửa của nhân dân và các cơ quan của Tỉnh, Thị xã trên địa bàn kéo dài đến năm 1957. Toàn Thị xã đã xây dựng được 162.175m2 nhà tranh, 28.455m2 nhà gạch 1 tầng và 96m2­­ nhà gạch 2 tầng của nhân dân, cơ quan đã xây dựng được 87.942m2 nhà tranh và 5.878m2 nhà gạch 1 tầng. Đến tháng 10-1957, đã có 527 căn nhà của các cơ quan và 3.931 căn nhà của nhân dân được xây dựng.

Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị cũng được Thị ủy, Ủy ban hành chính quan tâm chỉ đạo. Kết quả trong 3 năm (1955 - 1957) đã tu bổ 9 cống, xây mới 579 cống qua đường, nạo vét 27.976 m kênh, xây mới 6.200m2 bến xe ôtô; 67.500m2 chợ; 184m2nhà tiêu công cộng; dựng 572 cột điện với chiều dài dây dẫn là 5.000m, có 50 bóng đèn đường, đặt 8.750 ống nước có 88 vòi công cộng, tu bổ lại 19.800m2 sân vận động.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thị ủy, Ủy ban  hành chính Thị xã, được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, của nhân dân các huyện bạn nhất là sự tận tụy, tự lực tự cường, đoàn kết tương trợ giúp nhau, kết quả sau 3 năm (1955- 1957) Thị xã Thanh Hóa đã hoàn thành kế hoạch khôi phục, bộ mặt Thị xã hoàn toàn mới (tuy còn đơn sơ). Những kết quả đó đã tạo điều kiện, tiền đề và niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã trong xây dựng và phát triển Thị xã về mọi mặt ở giai đoạn tiếp nối.

Bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, điều quan tâm đầu tiên của Thị ủy và Ủy ban  hành chính Thị xã là việc xác định cụ thể ngành sản xuất trung tâm của tỉnh lỵ là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với phương hướng phục vụ và thúc đẩy nông nghiệp. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nông thôn được mùa hay mất mùa đều tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế ở Thị xã.

Về công nghiệp, thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Thị ủy, Ủy ban  hành chính Thị xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phục hồi những cơ sở công nghiệp của Nhà nước và tư nhân; xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp quốc doanh làm nòng cốt. Khuyến khích, tạo điều kiện khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống, có đủ nguyên liệu và khả năng cung cấp thêm nhiều hàng hóa tiêu dùng, khuyến khích thợ thủ công chuyên nghiệp tập trung ở thị xã, nâng đỡ thợ ở vùng nông thôn ngoại thị. Nhiều cơ sở sản xuất như: gốm, gạch ngói, nung vôi, vải dệt, thủy tinh, cơ khí nông cụ, nhà máy in Ba Đình, đã được phục hồi và mở rộng quy mô sản xuất.

Trong thời gian này, Liên Xô đã giúp Thị xã khôi phục Nhà máy nước đạt công suất 1.500m3/ngày đêm. Ngày 31-5-1956, dòng nước đầu tiên của Nhà máy đã về nội thị. Toàn hệ thống nước sạch ở Thị xã có gần 100 vòi nước công cộng, phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thị ủy, sự điều hành của Ủy ban  hành chính và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người sản xuất, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào giữa năm 1957 đã đạt được kết quả cụ thể là: Thủ công nghiệp cá thể cố định có 796 hộ, với 1.504 người, giá trị tổng sản lượng là 2.007.982.000 đồng; thủ công nghiệp cá thể lưu động có 17 hộ gồm 19 người sản xuất, giá trị tổng sản lượng là 12.688.000 đồng; tập đoàn thủ công nghiệp có 5 cơ sở, giá trị tổng sản lượng là 107.698.000 đồng; thủ công nghiệp trong hộ nông nghiệp và các hộ khác có 82 người sản xuất, tổng giá trị 74.212.000 đồng; giữa năm 1957 công nghiệp tư doanh hộ lớn có một hộ 635 người sản xuất, giá trị tổng sản lượng là 166.180.000 đồng, công nghiệp tư doanh hộ nhỏ có 42 hộ, 346 người, giá trị tổng sản lượng là 1.048.000 đồng.

Số tiền công thuê mướn công nhân 6 tháng đầu năm 1957 là 86.536.000 đồng. Các lò gạch, gốm, lò vôi, sản xuất vải các loại khổ và vật dùng trong sinh hoạt gia đình phát triển mạnh.

Về thương nghiệp, đã thực hiện chủ trương tổ chức hệ thống hợp tác xã mua bán, mở rộng mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, làm cho hợp tác xã mua bán, thương nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trên thị trường, góp phần bình ổn giá cả, khắc phục tình trạng lộn xộn do tư thương gây ra.

Hoạt động thương mại sớm đi vào thế ổn định. Các chợ, bách hóa và chợ trâu bò đã họp trở lại. Chợ bách hóa mang tên chợ Vườn Hoa đã dựng được 102 gian lều, mỗi phiên chợ đông tới 10.000 người. Xe ô tô giao lưu hàng hóa của Liên khu III vào ngày càng nhiều, có phiên lên tới 40 xe; chợ trâu bò mỗi phiên chợ có tới 1.500 đến 2.000 con.

Qua hoạt động thương mại và khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vị trí Trung tâm thương mại của cả tỉnh ở Thị xã Thanh Hóa đã bước đầu được hình thành. Năm 1955 chỉ có 2.424 hộ thương nghiệp, đến năm 1957 lên tới3.173 hộ.

Trong những năm khôi phục kinh tế, sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều, giao lưu chưa thông suốt, số lượng hàng hóa ít nên đã nảy sinh hành động đầu cơ tích trữ, găm hàng đợi giá, hoặc chuyển qua tay buôn mới đến người tiêu dùng làm cho giá cả hàng hóa lên cao. Tháng 3-1957, Bộ Chính trị ra nghị quyết về bình ổn vật giá, tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ. Trên cơ sở ấy ngày 19-4-1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 2 về chống đầu cơ tích trữ, thực hiện quản lý thị trường điều chỉnh sắp xếp lại liên doanh thương nghiệp phục vụ. Chấp hành chủ trương trên, Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã đã điều chỉnh giảm bớt người buôn vải, mỡ và bán thịt.. Nhờ đó đã góp phần tích cực bình ổn vật giá, kéo mặt bằng giá phù hợp với thu thập của nhân dân lao động.

Vào thời điểm này, nền kinh tế nông nghiệp Thị xã còn rất nhỏ bé, cả năm 1957 chỉ gieo cấy được 470ha lúa các vụ chiêm – vụ mùa và vụ thu, thu hoạch được 1.015.450kg, đạt năng suất bình quân 2.166kg thóc/ha.

Bên cạnh những thành tích đạt được trên mặt trận kinh tế, thì các hoạt động văn hóa, giáo dục được Thị ủy quan tâm chỉ đạo.

Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Đài Truyền thanh Thị xã được xây dựng ở phố Hàng Than và đã thực hiện buổi phát thanh đầu tiên đúng vào ngày Kỷ niệm Quốc khánh 2-9-1956. Thư viện Tỉnh được xây dựng ở phố Đinh Công Tráng, độc giả chủ yếu là người dân Thị xã. Năm 1957, Ủy ban hành chính Thị xã đã tổ chức Đại hội văn hóa quần chúng ở cơ sở. Khu phố 6 đã đi đầu trong việc lập nhà văn hóa và đưa vào hoạt động với hình thức và nội dung tương đối phong phú. Đội văn nghệ nghiệp dư Thị xã với 28 diễn viên, 10 nhạc cụ, đã tập được 6 vở diễn, thường xuyên phục vụ yêu cầu thưởng thức văn nghệ của khán giả Thị xã lúc bấy giờ.

Nhìn chung, hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng của Thị xã trong thời kỳ này phát triển rộng khắp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra cho thời kỳ cách mạng mới, phản ánh khí thế thi đua lao động sản xuất của nhân dân; đồng thời vạch trần tội ác của Mỹ – ngụy ở miền Nam.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phong trào thể dục thể thao được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Phong trào giữ gìn vệ sinh được phát động trong quần chúng, chỉ trong thời gian ngắn, hàng ngàn hố xí, hố tiểu, nhà tắm, giếng nước được nhân dân xây dựng… Phong trào rèn luyện thân thể trong nhân dân, đặc biệt là trong thanh thiếu niên phát triển rộng khắp, tạo cơ sở để tổ chức các cuộc giao lưu thi đấu trên địa bàn toàn Thị xã.

Công tác phòng cháy, chữa cháy được chỉ đạo chặt chẽ. Các đội dân phòng được thành lập. Với những dụng cụ thô sơ nhưng đều sẵn sàng khi có hỏa hoạn xảy ra. Chính quyền Thị xã quy định, 9 giờ đêm các hộ phải tắt bếp đề phòng hỏa hoạn.

Gắn liền với việc tổ chức nhân dân hồi cư là việc tổ chức phòng gian, trừ gian, giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn. Thực hiện chủ trương của Bộ Công an và hướng dẫn của Công an Liên khu IV về chỉnh đốn lực lượng công an, công tác này được Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đến các khu phố. Nhờ có tổ chức chặt chẽ, ngay từ đầu đã được nhân dân hưởng ứng nên công tác trật tự trị an được thực hiện có kết quả.

Trong cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam, Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã và lực lượng công an, kết hợp với các đoàn cán bộ của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích cho bà con giáo dân thấy rõ âm mưu của địch; giúp đỡ bà con trong sản xuất, sửa chữa nhà thờ; đồng thời kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.

Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết (7-1954), Thanh Hóa được chọn làm địa điểm trao trả tù bình Pháp và đón tiếp cán bộ, bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Thực hiện đường lối nhân đạo của Đảng và Chính phủ, hơn một ngàn tù binh Pháp từ các chiến trường chuyển về đã được chăm sóc, chữa bệnh và được đối xử tử tế. Thị ủy đã chỉ đạo để lực lượng y, bác sĩ tham gia khám chữa bệnh cho tù binh.

Sau khi hoàn tất việc trao trả tù binh tại Sầm Sơn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã tổ chức đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc (ở địa điểm Sầm Sơn). Trong 4 đợt, đã huy động được 1.516 người tham gia, toàn Thị xã đón tiếp 750 thương binh tại khu phố Hậu Giang. Nhân dân đã quyên góp, ủng hộ được 14.000 chăn, màn, áo len chống rét.

Sau 3 năm khôi phục nền kinh tế (1955-1957), Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa với sự nỗ lực vượt bậc, đẩy lùi mọi khó khăn thử thách, nhanh chóng phục hồi được năng lực, quan tâm xây dựng nhà ở, công sở, công trình cơ sở hạ tầng của Thị xã tỉnh lỵ; nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội và từng bước giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, ổn định tình hình chính trị và đời sống của nhân dân. Do sự cố gắng của toàn Đảng bộ và quân dân, cuối năm 1957 Thị xã đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

Thành tựu 3 năm (1955-1957) khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa nói chung và Thị xã Thanh Hóa nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương, khích lệ trong dịp Người vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (13-6-1957): "Thanh Hóa đã xây dựng được Nhà máy Điện, Nhà máy Phốt phát, Nhà máy Giấy, Đài truyền thanh, Nông trường Yên Mỹ" Các nghề thủ công nghiệp như làm gạch, làm chum, dệt vải được phục hồi phát triển. Thanh Hóa đã sửa chữa đập Bái Thượng, nâng cấp đê sông Mã, sông Chu, phong trào chống úng, chống hạn phát triển mạnh. Nông nghiệp mấy năm liền phát triển cũng khá, công tác bình dân học vụ cũng tốt, điển hình là xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc), Thị xã Thanh Hóa. Bác mong Thanh Hóa phấn đấu thành tỉnh kiểu mẫu".

Thành tựu đó tạo đà cho sự phát triển mới của Thị xã trong quá trình cùng Đảng bộ và quân dân tỉnh Thanh Hóa bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở chặng đường tiếp theo.

II. THỰC HIỆN CẢI TẠO Xà HỘI CHỦ NGHĨA, PHÁT TRIỂN KINH TẾ – VĂN HÓA -  Xà HỘI (1958-1960)

Tháng 11-1958, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa II) thông qua nhiệm vụ, kế hoạch 3 năm 1958-1960 về phát triển kinh tế –xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh. Sau khi chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân, Hội nghị vạch ra nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong 3 năm là: đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh – lực lượng chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, căn cứ vào tình hình cụ thể của Thị xã tỉnh lỵ, Thị ủy xác định phương hướng, nhiệm vụ trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 phải căn bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa với thợ thủ công. Thị ủy đã đề ra các giải pháp lớn để thực hiện đó là: Giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương và chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã đề ra là đúng đắn; làm rõ nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi để cho người thợ thủ công tự nguyện tán thành đi vào con đường làm ăn tập thể, phát triển kinh tế hợp tác, không quản ngại khó khăn, không suy tính thiệt hơn.

Cùng với việc quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại hội nghị tháng 4-1959 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh”.Việc cải tạo thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và nhà tư sản trên địa bàn là vấn đề rất phức tạp. Thị ủy đã quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị là: đưa dần tiểu thương vào các tổ hợp tác; thông qua giáo dục, chuyển một số sang sản xuất tiểu thủ công, lựa chọn một số tốt bổ sung cho mạng lưới thương nghiệp quốc doanh. Hoàn thành việc đưa thợ thủ công ở thị xã vào hợp tác xã, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp địa phương.

Theo quan điểm đó, thợ thủ công ở Thị xã được tổ chức vào các hợp tác xã theo ngành nghề truyền thống, hoặc hợp tác xã làm gia công cho mậu dịch quốc doanh.Với tinh thần tự nguyện của người thợ thủ công, cùng với quyết tâm tổ chức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, việc thực hiện của chính quyền đã đạt được kết quả đáng phấn khởi: Năm 1958 có 12% số hộ tham gia; năm 1959 lên 64,5% số hộ tham gia; năm 1960 đạt 94% số hộ tham gia, gần 1.031 hộ xã viên trong 47 hợp tác xã,

Trên cơ sở đó, Thị ủy đã khẳng định vai trò của thủ công nghiệp là sản xuất ra tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt trong 3 năm, là vừa tổ chức vận động thành lập hợp tác xã, vừa đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, đặc biệt chú trọng thực hiện cơ giới hóa trong lao động thủ công, cải tiến quản lý trên tất cả các khâu, thúc đẩy người thợ sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều hơn, với giá trị tổng sản lượng bằng 8.540.000 đồng.

Trong 3 năm giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp so với nông nghiệp tăng gấp 10 lần. Số người tham gia sản xuất thủ công nghiệp năm 1958 mới có 1.629 người, năm 1960 lên tới 2.070 người.

Sự tham gia có kết quả vào hợp tác xã của thợ thủ công đã có tác động mạnh mẽ đến những người làm nghề vận tải thô sơ. Hơn 300 người làm việc trong lĩnh vực này đã tự nguyện xây dựng 4 hợp tác xã xe thồ, 1 hợp tác xã xe ngựa, 1 hợp tác xã sản xuất xe bò, 3 tập đoàn xe ba gác, 1 tập đoàn xe xích lô. Do tổ chức lại, năm 1960 các hợp tác xã đã vận tải, vận chuyển được 134.907 tấn hàng hóa, đạt 164,8% kế hoạch được giao, việc chấp hành luật lệ giao thông cũng tốt hơn trước.

Đến năm 1958, trên địa bàn Thị xã chỉ mới có một số xí nghiệp quốc doanh như: Xưởng in Tiến bộ, Nhà máy Nước, Xưởng May mặc, Xưởng sửa chữa giao thông, Xưởng mổ thịt, Xưởng xẻ và đóng đồ gỗ, Nhà máy Điện Lô Cô có công suất 600KW. Có 531 hộ trong 2 hợp tác xã; hợp tác xã Phú Thọ có số lượng 200 xã viên.

Quá trình vận động những người lao động tiểu thương và nghề phục vụ ăn uống vào hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, một mặt do những sai lầm trong công tác quản lý thị trường năm 1957, tại khu vực Thị xã mậu dịch quốc doanh chiếm tới 51,8% thị trường bán lẻ, việc bao vây khoanh vùng, bắt bớ vô nguyên tắc đã làm cho luồng hàng bế tắc. Ủy ban hành chính Tỉnh đã đề ra yêu cầu đối với tiểu thương lao động ở Thị xã lúc này thì sắp xếp là chủ yếu, tăng cường bán buôn, giảm bớt bán lẻ, sử dụng tiểu thương lao động trong việc bán lẻ.

Năm 1959, Thị xã đã điều động, sử dụng khoảng 300 tiểu thương ở lứa tuổi 20-35 vào các cơ sở quốc doanh. Thi hành chủ trương của Ty Lương thực, Thị xã tổ chức lại 41 người buôn bán thóc gạo hàng chuyến tự do ở Thị xã thành 8 tổ, mỗi tổ có từ 4-7 người.

Tháng 8-1959, Ủy ban hành chính Tỉnh ra Thông tư “Vận động những người có cơ sở ở nông thôn về nông thôn sản xuất và ngăn ngừa những người có cơ sở sản xuất ở nông thôn ra Thị xã làm ăn. Những quy định trên, một mặt nhằm dành lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp, mặt khác dành chỗ làm việc để bố trí cho lao động Thị xã.

Đến hết năm 1960, Thị xã đã xây dựng được 46 hợp tác xã, bao gồm 1.061 hộ, 1.163 xã viên, bằng 89% số hộ tiểu thương. Điểm chung nhất qua phong trào hợp tác hóa là tích lũy vốn cho tái sản xuất mở rộng, quỹ phúc lợi xã hội, tổ chức việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, tham gia thể dục, thể thao, tương trợ giúp đỡ nhau lúc ốm đau, khi sinh đẻ, tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo để những chị em có con nhỏ vẫn tham gia lao động sản xuất, có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Tỉnh nói chung và Thị xã nói riêng, các đối tượng được cải tạo không nhiều, do trong kháng chiến đã đi sơ tán nhiều nơi, kinh doanh lấy phục vụ và đảm bảo đời sống là chính, chưa có tích lũy lớn, số lượng công nhân còn hạn chế.

Đối với các nhà tư sản tập trung chủ yếu ở Thị xã Thanh Hóa, phần lớn làm nghề kinh doanh thương nghiệp, Tỉnh ủy yêu cầu cải tạo tư sản phải hết sức thận trọng, bảo đảm chính sách đại đoàn kết dân tộc. Cấp ủy và chính quyền Thị xã, trực tiếp là Ban chỉ đạo cải tạo tư sản, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, động viên, vận động, thuyết phục tư sản tự nguyện chấp nhận cải tạo hòa bình.

Cuộc vận động vào công tư hợp doanh cũng bắt đầu từ việc học tập đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, làm rõ hai con đường "Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa", để họ chọn lấy một con đường (nhấn mạnh yếu tố tự nguyện, tinh thần giác ngộ của họ đối với con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, đồng bào không bị đói khổ, áp bức). Được sự lãnh đạo trực tiếp của Thị ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính Thị xã, mọi công việc được tiến hành gọn trong năm 1959. Lúc đầu việc cải tạo tập trung vào các đối tượng trong ngành gốm, sứ; sau đó là các ngành văn hóa (in, chiếu bóng, ca kịch, nhiếp ảnh), vận tải ô tô, thương nghiệp và đợt cuối cùng là những hộ còn lại.

Trong năm 1959 đã có 94 hộ tư sản, với số vốn 252.163 đồng tiền mặt và vàng quy ra tiền (98 lạng x 5.000 đồng/1 lạng), và những bất động sản khác như: 56 ô tô, 62 máy các loại, 33 lò nung gốm, sứ, một số nhà xưởng giá trị hàng trăm ngàn đồng; ngoài ra còn có 136 hộ cổ đông khác, với số vốn là 238.098 đồng tự nguyện góp vào công tư hợp doanh (vận tải ô tô, chum, bát, in); 8 cửa hàng hợp doanh (bột, miến), kem, nước đá, bánh kẹo, ngũ kim, thuốc bắc, 1 rạp chiếu bóng và 1 rạp ca kịch dân doanh…

Trên cơ sở nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình, 527 công nhân hoạt động trong các xí nghiệp, cửa hàng nói trên (trong đó 243 người ở 3 xí nghiệp chum, bát, ô tô) khi hoàn thành công tư hợp doanh đã đẩy mạnh thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Xí nghiệp Vận tải ô tô đạt 155.134 tấn/km trong một tháng, bằng hai lần trước công tư hợp doanh; xí nghiệp in hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 1960 vượt mức kế hoạch từ 10 đến 30%; rạp chiếu bóng hạ giá vé đồng loạt, mỗi ghế một hào.

Trong 3 năm (1958 - 1960), trên địa bàn Thị xã đã lập thêm nhiều đơn vị quốc doanh mới, như các xí nghiệp: Gạch Đông Tác, Cưa Mật Sơn, Máy xay Hàm Rồng, Máy điện Thanh Hóa, Phốt phát Nam Phát, Công ty Ô tô, Công ty Kiến trúc" trực tiếp trực thuộc Trung ương; Xưởng Cơ khí nông cụ, Lò cao Hàm Rồng, Cơ sở Thuốc trừ sâu, Xưởng sản xuất Bột đá Đô lô mít", trực thuộc Thị xã, các công ty kinh doanh thương nghiệp (lương thực, nông sản, thủy sản, lâm sản, vật liệu kiến thiết, thực phẩm, bách hóa vải sợi, xăng dầu, xuất khẩu, dược phẩm, vật tư tổng hợp, xăng dầu, dược phẩm, vật tư tổng hợp miền núi) có Văn phòng Công ty đặt ở Thị xã, đều trực thuộc Tỉnh…

Đến năm 1960, ở Thị xã đã xuất hiện nhiều đơn vị, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: Hợp tác xã cơ khí Thành Công, Hợp Tiến, Hợp tác xã da Vạn Tiến, Hợp tác xã Tia Sáng,… Sản lượng thủ công nghiệp đạt mức tăng bình quân 25%/năm, cá biệt có đơn vị tăng 400%/năm. Mức lương bình quân của lao động trong các hợp tác xã đạt 40-60 đồng/tháng (tương đương bậc lương sơ cấp trong bộ máy Nhà nước).

Ba năm 1958 - 1960 là quá trình cải tạo và phát triển kinh tế, trong đó quan hệ sản xuất mới (quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã) được xác lập đã tạo ra những nhân tố mới, những khả  năng mới trong sản xuất, góp phần đổi mới diện mạo đô thị tỉnh lỵ, theo hướng giảm bớt thương nhân, chuyển nhanh sang sản xuất công nghiệp, để làm ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Kết quả đó tạo tiền đề cho Thị xã vững bước vào quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh sự phát triển của các ngành kinh tế, sự nghiệp giáo dục - văn hóa cũng được đẩy mạnh.

Công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa được Thị ủy và chính quyền rất quan tâm. Qua điều tra, cuối năm 1959, còn 3.206 người trong độ tuổi từ 12-50 chưa biết chữ (bằng 14,1% dân số). Cuộc vận động thanh toán nạn mù chữ thu hút đông đảo lực lượng tham gia, được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú: Lớp học theo xóm, lớp học ở gia đình; người biết chữ dạy người chưa biết chữ; học viên cố gắng tự học khi rảnh việc ; tuần lễ thanh niên xóa mù chữ huy động toàn bộ học sinh từ lớp 3 trở lên tham gia diệt dốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã, Chi ủy, Đảng ủy trực thuộc, Ủy ban hành chính khu phố trực tiếp chỉ huy chiến dịch xóa mù chữ, lực lượng nòng cốt là giáo viên và cán bộ bình dân học vụ.

Hết tháng 12-1957 toàn Thị xã có thêm 2.879 người biết đọc, biết viết, đạt tỷ lệ 98,5%, số người từ 12-50 tuổi biết chữ (có 273 người thuộc diện miễn như câm, điếc, mù lòa, tật nguyền). Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (6-1957) đã động viên: "Chính phủ đang chờ khen thưởng cho Thị xã Thanh Hóa về xóa mù chữ. Nói như thế là để đồng bào cố gắng"

Giáo dục bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở được đẩy mạnh, đã có 5.388 lượt người được nâng thêm 1 lớp cấp I, trong đó có 258 người tốt nghiệp cấp I; 56 người học hết lớp 5, 6 và có 4 người tốt nghiệp cấp II. Phong trào học bổ túc văn hóa của cán bộ, công nhân viên khối cơ quan Nhà nước khá sôi nổi. Năm học 1958 - 1959 khối cơ quan cấp tỉnh đã có 4 trường bổ túc văn hóa cấp II.

Để phù hợp với hoàn cảnh mới, còn có các trường bổ túc văn hóa mở theo ngành, như Thương nghiệp, Y tế, Kiến trúc, Giao thông vận tải…

Đối với giáo dục phổ thông - vỡ lòng - mẫu giáo, Đảng bộ và chính quyền Thị xã xác định, với bất cứ hoàn cảnh nào quyết không để các em thất học. Do điều kiện dân số ngày càng tăng, nhu cầu học tập ngày càng cao, Thị xã đã kịp thời mở thêm trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập của con em trong Thị xã.

Ngành giáo dục của Thị xã có những bước phát triển rõ rệt: Năm 1956, cấp I có 3 trường, gồm 12 lớp với 500 học sinh; cấp II có 1 trường, với 324 học sinh; cấp II tư thục Đào Đức Thông có 700 học sinh, năm 1956 toàn Thị xã có 1.524 học sinh. Năm 1957 có 3 trường cấp I, 1 trường cấp II và 1 trường cấp III, với số học sinh là 2.778 em. Đến năm 1960 đã có 6 trường cấp I, gồm 60 lớp; 2 trường cấp II, gồm 17 lớp và 30 lớp vỡ lòng, với tổng học sinh là 5.578 em.

Việc tổ chức quản lý các rạp chiếu bóng được chấn chỉnh. Rạp chiếu bóng Văn Hoa và Rạp ca kịch Thanh Bình khi còn là của tư nhân hợp doanh, Ủy ban hành chính Thị xã vẫn có trách nhiệm quản lý trực tiếp. Năm 1959, sau khi đã hoàn thành công tư hợp doanh, Rạp chiếu bóng được quản lý theo chế độ chung, còn Rạp Ca kịch chuyển sang dân doanh. Năm 1960, tiến hành xây dựng Nhà hát nhân dân ngoài trời.

Phong trào trồng cây xanh được phát động thực hiện từ những tháng 7-1959, theo hướng "Nhân dân tự trồng, tự bảo vệ và tự hưởng lợi" được mọi gia đình hưởng ứng. Bên những con đường Vườn Hoa, Cao Thắng, Tống Duy Tân, Minh Khai cây xanh được trồng ngày càng rợp bóng mát.

Phong trào thể dục thể thao được Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã quan tâm chỉ đạo một cách tích cực. Các môn chạy việt dã, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội được phát động thành phong trào và ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Phong trào xây dựng nếp sống mới trong việc cưới, việc tang mang đậm nghĩa tình phố xóm, đảm bảo hạnh phúc, tiết kiệm, hợp vệ sinh, tránh hình thức phô trương. Việc xây dựng nhà văn hóa, đội văn nghệ nghiệp dư được chú ý.

Phong trào người tốt, việc tốt được phát động rộng rãi. Những tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người mất, trả lại tiền thừa cho khách hàng hay người phát ngân nhầm, giúp đỡ người qua đường cơ nhỡ, người bưu tá dày công đi tìm kiếm để phát tận tay người nhận một bức thư sai địa chỉ, các em học sinh đi làm việc ngoài giờ để kiếm thêm tiền ủng hộ các bạn học sinh An-giê-ri, là những nét đẹp của truyền thống quê hương và cũng là nét đẹp mới của một xã hội mới mà nhân dân ta xây dựng.

Nhằm giữ vững trật tự trị an, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xã hội, lực lượng bảo vệ dân phố, tổ chức nhân dân tự quản kết hợp với lực lượng chuyên nghiệp tiếp tục được thành lập, củng cố, kiện toàn.

Năm 1957, toàn Thị xã có 21 Ban bảo vệ dân phố với 114 cán bộ, 242 tổ nhân dân tự quản với 485 tổ trưởng và tổ phó, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chăm lo tổ chức mọi mặt đời sống của nhân dân. Tất cả cán bộ trên đều được học tập chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn trong thời gian từ 4 đến 7 ngày.

Sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc hợp tác hóa và công tư hợp doanh, các ban bảo vệ dân phố và tổ nhân dân điều chỉnh lại, gồm 15 ban và 243 tổ nhân dân với 486 tổ trưởng, tổ phó.

Trong công tác quân sự địa phương, nhằm tăng cường lực lượng cán bộ quân sự chuyên nghiệp cho Thị đội bộ dân quân (được thành lập ngày 01-11-1952), giữa năm 1960, cấp trên điều động Thượng úy Tống Văn Oánh biệt phái về Thị đội, tiếp đó là các chiến sĩ theo dõi huấn luyện, trợ lý, chính trị viên..., tất cả có 12 cán bộ quân sự chuyên nghiệp.

Đến năm 1960, thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, qua 3 đợt tuyển quân, Thị xã Thanh Hóa đã vượt 6,7% chỉ tiêu Tỉnh giao, 96% đối tượng thuộc diện Luật Nghĩa vụ quân sự được khám sức khỏe và đăng ký trong ngạch dự bị. Các cơ quan, xí nghiệp đều thành lập Ban dân quân tự vệ với biên chế từ tiểu đội, đến trung đội.

Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy ngày 2-10-1960 về tăng cường củng cố lực lượng, củng cố quốc phòng. Lực lượng vũ trang Thị xã, đặc biệt là dân quân tự vệ được phân loại, phiên chế đội ngũ, trang bị vũ khí, tổ chức huấn luyện.

Thị đội đã có 89% chiến sĩ tham gia luyện tập quân sự, hoàn thành kế hoạch huấn luyện. Tại Hội thao quốc phòng toàn tỉnh, đội thể dục quốc phòng Thị xã đoạt 3 Huy chương vàng, đội tuyển bắn súng thể thao quốc phòng đạt giải 3, toàn Đoàn được tặng Cờ Đơn vị khá nhất.

Trong công tác xây dựng Đảng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu. Qua giáo dục, củng cố đã có nhiều tiến bộ về tư tưởng, tổ chức, nên đã đẩy mạnh mọi mặt công tác. Các đảng viên khối xí nghiệp thi đua sản xuất, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, hăng hái tham gia lãnh đạo công nhân viên chức cải tiến quản lý xí nghiệp và đẩy mạnh sản xuất; đảng viên khu phố, qua học tập lớp chính trị ngắn ngày, qua các đại hội chi bộ đã có chuyển biến tích cực về chính trị tư tưởng, tích cực tham gia cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, công tác đảng viên có nhiều chuyển biến. Đến đầu năm 1959, Đảng bộ có 17 chi bộ (gồm: 4 chi bộ xí nghiệp, 7 chi bộ khu phố, 2 chi bộ nhà trường, 2 chi bộ tập đoàn sản xuất miền Nam và 2 chi bộ cơ quan - cơ quan Thị và Công an), với tổng số 293 đảng viên, gồm các thành phần: Công nhân: 72; bần cố nông: 60; trung nông: 34; tiểu tư sản: 57; tiểu thương: 40; dân nghèo: 28 và tư sản: 1. Trong số 293 đảng viên, có 30 đảng viên nữ; 67 đảng viên quê miền Nam; 2 đảng viên Công giáo; 65 đảng viên sinh sống lâu đời ở Thị xã Thanh Hóa và 10 đảng viên là thanh niên.

Thắng lợi của kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế văn hoá và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1958-1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Mặc dù còn có những sai lầm, khuyết điểm nhưng thắng lợi đó là rất to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt của xã hội miền Bắc.

Trong lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai đoạn hồi cư, khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, Đảng bộ Thị xã kiên định lập trường cách mạng, luôn tự chỉnh đốn, đấu tranh củng cố, đoàn kết nội bộ Đảng, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, kiên trì rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về mọi mặt, để xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo mọi phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã.

Cùng với lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm 1958-1960, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam.

Trước sự tráo trở của bè lũ Mỹ-Diệm phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, thảm sát hàng loạt những người kháng chiến ở Duy Xuyên, Hương Điền (1955); bỏ thuốc độc giết hại 6.000 người tại trại tập trung Phú Lợi (12- 1958); thực hiện Luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, và cảm kích trước tinh thần hy sinh anh dũng của đồng bào miền Nam, Thị xã đã huy động 17.000 người dự mít tinh và 25.428 người ký tên phản đối hành động dã man của Mỹ - Diệm.

Giữa lúc cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã quyết tâm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ còn lại của kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế-văn hóa (1958-1960), từ ngày 8 đến 12-1-1959, tại thị xã Thanh Hóa, Đảng bộ Thị xã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I.

Đại hội đã đánh giá quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, nhất là trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, công tác xây dựng Đảng.



.  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, Tập 15, tr.25.

.  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 17, tr.671.

Công văn số 1354 ngày 21-8-1954 của Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh Thanh Hóa, lưu tại văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Tháng 9-1954, Hội đồng Chính phủ ra Thông cáo về việc đổi tên các Ủy ban kháng chiến hành chính thành Ủy ban hành chính[4]. Thực hiện quyết định của Chính phủ, trong chỉ đạo xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy Ủy ban hành chính Thị xã được chấn chỉnh; đã triển khai nhiều hoạt động chỉ đạo trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị xã.

Dân số Thị xã tháng 11-1954  12.415 khẩu

Ở khu vực Nhà máy bia hiện nay.

Bác Hồ với Thanh Hoá. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xuất bản năm 1990.

Bác Hồ với Thanh Hoá. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá xuất bản, năm 1990.

 

 

 

Đánh giá chung những kết quả đạt được, Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: “Năm qua, thực hiện Nghị quyết của hội nghị đại biểu đầu năm, song song với những công tác lớn như: bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thị xã và Tỉnh, thực hiện nghĩa vụ quân sự và công tác điều tra dân số vv... Nhờ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhờ các lớp giáo dục chỉnh huấn của Đảng, nhờ tinh thần nỗ lực của toàn dân, toàn Đảng ta đã đạt được những thành tích to lớn và rực rỡ.

Hơn 70% người buôn bán nhỏ và 73% người thợ thủ công vào hợp tác xã. Công tác hợp tác hóa nông nghiệp tuy có nhiều khó khăn đặc biệt nhưng kết quả cũng đạt được 36% số hộ vào hợp tác. Đặc biệt là Thị xã chúng ta đã hoàn thành căn bản cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là một thắng lợi lớn có ý nghĩa lịch sử, đã giải phóng cho hàng ngàn công nhân thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản từ trước tới nay. Song song với những thắng lợi các mặt công tác trên, kết quả về sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp, công tác văn hóa đã nâng cao đời sống tươi vui, lành mạnh của nhân dân Thị xã lên một bước. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được kiện toàn vững mạnh, uy tín của Đảng đã được nâng lên. Những thành tích trên đã đóng góp một phần xứng đáng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam[1].

Bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu, nhiệm vụ, Đảng bộ vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự trị an, về công tác xây dựng Đảng. Đại hội chỉ rõ: "Nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa tuy có kết quả tốt nhưng cơ sở chưa vững chắc, chúng ta lại chưa đặc biệt chú ý giáo dục tư tưởng, giáo dục chính trị nên trình độ giác ngộ tư tưởng, giác ngộ chính trị xã hội chủ nghĩa đang còn thấp kém, nhất là hợp tác xã, tiểu thương... về lãnh đạo tư tưởng, chính trị và nghiệp vụ nói chung còn yếu. Việc chấp hành đường lối, phương châm, chính sách không đầy đủ, thiếu vững vàng nên đã hạn chế một phần kết quả"[2].

Những khó khăn, hạn chế được Đại hội chỉ rõ là do các nguyên nhân:

1.Yêu cầu cách mạng mỗi ngày một lớn, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng trình độ tư tưởng, trình độ lập trường chính sách cũng như trình độ về tổ chức còn quá yếu. Về quan điểm giai cấp và lập trường chính chưa thực vững vàng nên việc tiếp thu và chỉ đạo chính sách có nhiều sai lệch.

2. Về tư tưởng chủ quan thỏa mãn đang còn nhiều biểu hiện trên các mặt công tác. Về tác phong quan liêu mệnh lệnh, thiếu đi sâu, đi sát và bệnh phô trương hình thức tuy có cải tiến nhiều nhưng hiện nay là một nhược điểm khá phổ biến trong cán bộ và trong đảng viên[3].

 Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn mới của cách mạng, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới: Tích cực củng cố các tổ chức thợ thủ công, tiểu thương lao động, nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Trên cơ sở tổ chức nông dân, thợ thủ công vào hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp theo đúng kế hoạch, tích cực cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội.

Ra sức giáo dục tư tưởng chủ nghĩa xã hội cho nhân dân lao động và các tầng lớp khác, làm cho quần chúng nhận rõ ranh giới giữa tư bản chủ nghĩa và bóc lột, nhận rõ tính chất lạc hậu của lao động cá thể và tính chất hơn hẳn của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cho nhân dân một đời sống lành mạnh, vui tươi, ra sức đào tạo cán bộ để phục vụ nhiệm vụ mới[4].

Về công tác xây dựng Đảng, sau khi nghiêm túc đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, Đại hội xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải ra sức củng cố Đảng bộ vững mạnh về tổ chức, kiên định về lập trường tư tưởng, đủ sức lãnh đạo toàn dân hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Căn cứ vào tinh thần chỉ thị của Trung ương và kế hoạch của Tỉnh, đối chiếu với tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội quyết nghị về hướng phát triển đảng trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

- Khu phố nông nghiệp (1, 2, 3) tập trung phát triển đảng vào thành phần bần, cố nông, lao động nghèo đã vào các tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp.

- Khu phố thương nghiệp (4, 5, 6, 7) tập trung phát triển đảng trong công nhân xí nghiệp tư doanh, lao động nghèo, thợ thủ công đã vào hợp tác xã.

- Các xí nghiệp cơ quan hướng phát triển như cũ; xí nghiệp chú ý phát triển thành phần công nhân trực tiếp sản xuất ở các bộ phận quan trọng.

- Nhà trường hướng vào trí thức cách mạng, Đoàn viên Thanh niên.

Công tác củng cố chi bộ được tiến hành thông qua các lớp học chính trị ngắn ngày, các kỳ sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác, thông qua phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương lao động, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; đề cao phê bình và tự phê bình, đấu tranh trong nội bộ Đảng để nâng cao trình độ lý luận, chính sách, lập trường tư tưởng giai cấp.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I gồm 9 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư Thị ủy, đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư[5].

Đồng thời với quá trình lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ I, Đảng bộ và nhân dân Thị xã tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa (4-1959), đó là: "Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh". Tháng 10-1959, Thị xã đã tiến hành Đại hội nhân dân để học tập Nghị quyết Trung ương 10 (khóa II) và thư của Bác Hồ, quyết tâm sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong chỉnh đốn tổ chức, thuế công thương nghiệp, quản lý hộ tịch. Trong quá trình sửa sai, gần hai trăm cán bộ, chiến sĩ quân du kích được hồi phục chức vụ.

Vào đầu năm 1959, thi hành Chỉ thị của Trung ương, Thị ủy đã lãnh đạo nhân dân tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân. Đã có 98.8% số cử tri tham gia đi bầu cử kể cả những cụ già 70-80 tuổi và những người mù lòa cũng đến tận thùng phiếu, tự tay mình bỏ lá phiếu của mình. Qua đó đã nói lên nhiệt tình chính trị, ý thức giác ngộ làm chủ tập thể của nhân dân. Kết quả cuộc bầu cử đảm bảo đúng đường lối chính trị, đường lối giai cấp của Đảng (Riêng công nhân, thợ thủ công, bần cố nông, dân nghèo thành thị đã chiếm tới 58% trong tổng số 50 vị đại biểu Hội đồng nhân dân).

Sau bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính Thị xã và khu phố được củng cố. Các ủy viên Hội đồng nhân dân Thị xã có tới 13 người trong các ủy ban khu phố và đã hoạt động tốt, lề lối làm việc được chuyển biến sát sao với công việc hơn, tỏ rõ là cơ quan thực thi pháp luật của chính quyền cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ cho người dân lao động.

Trong sự phát triển của phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa, lực lượng công nhân Thị xã cũng tập trung và không ngừng lớn mạnh. Bên cạnh 754 đoàn viên các tổ công đoàn công nhân và lao động khuân vác, công nhân in, công tư hợp doanh, lại có thêm các xí nghiệp, Công ty Ô tô, Máy nước, Cơ khí. So với năm 1958, công tác công vận có nhiều tiến bộ, từ Thị ủy đến các chi ủy, công tác giáo dục, tổ chức lực lượng công nhân trong Thị xã có những bước tiến bộ. Trong cải tiến quản lý xí nghiệp, công nhân đã thấy được tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, bản chất bóc lột của chế độ tư bản.Trên tất cả các mặt hoạt động, nhất là trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nhân Thị xã xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, ngày càng được rèn luyện. Đời sống vật chất của công nhân lao động dần được cải thiện.

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ đã quan tâm đến việc lãnh đạo thanh niên. Cùng với việc chỉ đạo tổ chức học tập Nghị quyết của Trung ương Đoàn về 5 tiêu chuẩn của Đoàn viên Thanh niên Lao động, đã tổ chức cho thanh niên học tập Nghị quyết 14, 15, 16 của Trung ương, chỉnh huấn về "hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa", và Chỉ thị của Bác Hồ. Trong các xí nghiệp, thanh niên dự lớp chỉnh huấn mùa xuân. Bước đầu trong việc giáo dục thanh niên đã biết kết hợp với công tác thực tế. Nhờ được giáo dục liên tục, ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa được nâng lên. Cán bộ, đoàn viên đã xác định được đúng đắn vị trí phấn đấu của Đoàn, do đó mà ý thức tập thể, ý thức Đoàn có chuyển biến rõ rệt. Mặt khác, đã chú trọng kiện toàn tổ chức, đưa các phần tử ưu tú, tích cực là đoàn viên thanh niên trong các cơ sở sản xuất thay thế cho các phần tử không đủ tiêu chuẩn, bồi dưỡng kết nạp lực lượng ưu tú cho Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, lực lượng thanh niên Thị xã đã nhận thức sâu sắc về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa là hạnh phúc, ấm no và tốt đẹp, nhận thức được trách nhiệm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là lực lượng hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng.

Công tác phụ vận đã có tiến bộ bước đầu; nhận thức, quan điểm của Đảng bộ đối với vai trò, vị trí của phụ nữ có sự chuyển biến. Trong nông nghiệp đã chú ý bồi dưỡng, phổ biến kỹ thuật canh tác mới như: Cày sâu bừa kỹ, cấy giăng dây thẳng hàng, chăm bón đúng kỹ thuật, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp. Nhiều chị em đã tham gia vào Ban Quản trị hợp tác xã. Trong cải tạo tiểu thương, phụ nữ hăng hái tham gia và thiết tha tiếp thu cải tạo. Việc buôn bán đã đi vào nề nếp, có phân công sắp xếp, chấn chỉnh những mánh khóe gian lận. Ngoài ra còn động viên chị em tham gia các mặt công tác khác như: Bình dân học vụ, tòng quân, bầu cử. Đầu năm 1960, đã tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Phụ nữ Thị xã, gồm các đại biểu đại diện cho các lĩnh vực sản xuất tham gia, đánh dấu bước trưởng thành mới của phong trào phụ nữ Thị xã.

Trong công tác tôn giáo, Đảng bộ cũng thường xuyên vận động, giác ngộ giáo dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Đảng bộ đã tổ chức được 2 hợp tác xã nông nghiệp ở xóm Chung (61% gia đình giáo dân ở đây tham gia) và ở xóm Tây Nam Thọ. Đồng bào có đạo đã bày tỏ sự gắn bó tha thiết với hợp tác xã.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, quan tâm xây dựng khối đoàn kết lương giáo, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng ở địa phương. Đồng thời, Đảng bộ cũng kiên quyết đấu tranh với những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo.

Để đánh giá kết quả công tác lãnh đạo phong trào cách mạng, những thành tích đạt được của Đảng bộ và nhân dân Thị xã trong năm 1959 và đề ra nhiệm vụ, phương hướng của Đảng bộ trong năm 1960, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ II được tiến hành tại thị xã Thanh Hóa, từ ngày 10  đến ngày 17-5-1960. Dự Đại hội có 92 đại biểu chính thức đại diện cho 37 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.

Đại hội đã nghe Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã trình bày báo cáo nhận xét kết quả Đại hội các chi bộ; báo cáo kế hoạch thảo luận Dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng; Thảo luận báo cáo của Thị ủy về các mặt hoạt động năm 1959; xây dựng bản kiểm thảo của Ban Chấp hành Đảng bộ và đề án công tác năm 1960; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới và cử đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

Đại hội khẳng định: "Trải qua một năm phấn đấu thực hiện nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhờ sự lãnh đạo sát sao của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, nhờ sự nỗ lực trong toàn Đảng bộ, toàn dân đến nay chúng ta đã đạt được kết quả to lớn và tốt đẹp".

Về kết quả của nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, năm qua chúng ta đã tuyên truyền được đại thể người buôn bán nhỏ, người thợ thủ công và hầu hết anh em lao động vận chuyển vào các tổ chức hợp tác. Đặc biệt Thị xã ta đã căn bản hoàn thành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Đó là một thành tích rất lớn có ý nghĩa lịch sử. Về cải tạo nông nghiệp tuy tiến hành chậm, nhưng có kết quả tốt.

Từ kết quả trên đã làm cho bộ mặt chính trị ở Thị xã thay đổi khác xưa, nó không còn là một thị trường bóc lột, lừa bịp, cạnh tranh lẫn nhau của chế độ tư bản chủ nghĩa, mà nó là một Thị xã tươi vui lành mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc sống của con người là hăng hái lao động, sản xuất tập thể trên tinh thần tương trợ hợp tác[6].

Tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh và việc phát triển Đảng đã làm cho cơ sở bám rễ sâu trong quần chúng, uy tín của Đảng ngày càng lan rộng. Đó là những yếu tố quyết định trong năm qua và cũng là những yếu tố quyết định cho tiền đề thắng lợi của phong trào cách mạng.

Tính đến nhiệm kỳ này, Đảng bộ có 398 đảng viên thuộc 22 chi bộ. Trong đợt kết nạp lớp đảng viên 6/1, Đảng bộ Thị xã đã kết nạp được 85 đảng viên. Thông qua tăng cường kết nạp Đảng đã nâng cao sức mạnh của tổ chức và củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng mật thiết hơn. Tuyệt đại đa số đảng viên mới hăng say, thực sự đóng vai trò nòng cốt trong phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã.

Trên cơ sở đánh giá những thành tích đạt được, Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những tồn tại, cần phải khắc phục.

Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội nhận định: "Trình độ giác ngộ chính trị, giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên, qua các đợt giáo dục học tập và chỉnh huấn có những biến chuyển sâu sắc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiến thắng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Mọi người cũng nhận định rằng cuộc sống đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp là lao động sản xuất tập thể"[7].

Về đề án công tác năm 1960, Đại hội nêu rõ: "Năm 1960 là năm kết thúc kế hoạch 3 năm 1958-1960, tức là phải hoàn thành những nhiệm vụ kế hoạch 3 năm đã đề ra. Ngoài nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa năm 1960, nó còn phải củng cố những thắng lợi và giải quyết những nhiệm vụ tồn tại của kế hoạch 2 năm trước, đảm bảo hoàn thành tốt đẹp kế hoạch Nhà nước 3 năm, chuẩn bị điều kiện vững chắc tiến sang kế hoạch 5 năm lần thứ nhất".

Xuất phát từ tầm quan trọng của năm 1960, trên cơ sở khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi và tiềm năng, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 1960 như sau: "Ra sức củng cố và phát huy thắng lợi năm 1958-1959, tăng cường ý chí phấn đấu, tăng cường củng cố, xây dựng cơ sở và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ, tranh thủ vươn lên hàng đầu, kiên quyết phấn đấu hoàn thành vượt mức và trước thời hạn kế hoạch Nhà nước năm 1960, đưa phong trào Thị xã tiến lên mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện, góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà"[8].

Từ phương hướng chung đó, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể được Đại hội chỉ rõ:

1. Tập trung lực lượng, ra sức củng cố tốt và thật sự vững chắc phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa về các mặt, trên cơ sở đó chuẩn bị điều kiện thật đầy đủ để hoàn thành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, căn bản là hoàn thành hợp tác hóa thủ công nghiệp, tiểu thương lao động và đưa đại bộ phận nông dân thuần túy vào hợp tác xã cấp thấp. Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp địa phương, tích cực chuyển hướng lao động sản xuất cho từng bộ phận tiểu thương.

2. Tích cực củng cố và phát triển phong trào bổ túc văn hóa cho cán bộ, nhân dân nhất là cho đối tượng chủ yếu, củng cố và nâng cao chất lượng phong trào, phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

3. Tăng cường đoàn kết các tầng lớp nhân dân trên cơ sở công-nông liên minh  ngày càng vững chắc, tăng cường dân chủ nhân dân chuyên chính, xây dựng lực lượng củng cố quốc phòng và cảnh giác bảo vệ trật tự an ninh.

4. Đẩy mạnh công tác đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa II gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư (kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thị xã), đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Tỉnh, gồm 5 đồng chí chính thức và 1 đồng chí dự khuyết.

Quá trình đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II vào thực tiễn cách mạng địa phương cũng là quá trình Đảng bộ và nhân dân Thị xã quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II (9-1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

III. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961- 1965)

Sau ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tỉnh Thanh Hóa nói chung và Thị xã Thanh Hóa nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tháng 9-1960, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà".

Đại hội xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược. Đó là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong mối quan hệ mật thiết ấy thì "tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà,... đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam".

Đại hội Đảng lần thứ III thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) "nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là một bước cụ thể hoá đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do Đại hội Đảng lần thứ III đề ra.

Tháng 3-1960, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lần thứ V đã đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ:

- Quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã đề ra; chuyển hướng mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

- Củng cố khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh đấu tranh giữa hai con đường, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao tổng sản lượng lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng công nghiệp, đảm bảo đủ hàng tiêu dùng cho nhân dân.

Đồng thời, tích cực phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, hoàn thành từng bước mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ I.

- Ra sức củng cố quốc phòng, sẵn sàng đạp tan âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Diệm, bảo vệ miền Bắc đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội III của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ V, phát huy thắng lợi của ba năm cải tại xã hội chủ nghĩa, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ II (1960), trên cơ sở nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới ở một địa bàn tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh, Đảng bộ Thị xã đã không ngừng phát động nhiều phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, nhằm hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Từ ngày 4 đến ngày 8-4-1961, Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ III. Đại hội đã tổng kết tình hình công tác trong 3 năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1961; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa III.

Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Đại hội thống nhất nhận định: "Trong 3 năm qua, việc cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, Thị xã chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn làm cho tình hình trong Thị xã có những chuyển biến cách mạng rất sâu sắc".

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thợ thủ công, vận tải thô sơ, nông dân, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh đã giành được những thắng lợi có tính chất quyết định. Cụ thể là:

- Về hợp tác hóa thủ công nghiệp, đến cuối năm 1958 mới có 11,4% số hộ tham gia hợp tác, thì nay lên tới 94%. Toàn thị có 37 hợp tác xã và 3 tổ sản xuất, 1 xí nghiệp; có hợp tác xã đã thống nhất toàn ngành, hợp tác xã lớn nhất quy mô lên tới 203 xã viên.

- Đã đưa 88,8% nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, 88% những người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã tiểu thương.

- Đã thành lập được 6 hợp tác xã và 4 tổ lao động vận tải thô sơ bao gồm 297 người.

- Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, đã đưa 97 hộ tư sản bao gồm các ngành: công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, văn hóa, … vào công tư hợp doanh.

 Từ kết quả đó, Đại hội nhấn mạnh: "Như vậy là, đối chiếu với Nghị quyết Đại hội đại biểu Thị Đảng bộ tháng 5 năm 1960, chúng ta đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo, bước đi của ta như thế là nhanh và mạnh, có ý nghĩa lịch sử lớn lao và sâu sắc".

Với những thắng lợi này, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, xóa bỏ căn bản chế độ người bóc lột người và nguồn gốc sinh ra bóc lột. Thắng lợi này đã chuyển nền kinh tế cá thể và phân tán trước đây thành kinh tế tập thể. Nó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt Thị xã, từ một Thị xã thương nghiệp trước kia thành một Thị xã lao động và sản xuất xã hội chủ nghĩa để tiến lên một Thị xã công nghiệp xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều khả năng mới to lớn.

Đi đôi với những thắng lợi về cải tạo xã hội chủ nghĩa, các mặt sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp có bước phát triển mạnh.

Các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp công nghiệp địa phương đã tăng cường công tác quản lý, hoạt động có nền nếp hơn; phong trào thi đua lan rộng, tuyệt đại bộ phận đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 3 năm trước thời hạn. Về thủ công nghiệp, so với năm 1957 đã tăng hơn 57,3%, bình quân mỗi năm tăng 24,6%.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở thành tập quán và giảm tính chất lạc hậu của nền canh tác. Cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 19-5-1961 về phát động "Phong trào thi đua đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong" nhằm thúc đẩy các hợp tác xã nông nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên mọi lĩnh vực.

Các ngành tài chính, ngân hàng đều phát triển theo hướng tiến bộ. Văn hóa, y tế, thể dục thể thao… có bước phát triển, đặc biệt về giáo dục. Phong trào bổ túc văn hóa diễn ra sôi nổi. Giáo dục phổ thông tăng nhanh, tổng số học sinh năm học 1960-1961 tăng 57% so với năm học 1957-1958.

Việc củng cố và tăng cường hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân và các đoàn thể được chú trọng. Công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được Đảng bộ, chính quyền chăm lo chu đáo. Người dân cảm nhận được sự ưu việt của chế độ xã hội đang xây dựng, càng tin tưởng và hăng hái lao động sản xuất góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.

Từ đầu năm 1961, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính Tỉnh về thi đua chăm sóc, nuôi dưỡng con em thương binh, liệt sĩ, thể hiện sâu sắc truyền thống tốt đẹp "ăn quả nhớ người trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", "lá lành đùm lá rách".

Nhờ những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, so với những năm đầu sau giải phóng, diện mạo Thị xã khang trang hơn, đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn.

Qua chiến đấu và thực hiện kế hoạch, Đảng bộ ta được rèn luyện đã trưởng thành thêm ngày một mạnh. Tổ chức ngày càng được củng cố, tăng cường về lượng cũng như về chất.

Thấm nhuần Nghị quyết Đại hội III của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh tháng 3-1961, căn cứ vào tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 1961: "Trên cơ sở phát huy thắng lợi của kế hoạch 3 năm ra sức củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao tinh thần phấn đấu vượt khó khăn, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên quyết chống mọi biểu hiện tham ô, lãng phí, chống tư tưởng cầu an ngại khó, bảo thủ, rụt rè, ra sức phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm ưu tiên cung cấp tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp đồng thời cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân., tích cực du nhập thêm nghề mới, sản xuất thêm mặt hàng, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm cho Thị xã, nhất là rau, thịt, cá. Song song với phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện để cải thiện đời sống cho công nhân, nông dân, xã viên hợp tác xã, trước hết là giải quyết khó khăn cho dân nghèo tiểu thương lao động. Tổ chức việc lao động và cuộc sống tập thể cho tốt để đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Thị xã tiến lên mạnh mẽ, vững chắc. Tăng cường củng cố cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, tích cực bảo vệ trật tự trị an, củng cố, xây dựng lực lượng đảm bảo an toàn chung cho Thị xã".

Đại hội đã đề ra 7 nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi phương hướng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa III gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết.  Ban Chấp hành Đảng bộ đã họp Hội nghị bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, do đồng chí Hồ Văn Huấn làm Bí thư; đồng chí Trần Trọng Tài làm Phó Bí thư.

Năm 1961 là năm mở đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ I, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã đã không ngừng nâng cao ý chí phấn đấu, đạt được những thành tích nổi bật trên các lĩnh vực. Thị xã tiếp tục tăng cường quan hệ sản xuất mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, củng cố an ninh-quốc phòng và chăm lo đời sống nhân dân.

Sau một năm phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng bộ và nhân dân Thị xã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm Thanh Hóa (từ ngày 10 đến 12-12-1961).

Trong chuyến thăm, đến đâu Người cũng ân cần thăm hỏi, trò chuyện với đồng bào và được đông đảo các tầng lớp nhân dân nồng nhiệt đón mừng. Sáng ngày 12-12-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa tại sân vận động tỉnh. Người biểu dương: Tỉnh Thanh Hóa chỉ trong thời gian ngắn đã có nhiều biến đổi. Hợp tác xã nông nghiệp đã tiến một bước trong phong trào làm thủy lợi, cải tiến kỹ thuật, khai hoang mở rộng diện tích canh tác, diện tích cây công nghiệp. Giáo dục phổ thông, công tác bổ túc văn hóa có nhiều tiến bộ. Trong lao động sản xuất, các tầng lớp nhân dân đều hăng hái, tích cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi và nhắc nhở, Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết nhất trí, gắn bó mật thiết và tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên một cách nghiêm túc, nhưng cần phải đi sâu đi sát hơn nữa, tránh quan liêu mệnh lệnh, phải có phương pháp làm việc khoa học; chú trọng dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ trẻ, quan tâm công tác phụ nữ, Cuối cùng, Người chỉ rõ: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân"; "muốn ăn quả thì phải trồng cây, muốn có quả ngon thì phải chăm cây cho tốt".

Những chỉ dẫn của Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là nguồn động lực mạnh mẽ để cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa tiến lên thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Thanh Hóa càng thêm ý nghĩa lớn, khi cùng ngày 12-2-1961, tại Thị xã Thanh Hóa đã diễn ra sự kiện đặc biệt: "Lễ kết nghĩa Thị xã Thanh Hóa - Thị xã Hội An" chính thức được tổ chức, với sự tham dự của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã Thanh Hóa cùng đại diện Hội đồng hương Thị xã Hội An tại Hà Nội và cán bộ, học sinh Hội An tập kết đang sinh sống, công tác và học tại Thanh Hóa. Toàn thể đại biểu dự lễ đã thông qua bức thư gửi đồng bào Thị xã Hội An. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Thị xã Hội An đón nhận tin vui này với tình cảm trân trọng và niềm khích lệ tinh thần vô cùng lớn lao.



[1] Bản báo cáo Đại hội. Tài liệu Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa

[2] Bản báo cáo Đại hội. Tài liệu Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa  

[3] Bản báo cáo Đại hội. Tài u Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa  

[4] Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[5] Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I và chức danh Bí thư, Phó Bí thư đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định công nhận trong Công văn số 397-VP/NQTW, ngày 18-5-1959 do đồng chí Nguyễn Duy Trinh thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ký. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[6] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã khoá II, trang 37, lưu tại Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[7] Tài liệu đã dẫn. Trang 38.

[8] Biên bản Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam Thị xã Thanh Hóa lần thứ II. Tài liệu lưu tại Thành ủy Thanh Hóa.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 21. tr. 917

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 21. tr.931.

 

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.1-2

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.1-2

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.2-3

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.5

Xem: Bác Hồ với Thanh HóaBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản, 1990.

Để bày tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam, ngày 12-3-1960, tại Thị xã Thanh Hóa, lễ kết nghĩa hai Tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể với sự tham dự của hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tỉnh Thanh Hóa và đoàn đại biểu Tỉnh Quảng Nam.

 

 

Hai tháng sau, tại Đại hội Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa lần thứ III, ngày 8-4-1961 Đại hội đã gửi cho đồng bào và chiến sĩ Hội An một bức thư thắm thiết nghĩa tình, khẳng định Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa sẽ làm hết sức mình trong sản xuất, công tác, học tập và chiến đấu, phối hợp đấu tranh với đồng bào Hội An bằng những hành động thiết thực nhất, góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà mau đến ngày sum họp Bắc-Nam, rút ngắn những ngày đau khổ của đồng bào miền Nam, của Thị xã Hội An thân mến.

Sau đó, phong trào ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ – Diệm ngày càng phát triển, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thể hiện tình cảm ruột thịt Bắc - Nam ngày càng sâu đậm. Với khẩu hiệu Miền Nam gọi miền Bắc trả lời, Hội An cần  Thanh Hóa có, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa anh em đã chi viện sức người, sức của, cả vật chất lẫn tinh thần cho chiến trường Hội An - Quảng Nam, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ và quân dân Hội An chiến đấu và chiến thắng quân thù.

Biết bao người con ưu tú của quê hương Thanh Hóa đã lên đường cùng quân và dân miền Nam đánh giặc, trong đó có nhiều người con đã vĩnh viễn nằm trên mảnh đất Hội An. Nhiều công trình văn hóa mang tên Hội An được xây dựng trên đất Thị xã Thanh Hóa. Lá cờ mang dòng chữ "Hội An anh dũng hiên ngang" của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa gửi tặng, những bức thư tình sâu nghĩa nặng đồng chí anh em từ Thanh Hóa gửi vào Hội An, từ Hội An gửi ra, trở thành nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ, thật sự trở thành sức mạnh vật chất to lớn.

       Từ ngày 10 đến 14-7-1962, Đảng bộ Thị xã tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ IV. Đại hội đã tổng kết công tác năm 1961, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1962 và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, trong những năm 1961 và những tháng đầu năm 1962, Thị xã đã có bước chuyển biến tích cực về cải tạo, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngành tiểu thủ công nghiệp đã phát huy những thành tích, thuận lợi, cổ vũ nhân tố mới, khai thác được tiềm năng của ngành, ra sức khắc phục khó khăn đẩy mạnh phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để xây dựng, củng cố hợp tác xã, nhất là từ sau khi hợp tác xã Thành công vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, khen ngợi trong dịp Người vào thăm Thanh Hóa lần thứ III (12-1961) và được Chính phủ công nhận là Lá cờ đầu của ngành Thủ công nghiệp toàn miền Bắc. Phong trào thi đua với hợp tác xã Thành Công đã góp phần đưa ngành Thủ công nghiệp Thị xã phát triển lên một bước mới.

Đi đôi với phát triển, đã tiến hành sáp nhập các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn, chuyển một số lên xí nghiệp để tăng cường quản lý và mở rộng quy mô tương ứng với yêu cầu sản xuất. Kết quả đến năm 1962 có thêm 3 xí nghiệp, 26 hợp tác xã cấp cao, 3 hợp tác xã cấp thấp, số hợp tác xã có 100 xã viên trở lên là 8. Số lượng xã viên trong các hợp tác xã tăng nhanh. Năm 1961, các hợp tác xã đã kết nạp được 1.086 xã viên.

Chú ý xây dựng, củng cố, phát triển quy mô, loại hình tổ chức các hợp tác xã, đưa năng suất lao động lên cao và có nhiều sản phẩm mới. Giá trị tổng sản lượng năm 1961 đạt 3.960.000 đồng, so với năm 1960 tăng gấp 2 lần; 5 tháng đầu năm 1962 so với 6 tháng đầu năm 1961 tăng 111,68%. Đặc biệt là sản xuất tư liệu sản xuất, phục vụ nông nghiệp năm 1960 hầu như không có, nhưng 6 tháng cuối năm 1961 tỷ trọng đạt 1,5%, đến năm 1962 tăng lên 3,5%  so với giá trị sản lượng của ngành.

Về hợp tác tiểu thương, trong năm 1961-1962 đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; có những biện pháp tích cực để củng cố tổ chức. Đến giữa năm 1962 có 48 cơ sở với 1.011 xã viên. Qua chỉnh huấn 4 quan điểm và sau khi thực hiện chủ trương cải tiến mạng lưới thương nghiệp, ý thức phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hóa có tiến bộ hơn trước; thực hiện bán đúng giá chỉ đạo đã quy định, góp phần quản lý thị trường chặt chẽ hơn.

Về hợp tác hóa nông nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng trong lãnh đạo, chỉ đạo đã coi trọng tiến hành giáo dục đi đôi với củng cố hợp tác xã, từ 12 hợp tác xã sản xuất, củng cố thành 5 hợp tác xã gồm 547 hộ, với 2.611 nhân khẩu, chiếm 85,6% số hộ nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo được diện tích cây trồng.

Lĩnh vực giao thông vận tải có nhiều chuyển biến. Chú ý phát triển vận tải thô sơ, tuy mới được xây dựng năm 1961, nhưng đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước 20% và được tỉnh công nhận là đơn vị khá nhất của ngành Vận tải trong toàn tỉnh.

Ngành tài chính của Thị xã năm 1961 đã vượt kế hoạch Nhà nước 101,7%, được công nhận là đơn vị tiên tiến của ngành Tài chính toàn tỉnh.

Đảng bộ chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa - giáo dục, như: Vận động nhân dân đóng góp tiền xây dựng trường lớp, bàn ghế, đảm bảo chỗ học cho 6.500 học sinh cấp I và cấp II. Phong trào thi đua với trường Bắc Lý (Hà Nam) trong các trường đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học…

Phong trào thể dục thể thao, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến mới.

Thực hiện quyết định số 39 của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy (1-1962) về việc tăng cường công tác chống gián điệp, biệt kích, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, Đảng bộ Thị xã, các cấp, các ngành đã dựa vào nhân dân rà soát lại các đối tượng xấu, tăng cường các biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Công tác xây dựng lực lượng dự bị, củng cố quốc phòng được tăng cường, hoàn thành tốt công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân năm 1961 – 1962.

Trải qua quá trình phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ IV, Đảng bộ Thị xã đã trưởng thành một bước. Tổ chức cơ sở Đảng được củng cố vững mạnh, quan điểm, lập trường tư tưởng của cán bộ, đảng viên có nhiều tiến bộ, số đông gương mẫu tích cực và giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã, trước hết là công nhân, nông dân, thợ thủ công và nhân dân lao động luôn luôn tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái phấn đấu dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng.

Bên cạnh những thắng lợi to lớn vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần phải ra sức khắc phục. Đó là sản xuất chất lượng còn yếu, việc quản lý thị trường chưa tốt, năng suất lao động còn thấp, tinh thần hợp tác tương trợ giữa các ngành kinh tế còn yếu; công tác văn hóa - giáo dục chất lượng chưa được đảm bảo tốt. Công tác kiện toàn tổ chức chính quyền, đoàn thể chưa vững chắc. Một thiếu sót lớn là chưa tập trung xây dựng cơ sở Đảng lớn mạnh, việc phát triển đảng viên còn yếu.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 7 khóa III, tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ IV đề ra phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo là: Ra sức phát huy những thành tích đạt được, dựa vào những thuận lợi và nhân tố mới của phong trào hợp tác hóa, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng, tiếp tục cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, trên cơ sở nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần hợp tác tương trợ, đưa các cơ sở sản xuất, các ngành kinh tế phát triển với tinh thần cần kiệm, tự lực cánh sinh, nâng cao trình độ quản lý tổ chức kỹ thuật, tăng cường tích lũy vốn, tăng thêm thiết bị kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển văn hóa - giáo dục, giữ vững trật tự, trị an, củng cố quốc phòng, đưa phong trào thi đua sản xuất phát triển, thúc đẩy từng bước công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi từng bước kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.[1].

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết; đồng chí Hồ Văn Huấn được bầu lại làm Bí thư.

Những năm 1962-1963, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các giải pháp sát hợp để hiện thực hóa phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy, trong năm 1962-1964, Thị ủy chỉ đạo sâu sát cuộc vận động "3 xây, 3 chống" trong các ngành kinh tế, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Cuộc vận động "3 xây, 3 chống" ở Thị xã đã đi đúng hướng, đạt kết quả tốt. Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội của Thị xã tiếp tục có những chuyển biến mới, đạt và vượt kế hoạch Nhà nước giao.

Về sản xuất, năm 1963, kế hoạch Nhà nước giao 5.995.430 đồng, đạt được 7.146.087 đồng, bằng 119,1% so với năm 1962. Năng suất lao động năm 1963 đạt 285,01 đồng/người/tháng; đầu công bình quân đầu người là 23 công/tháng; thu nhập bình quân đầu người hàng tháng là  42,9 đồng. Nguồn vốn tích lũy của các hợp tác xã tăng lên,  đến tháng 12-1963 trong số 41 hợp tác xã thủ công nghiệp, vốn tự có đạt 1.117.130 đồng.

Về công tác củng cố và kiện toàn các hợp tác xã, tính đến hết năm 1963, Thị xã có 41 hợp tác xã, 2.668 xã viên thợ thủ công, với quy mô như sau: Từ 100  - 300 xã viên có 5 cơ sở, gồm 1.015 người; từ 50 - 100 xã viên có 13 cơ sở, 1.072 người; từ 10 - 50 xã viên có 21 cơ sở, 571 người. Đến cuối năm 1963, toàn Thị xã có 230 hộ lao động thủ công công nghiệp cá thể.

Về sản xuất nông nghiệp, diện tích vụ chiêm năm 1963 đạt 243 mẫu 7 sào 9 thước, năng suất 85kg/sào; diện tích khoai 38 mẫu, năng suất 300kg/sào; sắn 55 mẫu 5 sào, ngô 3 mẫu 5 sào, về chăn nuôi lợn bình quân 1,9 con, cá bột có 3.200.000 con, cá thịt đã thu hoạch 10 tấn, thả cá xuống hồ trên 50 vạn con.

Tính đến tháng 12-1963, sau khi sáp nhập khu Hàm Rồng vào Thị xã, đã tăng thêm 7 hợp tác xã nông nghiệp, với 1.054 hộ và 4.831 người. Lao động chính có 1.507 người, lao động phụ có 501 người. Riêng đất có 801 mẫu 6 sào 7 thước, có 4 hợp tác xã bậc cao, 3 hợp tác xã quy mô từ 203 đến 304 hộ; hợp tác xã có trên 100 hộ là 3, dưới 100 hộ có 2; tổng số có 35 đội. Hợp tác xã Trần Phú đã cải tiến xong đợt 2; hai hợp tác xã Minh Khai và Nam Ngạn đã tiến hành xong bước 2 của đợt III.

Qua cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã và phong trào thi đua đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đông Phương Hồng, sản xuất nông nghiệp, phong trào hợp tác hóa có tiến bộ mới; thực hiện có kết quả chủ trương của Tỉnh ủy về xây dựng hợp tác xã bậc cao.

Phong trào làm thủy lợi nội đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa; phong trào làm phân bón, tận dụng các nguồn phân bắc, phân chuồng đều được đẩy mạnh và có hợp tác xã nuôi bèo hoa dâu… Từ các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên, do vậy tổng sản lượng lúa năm 1964 tăng 56% so với năm 1963. Các hợp tác xã Nam Ngạn, Đông Sơn đã trang bị được máy tuốt lúa, có 6 hợp tác xã xây dựng trại chăn nuôi tập thể, cơ sở khá nhất là hợp tác xã Phú Thọ.

Năm 1963, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, ngành giao thông Thanh Hóa đã tiến hành xây dựng lại cầu Hàm Rồng. Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công cây cầu. Ngày 31-12-1963, cầu Hàm Rồng đã thông xe.

 Về quy hoạch phát triển đô thị, ngày 19-4-1963, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 26/ TTg về việc phân vạch địa giới của thành phố - thị xã - thị trấn[2]. Sau khi sáp nhập xã Đông Giang (Đông Sơn), Thị xã Thanh Hóa đã có trên 5 vạn người.

Để phân bố hợp lý lực lượng lao động xã hội trên địa bàn toàn Tỉnh, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, tháng 11-1963, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết Về cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ đã quán triệt phương châm: Dựa vào lực lượng của hợp tác xã và nhân dân là chính; Nhà nước giúp đỡ một phần, tiến hành tích cực, khẩn trương nhưng vững chắc, khai hoang gắn liền với tăng vụ; tăng năng suất cây trồng gắn liền với khai thác và bảo vệ tài nguyên. Trong cuộc vận động, đã có nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên đi xây dựng kinh tế ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Cuộc vận động đồng bào đi tham gia phát triển kinh tế văn hóa miền núi được 68 hộ (62 hộ nông dân, 2 hộ tiểu thương, 4 hộ lao động bốc vác) với 164 lao động, 400 nhân khẩu, đạt 35% nhiệm vụ tỉnh giao. Để tạo thuận lợi cho đồng bào đến nơi ở mới, các hợp tác xã thủ công nghiệp, tiểu thương, các xí nghiệp đã lên vùng khai hoang ở huyện Như Xuân trồng 100 mẫu sắn làm cơ sở ban đầu giao lại cho bà con.

Tháng 4-1964, Xí nghiệp in Tiến Bộ và in Công tư hợp doanh đã hợp nhất lại thành quốc doanh In Ba Đình. Sau những lúng túng ban đầu mới thành lập, các xí nghiệp quốc doanh đã đi vào hoạt động ổn định, có 20/22 xí nghiệp hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1964. Ban Vận động "Ba xây, ba chống" và cao trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" đã có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động trong các xí nghiệp.

Về phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa - xã hội, theo số liệu điều tra dân số tháng 1-1960 của Ủy ban hành chính Thị xã, tính đến tháng 3-1960 dân số Thị xã là 31.860 người; tháng 12 - 1963 là 51.524 người và đến tháng 1-1965 là 56.000 người. Tốc độ tăng dân số nhanh đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa.

Trong năm học 1960 - 1961, trên địa bàn Thị xã có 4.143 cán bộ, công nhân viên chức là cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nhà nước theo học từ  lớp 3 đến lớp 10 bổ túc văn hóa. Đảng bộ Thị xã đã chỉ đạo ngành Giáo dục phát động phong trào thi đua trên mặt trận bổ túc văn hóa giữa cán bộ tỉnh với cán bộ Thị xã và các khu phố. Nhờ có sự kiểm tra đôn đốc cùng với nhiệt tình giảng dạy của đội ngũ giáo viên, sự hăng say học tập của học viên, Thị xã Thanh Hóa đã hoàn thành kế hoạch Bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất trước 1 năm 2 tháng, với 2 chỉ tiêu cơ bản: Phổ cập hết trình độ cấp I cho cán bộ, đảng viên và thanh niên, đạt tỷ lệ 94%; Phổ cập hết trình độ lớp 2 cho xã viên hợp tác xã và nhân dân lao động, đạt tỷ lệ 92%.

Số lượng học sinh ngày càng tăng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tháng 9 - 1961, Trường cấp II được thành lập và đổi tên thành Trường Cù Chính Lan, Trường cấp II dân lập đổi tên thành Trường Võ Thị Sáu, Trường cấp II thực hành của Trường Sư phạm 7 +2 mang tên là Trường Lý Tự Trọng, Trường cấp II phổ thông công nghiệp Hàm Rồng mang tên Trường Phan Đình Giót.

Năm 1959, sau khi hoàn thành công tư hợp doanh, rạp chiếu bóng được quản lý theo chế độ chung; còn rạp ca kịch chuyển sang dân doanh, đến năm 1964 thì quốc doanh hóa thành Đoàn Cải lương Thanh Bình.

Sau ngày thành lập hợp tác xã, công tác văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ, tủ sách báo được chuyển vào hợp tác xã.

Thị ủy trực tiếp chỉ đạo Phòng Y tế Thị xã đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, tổ chức thành lập các tổ y tế với các vệ sinh viên ở xóm, ban phòng bệnh, phòng dịch ở khu phố, tủ thuốc khu phố, hộp thuốc gia đình, tổ hộ sản xuất tất cả đều với tính chất tự nguyện, vì mục đích phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có trợ cấp.

Phong trào thể dục, phong trào giữ gìn vệ sinh gắn chặt với nhau. Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 28 cơ sở thủ công nghiệp và 12 cơ sở hợp tác xã  tiểu thương duy trì phong trào thể dục buổi sáng, có 1.928 xã viên thường xuyên rèn luyện thân thể. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn,v.v... thường xuyên luyện tập, nhất là đội bóng của ngành Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ cả về kỹ thuật, chiến thuật thi đấu.

Về đời sống quần chúng, tuy có khó khăn về công ăn, việc làm trong các ngành sản xuất thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhưng hầu hết các hợp tác xã đã phát huy được tinh thần tự lực cánh sinh, tìm kiếm thêm công việc ngoài cho xã viên làm (như đi đập đá, làm lao động, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thêm gia súc) để giải quyết đời sống.

Tính bình quân cả năm thu nhập của mỗi xã viên trong ngành Thủ công nghiệp mỗi tháng chừng 45 đồng (thấp nhất là 36-37 đồng, loại trung bình và chiếm đa số là 42 đồng, cao nhất là 54 đồng). Về thu nhập của tiểu thương, bao gồm cả phần thu nhập về sản xuất, chăn nuôi thêm, bình quân 1 tháng trong toàn ngành được 42,70 đồng, thấp nhất từ 20- 22 đồng, các ngành phục vụ ăn uống, cắt tóc thấp nhất được 35,36 đồng, loại trung bình và 45,46 đồng. Ngành vận tải thô sở thu nhập khá đều và thường xuyên, bình quân 80-82 đồng, cao nhất 100-120 đồng/tháng v.v... Ngoài số người lao động sản xuất, phục vụ trong các ngành nói trên, còn một số người do sức khỏe bị hạn chế, tuổi cao, hoặc lớp thanh niên học sinh mới mãn khóa lớp 7, lớp 10 thì được phòng Lao động giải quyết từng đợt. Đã giới thiệu đi công, nông trường, xí nghiệp 550 người, đi làm hợp đồng cho các cơ quan 1.646 lượt người, đi từ 2 đến 4 tháng; bố trí những gia đình thu nhập thấp trong nội thị được nhận bóc lạc cho cơ quan nông sản được 210 tấn, 200 người chần áo bông cho công nghệ phẩm.

Ở khu vực nông nghiệp, do sản xuất vụ mùa giảm sút nên ngày công lao động quá thấp, mức lương thực bình quân một nhân khẩu mỗi tháng chỉ từ 10 đến 13 kg thóc, sau khi đã làm nghĩa vụ đóng thuế. Khó khăn lớn và phổ biến là nhà cửa của nhân dân nội thị nhiều nơi đã dột nát, khả năng tu sửa bị hạn chế rất nhiều, vì nguyên liệu khan hiếm, tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của tập thể.

Trong công tác bảo vệ an ninh, đã nâng cao ý thức cảnh giác cho quần chúng. Thị đội, Công an đã có kế hoạch cụ thể cho các khu vực trọng điểm, phân công lực lượng phụ trách cụ thể từng đối tượng, quan tâm công tác phòng chống gián điệp, biệt kích, phòng không nhân dân. Tinh thần và ý chí chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng cao một bước. Công tác bảo vệ trị an, xây dựng lực lượng và tình hình chính trị ở Thị xã tương đối ổn định, các phần tử phản động có ít những hành động trắng trợn, lộ liễu như trước. Tuy nhiên, bọn phản động đội lốt tôn giáo vẫn tìm cách xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giáo dân, cụ thể như các chính sách hợp tác hóa, khai hoang và nhất là tổ chức học tập về chủ trương quản lý nhà đất.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tháng 3-1964, Tổng thống Mỹ phê chuẩn kế hoạch Đêxôtô, dùng Hạm đội 7 tuần tiễu ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường biển của miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào miền Nam. Trung tuần tháng 4-1964, Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ vạch kế hoạch ném bom miền Bắc và thông qua 94 mục tiêu cần đánh phá.

Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác phòng không, Ủy ban hành chính Tỉnh quyết định thành lập hệ thống phòng không nhân dân các cấp. Ở Thị xã, các khu trung tâm đều tổ chức các trạm báo động phòng không. Các khu vực trọng điểm tổ chức đào hầm trú ẩn, giao thông hào. Đảng bộ, chính quyền Thị xã đã lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện các đội phòng cháy chữa cháy, cứu thương, giao thông liên lạc. Riêng khu vực Thị xã và Hàm Rồng thành lập 5 trạm cấp cứu.

Trước âm mưu và hành động leo thang mới hết sức nguy hiểm của giặc Mỹ, ngày 27 và 28-4-1964, tại Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu Mỹ liều lĩnh đụng đến miền Bắc thì chúng sẽ thất bại thảm hại. Người kêu gọi quân và dân miền Bắc phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm và đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành động của đế quốc Mỹ.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa (ngày 6-5-1964), Đảng bộ và quân dân Thị xã đã đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành động khiêu khích, phá hoại của giặc Mỹ, kịp thời ngăn chặn các hành động chống phá của kẻ địch.

Vào thời điểm Đảng bộ và nhân dân Thị xã đang ra sức thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1964 và tiến tới hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ V đã diễn ra từ ngày 24 đến 26-6-1964. Về dự Đại hội có 120 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.474 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Đại hội đã nghe báo cáo chính trị và nghiêm túc đánh giá những mặt tiến bộ và tồn tại trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trong những năm qua. Về thành tích đạt được, Đại hội khẳng định: Nhìn chung tình hình trong mấy năm qua tiến hành thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ đã phát huy được tinh thần phấn đấu cách mạng, động viên được cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ công tác đạt kết quả và thành tích tốt đẹp.

Về tình hình kinh tế, nổi bật là thành tích phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp, so với năm 1961 tăng với mức độ khá cao, chỉ tính riêng về thủ công nghiệp, giá trị sản lượng năm 1962 tăng hơn năm 1961 là 159,2%. Năm 1963 tuy có nhiều khó khăn, nhưng giá trị tổng sản lượng cũng tăng hơn năm 1962 là 109,6%. Đặc biệt là phát triển được nhiều ngành nghề mới, thích ứng với việc giải quyết nhân lực Thị xã,  phù hợp với phương hướng phát triển hàng mây, đan, lá cói, bông nhân tạo, vôi, gạch,v.v... Sản xuất thủ công nghiệp phát triển đã đóng góp một phần rất quan trọng, tăng thêm của cải cho xã hội và cải tạo Thị xã từ một đô thị phi sản xuất sang đô thị lao động sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, tuy năng suất cây trồng không tăng nhưng có nhiều cố gắng tiến bộ trong việc phát triển chăn nuôi cá và trồng rau màu, phù hợp với phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thị xã, cung cấp một phần lớn thực phẩm, rau màu cho cán bộ và nhân dân.. Công tác tài chính, thương nghiệp có nhiều tiến bộ trong việc phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, lĩnh vực văn hóa - xã hội chúng ta đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch có nhiều kết quả, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đảng bộ đã quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho nhân dân, giải quyết cho hàng ngàn người có công ăn việc làm tương đối ổn định. Công tác giáo dục bổ túc văn hóa đạt được kết quả rất lớn. Công tác xây dựng lực lượng, củng cố tổ chức công an, bảo vệ dân phố có nhiều tiến bộ rõ rệt, đảm bảo an toàn trật tự an ninh, không để xảy ra điểm nóng; đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc phòng.

Việc củng cố cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng được chú ý thường xuyên. Sau đợt chỉnh huấn, tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình và nhiệm vụ đã được nâng lên, tổ chức bộ máy được củng cố, phương thức lãnh đạo và chỉ đạo có những chuyển biến mới.

Bên cạnh những thành tích, Đại hội nghiêm túc đánh giá và rút ra những tồn tại trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ, trên tất cả các mặt.

Đó là sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp năng suất còn thấp, chất lượng hàng hóa chưa tốt, giá thành sản phẩm cao, quy hoạch phương hướng sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp chưa được xác định. Sản xuất nông nghiệp, năng suất các loại cây trồng so với khả năng và yêu cầu  còn quá thấp, việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt rau màu chưa phát triển mạnh, chăn nuôi sút kém… Công tác thương nghiệp, tài chính phục vụ sản xuất và đời sống chưa được quan tâm sâu sát. Về mặt xã hội, việc giải quyết công ăn việc làm, đời sống cho các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong công tác giáo dục phổ thông, việc giảng dạy, học tập còn có khuynh hướng thoát ly sản xuất, thoát ly thực tế. Việc củng cố lực lượng, cũng như công tác trật tự trị an chưa thành ý thức trách nhiệm thường xuyên của từng quần chúng.

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ thị đến cơ sở, tư tưởng hữu khuynh và chủ nghĩa cá nhân còn biểu hiện trên nhiều mặt chỉ đạo công tác. Tổ chức cơ sở Đảng chưa thật vững mạnh. Đáng chú ý một số cơ sở đường phố, hợp tác xã, cửa hàng còn yếu kém. Cơ sở tổ chức chính quyền chưa làm đúng chức năng chỉ đạo tốt mọi mặt công tác. Tổ chức đoàn thể chưa thực hiện được vai trò nòng cốt trong mọi mặt công tác.

Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân khách quan của tình hình trên, nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là những hạn chế về quan điểm lập trường giai cấp, trình độ nhận thức về chủ trương, chính sách, khả năng lãnh đạo tổ chức còn bất cập với tình hình thực tế cách mạng.

Đại hội đề ra Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ tới là: Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Trung ương, tinh thần nhiệm vụ kế hoạch năm 1964, đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết vấn đề lao động, lương thực, xuất khẩu, lưu thông phân phối và tinh thần một năm hoàn thành kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, kết hợp với khả năng tình hình địa phương, giáo dục sâu sắc về giác ngộ xã hội chủ nghĩa, về quan điểm đấu tranh giai cấp, quan điểm cần kiệm xây dựng Tổ quốc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Phát huy tinh thần dũng cảm cách mạng, tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc kế hoạch Nhà nước năm 1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng đảm bảo là hạt nhân lãnh đạo thắng lợi mọi phong trào cách mạng của nhân dân thị xã Thanh Hóa[3].

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V, gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V, Đảng bộ tập trung tiến hành cuộc vận động xây dựng chi bộ, tổ Đảng 4 tốt. Sinh hoạt chính trị trong nội bộ Đảng đã đi dần vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt ngày được nâng cao, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng được tăng cường.

Đảng bộ đã quan tâm lãnh đạo các phong trào thi đua của quần chúng, nhất là cao trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Đây là những đợt động viên chính trị sâu sắc trong toàn Đảng và toàn dân, là nguồn cổ vũ lớn sự hăng hái và nhiệt tình cách mạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra. Các cuộc vận động "ba xây, ba chống", cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật; cuộc vận động làm thủy lợi 2 năm đã giáo dục sâu sắc lập trường quan điểm và nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Công tác củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Tổ chức và tư tưởng được vững vàng hơn, lề lối làm việc của các ngành, các cơ quan tiếp tục được tăng cường, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu mới.

Công tác xây dựng lực lượng bảo vệ trị an, sẵn sàng chiến đấu, cũng như công tác phòng không nhân dân đã được Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ. Nhiệm vụ quân sự địa phương trong các năm đã hoàn thành xuất sắc.

*

*        *

Qua một thập kỷ phấn đấu bền bỉ liên tục (1954-1964), Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa đã đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lao động sáng tạo, dũng cảm, nên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm chuyển biến một bước căn bản diện mạo của Thị xã.

Từ một Thị xã hoang tàn, đổ nát trong chiến tranh, chỉ một thời gian ngắn sau hồi cư, Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thi đua lao động, sản xuất, xây dựng Thị xã phát triển về mọi phương diện, đời sống của các tầng lớp nhân dân từng bước được ổn định, cải thiện và nâng cao.

Kinh tế từng bước tăng trưởng và sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển. Các tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể quần chúng ngày càng được củng cố, đội ngũ cán bộ được kiện toàn, bổ sung, đủ sức lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ mới, thời kỳ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, bảo vệ miền Bắc, chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.



[1] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Thanh Hoá lần thứ IV (lưu tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)

[2] Chỉ thị nhấn mạnh sự phân biệt thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn căn cứ vào 3 yếu tố sau:

- Quy mô phát triển kinh tế, văn hóa, dân số.

- Tầm quan trọng về chính trị.

- Yêu cầu về tổ chức bộ máy quản lý hành chính. Cụ thể là thị xã phải có khoảng 5 vạn dân trở lên, có công nghiệp tương đối lớn và có nhiều khả năng phát triển, công việc quản lý hành chính ở đây phức tạp và cần có bộ máy quản lý toàn diện.

[3] Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá. 

CHƯƠNG IV: ĐẢNG BỘ THỊ XÃ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, CẢI TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1954-1965)

Đăng lúc: 02/11/2014 16:08:49 (GMT+7)

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

 I. KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI (1954 - 1957)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã buộc thực dân Pháp ký kết Hiệp định Giơnevơ (tháng 7-1954) lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc nước ta  hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến tới thống nhất nước nhà.

Trong bối cảnh đó, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình, nhiệm vụ và chính sách mới của Đảng, chỉ ra 5 đặc điểm của cách mạng và nhiệm vụ chung của toàn Đảng trong giai đoạn mới là: "Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc".

Về nhiệm vụ kinh tế, Bộ Chính trị chỉ rõ: "Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và thôn quê.".

Trong bối cảnh lịch sử này, Thị xã Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn, trước hết là nơi ăn, chốn ở, công ăn việc làm cho nhân dân sau nhiều năm đi tản cư. Thêm vào đó là vấn đề trật tự trị an, bảo mật, trừ gian, ổn định tư tưởng cho đồng bào chuẩn bị hồi cư xây dựng quê hương.

Mặt khác, do ảnh hưởng của nạn hạn hán kéo dài vào tháng 7-1954 và tiếp theo là nạn lụt lớn vào cuối năm 1954 diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh, gây nhiều thiệt hại nặng nề và gây nên nạn đói khá trầm trọng đối với nhân dân trong tỉnh và nhân dân Thị xã.

Bên cạnh khó khăn, thử thách trên, Đảng bộ và nhân dân Thị xã cũng có những thuận lợi. Đó là được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp đã cổ vũ, động viên nhân dân phấn khởi, tin tưởng bước tiếp trên chặng đường cách mạng mới. Đảng bộ và nhân dân Thị xã vốn có truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, tự lực tự cường, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất và tổ chức đời sống, được sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, sự ủng hộ của các ngành, các cấp trong quyết tâm khôi phục, xây dựng Thị xã tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả tỉnh.

Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Thị xã đã bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng lại quê hương, khôi phục phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện Chỉ thị 236/TTg, ngày 27-7-1954 của Thủ tướng Chính phủ về Hướng dẫn việc phục hồi các thị xã, thành phố trước đây đã tiêu thổ kháng chiến, Ủy ban kháng chiến hành chính khu vực Thị trấn đặc biệt Thanh Hóa đã nhanh chóng trở về tiếp quản Thị xã cũ, tổ chức cho nhân dân hồi cư xây dựng quê hương. Tỉnh ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chính Tỉnh Thanh Hóa quyết định phục hồi Thị xã "trong một thời gian ngắn nhất để nhân dân hồi cư làm ăn, buôn bán và các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh trở về đóng trụ sở làm việc thuận tiện, tiếp xúc với nhân dân". Ủy ban Kháng chiến hành chính Tỉnh đã thành lập Ban Nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện các nội dung cụ thể như:

- Ổn định tinh thần cho nhân dân trước khi về Thị xã; định kế hoạch quy hoạch các khu vực để nhân dân trở về làm nhà và xây dựng các trụ sở, công sở làm việc; nghiên cứu vấn đề đất đai làm nhà cửa, vấn đề trật tự vệ sinh, giao thông, đường sá.

- Những người trước đây đã ở Thị xã và những người hiện nay muốn về Thị xã làm ăn buôn bán phải làm đơn nộp cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã.

Thông báo quy định rõ thời gian nộp đơn; quy định việc giải quyết đất làm nhà cho dân, cụ thể: Ai có đất cũ thì nay trở về làm nhà trên đất của mình, những người có nhiều đất được quyền làm nhiều nhà để ở hoặc cho thuê; những người không có đất ở Thị xã hiện tại, đang có nhà trên đất của người khác, thì báo cáo Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã biết để sắp xếp lại; những người không có đất ở Thị xã, mà đang buôn bán ở nơi khác muốn về Thị xã cũng phải báo cáo Ủy ban Kháng chiến hành chính Thị xã biết để thu xếp; đối với đất công và đất vắng chủ, chính quyền sẽ xét cấp cho những người không có đất tạm mượn làm nhà buôn bán"

Tỉnh ủy đã ban hành bản nội quy về xây dựng nhà cửa, bảo đảm trật tự, an ninh, vệ sinh với nội dung cụ thể: Nhà phải làm đúng phần đất được chia, nhà cửa phải gọn gang, ngăn nắp, sạch sẽ, tránh hỏa hoạn, giếng nước phải nâng cao, nền sạch, 1 gia đình hay 3-4 gia đình có 1 nhà tiêu riêng đảm bảo vệ sinh; tránh phóng uế bừa bãi, không đi tiểu tiện dọc đường phố, người và xe cộ luôn đi về bên phải, không họp chợ dọc đường, không đổ rác, nước bẩn ra đường phố; định kỳ làm công tác vệ sinh chung, xây dựng tình đoàn kết, giữ gìn trật tự trị an; nhân dân trở về Thị xã phải theo đúng các đợt do Ban Chỉ đạo ấn định.

Để giúp Thị xã giải phóng lòng đường, vỉa hè hiện đang còn ngổn ngang đất đá, bụi rậm, Tỉnh đã huy động 2.000 dân công thuộc các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung về Thị xã, với gần 3 vạn ngày công mở rộng các con đường Vườn Hoa, Phố Lớn, Cao Thắng, Phố Chợ và các phố ngang. Vì vậy, đường sá lúc này trở nên phong quang, gần 3 vạn m3 đất đá được dọn sạch tạo nên 6.748 m đường nội thị rộng thoáng; 4.645 m mương tiêu thoát nước. Nhờ vậy mà hai đợt mưa dài ngày (17 và 21-9-1954) tuy gây trận lụt lớn ở tỉnh Thanh Hóa, nhưng tại khu vực Thị xã nước vẫn rút, thoát rất nhanh, kịp phục vụ cho xây dựng nhà cửa, khôi phục Thị xã.

Trong việc mở mang đường sá nội thị, xác định kiểu mẫu nhà, Thị xã đã thực hiện theo định hướng chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV, đó là: duy trì các hồ xung quanh thành cũ, không lấp hồ và giữ gìn cảnh quan cho sạch sẽ…

Thực hiện chủ trương hồi cư, khôi phục và phát triển Thị xã, Thị ủy và các tổ chức Đảng ở khu phố đã chia làm hai bộ phận: Một bộ phận ở lại nơi sơ tán để ổn định tinh thần cho nhân dân và tổ chức nhân dân về từng đợt; một bộ phận về trước để tổ chức đón đồng bào. Cuối tháng 9-1954, nhân dân ở tất cả các nơi sơ tán đều được cấp ủy tổ chức thảo luận chủ trương, kế hoạch phục hồi Thị xã, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hồi cư.

Để tiến hành cấp đất cho nhân dân, Ủy ban hành chính Thị xã đã tổ chức cho các xóm, phố bình và đề nghị cụ thể cho từng trường hợp. Kết quả năm 1954, Thị xã đã tiến hành 3 lần cấp đất, đã cấp 1.351 suất đất và đã có 1.030 gia đình về làm nhà ngay trong năm 1954. Các công sở như: Cơ quan Thị ủy, Ủy ban  hành chính, Công an, Phòng thông tin được xây dựng nhanh chóng bằng luồng, nứa nhưng chắc chắn và đẹp mắt với kinh phí xây dựng tương đương 169 tấn thóc, quy thành tiền lúc đó là 19.771.258 đồng. Việc xây mới nhà cửa của nhân dân và các cơ quan của Tỉnh, Thị xã trên địa bàn kéo dài đến năm 1957. Toàn Thị xã đã xây dựng được 162.175m2 nhà tranh, 28.455m2 nhà gạch 1 tầng và 96m2­­ nhà gạch 2 tầng của nhân dân, cơ quan đã xây dựng được 87.942m2 nhà tranh và 5.878m2 nhà gạch 1 tầng. Đến tháng 10-1957, đã có 527 căn nhà của các cơ quan và 3.931 căn nhà của nhân dân được xây dựng.

Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị cũng được Thị ủy, Ủy ban hành chính quan tâm chỉ đạo. Kết quả trong 3 năm (1955 - 1957) đã tu bổ 9 cống, xây mới 579 cống qua đường, nạo vét 27.976 m kênh, xây mới 6.200m2 bến xe ôtô; 67.500m2 chợ; 184m2nhà tiêu công cộng; dựng 572 cột điện với chiều dài dây dẫn là 5.000m, có 50 bóng đèn đường, đặt 8.750 ống nước có 88 vòi công cộng, tu bổ lại 19.800m2 sân vận động.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Thị ủy, Ủy ban  hành chính Thị xã, được sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh, của nhân dân các huyện bạn nhất là sự tận tụy, tự lực tự cường, đoàn kết tương trợ giúp nhau, kết quả sau 3 năm (1955- 1957) Thị xã Thanh Hóa đã hoàn thành kế hoạch khôi phục, bộ mặt Thị xã hoàn toàn mới (tuy còn đơn sơ). Những kết quả đó đã tạo điều kiện, tiền đề và niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã trong xây dựng và phát triển Thị xã về mọi mặt ở giai đoạn tiếp nối.

Bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, điều quan tâm đầu tiên của Thị ủy và Ủy ban  hành chính Thị xã là việc xác định cụ thể ngành sản xuất trung tâm của tỉnh lỵ là công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, với phương hướng phục vụ và thúc đẩy nông nghiệp. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nông thôn được mùa hay mất mùa đều tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế ở Thị xã.

Về công nghiệp, thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh, Thị ủy, Ủy ban  hành chính Thị xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phục hồi những cơ sở công nghiệp của Nhà nước và tư nhân; xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp quốc doanh làm nòng cốt. Khuyến khích, tạo điều kiện khôi phục và phát triển những ngành nghề truyền thống, có đủ nguyên liệu và khả năng cung cấp thêm nhiều hàng hóa tiêu dùng, khuyến khích thợ thủ công chuyên nghiệp tập trung ở thị xã, nâng đỡ thợ ở vùng nông thôn ngoại thị. Nhiều cơ sở sản xuất như: gốm, gạch ngói, nung vôi, vải dệt, thủy tinh, cơ khí nông cụ, nhà máy in Ba Đình, đã được phục hồi và mở rộng quy mô sản xuất.

Trong thời gian này, Liên Xô đã giúp Thị xã khôi phục Nhà máy nước đạt công suất 1.500m3/ngày đêm. Ngày 31-5-1956, dòng nước đầu tiên của Nhà máy đã về nội thị. Toàn hệ thống nước sạch ở Thị xã có gần 100 vòi nước công cộng, phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thị ủy, sự điều hành của Ủy ban  hành chính và tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người sản xuất, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vào giữa năm 1957 đã đạt được kết quả cụ thể là: Thủ công nghiệp cá thể cố định có 796 hộ, với 1.504 người, giá trị tổng sản lượng là 2.007.982.000 đồng; thủ công nghiệp cá thể lưu động có 17 hộ gồm 19 người sản xuất, giá trị tổng sản lượng là 12.688.000 đồng; tập đoàn thủ công nghiệp có 5 cơ sở, giá trị tổng sản lượng là 107.698.000 đồng; thủ công nghiệp trong hộ nông nghiệp và các hộ khác có 82 người sản xuất, tổng giá trị 74.212.000 đồng; giữa năm 1957 công nghiệp tư doanh hộ lớn có một hộ 635 người sản xuất, giá trị tổng sản lượng là 166.180.000 đồng, công nghiệp tư doanh hộ nhỏ có 42 hộ, 346 người, giá trị tổng sản lượng là 1.048.000 đồng.

Số tiền công thuê mướn công nhân 6 tháng đầu năm 1957 là 86.536.000 đồng. Các lò gạch, gốm, lò vôi, sản xuất vải các loại khổ và vật dùng trong sinh hoạt gia đình phát triển mạnh.

Về thương nghiệp, đã thực hiện chủ trương tổ chức hệ thống hợp tác xã mua bán, mở rộng mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, làm cho hợp tác xã mua bán, thương nghiệp quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trên thị trường, góp phần bình ổn giá cả, khắc phục tình trạng lộn xộn do tư thương gây ra.

Hoạt động thương mại sớm đi vào thế ổn định. Các chợ, bách hóa và chợ trâu bò đã họp trở lại. Chợ bách hóa mang tên chợ Vườn Hoa đã dựng được 102 gian lều, mỗi phiên chợ đông tới 10.000 người. Xe ô tô giao lưu hàng hóa của Liên khu III vào ngày càng nhiều, có phiên lên tới 40 xe; chợ trâu bò mỗi phiên chợ có tới 1.500 đến 2.000 con.

Qua hoạt động thương mại và khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vị trí Trung tâm thương mại của cả tỉnh ở Thị xã Thanh Hóa đã bước đầu được hình thành. Năm 1955 chỉ có 2.424 hộ thương nghiệp, đến năm 1957 lên tới3.173 hộ.

Trong những năm khôi phục kinh tế, sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều, giao lưu chưa thông suốt, số lượng hàng hóa ít nên đã nảy sinh hành động đầu cơ tích trữ, găm hàng đợi giá, hoặc chuyển qua tay buôn mới đến người tiêu dùng làm cho giá cả hàng hóa lên cao. Tháng 3-1957, Bộ Chính trị ra nghị quyết về bình ổn vật giá, tăng cường quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ. Trên cơ sở ấy ngày 19-4-1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 2 về chống đầu cơ tích trữ, thực hiện quản lý thị trường điều chỉnh sắp xếp lại liên doanh thương nghiệp phục vụ. Chấp hành chủ trương trên, Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã đã điều chỉnh giảm bớt người buôn vải, mỡ và bán thịt.. Nhờ đó đã góp phần tích cực bình ổn vật giá, kéo mặt bằng giá phù hợp với thu thập của nhân dân lao động.

Vào thời điểm này, nền kinh tế nông nghiệp Thị xã còn rất nhỏ bé, cả năm 1957 chỉ gieo cấy được 470ha lúa các vụ chiêm – vụ mùa và vụ thu, thu hoạch được 1.015.450kg, đạt năng suất bình quân 2.166kg thóc/ha.

Bên cạnh những thành tích đạt được trên mặt trận kinh tế, thì các hoạt động văn hóa, giáo dục được Thị ủy quan tâm chỉ đạo.

Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Đài Truyền thanh Thị xã được xây dựng ở phố Hàng Than và đã thực hiện buổi phát thanh đầu tiên đúng vào ngày Kỷ niệm Quốc khánh 2-9-1956. Thư viện Tỉnh được xây dựng ở phố Đinh Công Tráng, độc giả chủ yếu là người dân Thị xã. Năm 1957, Ủy ban hành chính Thị xã đã tổ chức Đại hội văn hóa quần chúng ở cơ sở. Khu phố 6 đã đi đầu trong việc lập nhà văn hóa và đưa vào hoạt động với hình thức và nội dung tương đối phong phú. Đội văn nghệ nghiệp dư Thị xã với 28 diễn viên, 10 nhạc cụ, đã tập được 6 vở diễn, thường xuyên phục vụ yêu cầu thưởng thức văn nghệ của khán giả Thị xã lúc bấy giờ.

Nhìn chung, hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng của Thị xã trong thời kỳ này phát triển rộng khắp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra cho thời kỳ cách mạng mới, phản ánh khí thế thi đua lao động sản xuất của nhân dân; đồng thời vạch trần tội ác của Mỹ – ngụy ở miền Nam.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phong trào thể dục thể thao được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm. Phong trào giữ gìn vệ sinh được phát động trong quần chúng, chỉ trong thời gian ngắn, hàng ngàn hố xí, hố tiểu, nhà tắm, giếng nước được nhân dân xây dựng… Phong trào rèn luyện thân thể trong nhân dân, đặc biệt là trong thanh thiếu niên phát triển rộng khắp, tạo cơ sở để tổ chức các cuộc giao lưu thi đấu trên địa bàn toàn Thị xã.

Công tác phòng cháy, chữa cháy được chỉ đạo chặt chẽ. Các đội dân phòng được thành lập. Với những dụng cụ thô sơ nhưng đều sẵn sàng khi có hỏa hoạn xảy ra. Chính quyền Thị xã quy định, 9 giờ đêm các hộ phải tắt bếp đề phòng hỏa hoạn.

Gắn liền với việc tổ chức nhân dân hồi cư là việc tổ chức phòng gian, trừ gian, giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn. Thực hiện chủ trương của Bộ Công an và hướng dẫn của Công an Liên khu IV về chỉnh đốn lực lượng công an, công tác này được Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đến các khu phố. Nhờ có tổ chức chặt chẽ, ngay từ đầu đã được nhân dân hưởng ứng nên công tác trật tự trị an được thực hiện có kết quả.

Trong cuộc đấu tranh chống địch cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam, Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã và lực lượng công an, kết hợp với các đoàn cán bộ của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích cho bà con giáo dân thấy rõ âm mưu của địch; giúp đỡ bà con trong sản xuất, sửa chữa nhà thờ; đồng thời kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.

Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết (7-1954), Thanh Hóa được chọn làm địa điểm trao trả tù bình Pháp và đón tiếp cán bộ, bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Thực hiện đường lối nhân đạo của Đảng và Chính phủ, hơn một ngàn tù binh Pháp từ các chiến trường chuyển về đã được chăm sóc, chữa bệnh và được đối xử tử tế. Thị ủy đã chỉ đạo để lực lượng y, bác sĩ tham gia khám chữa bệnh cho tù binh.

Sau khi hoàn tất việc trao trả tù binh tại Sầm Sơn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã tổ chức đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc (ở địa điểm Sầm Sơn). Trong 4 đợt, đã huy động được 1.516 người tham gia, toàn Thị xã đón tiếp 750 thương binh tại khu phố Hậu Giang. Nhân dân đã quyên góp, ủng hộ được 14.000 chăn, màn, áo len chống rét.

Sau 3 năm khôi phục nền kinh tế (1955-1957), Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa với sự nỗ lực vượt bậc, đẩy lùi mọi khó khăn thử thách, nhanh chóng phục hồi được năng lực, quan tâm xây dựng nhà ở, công sở, công trình cơ sở hạ tầng của Thị xã tỉnh lỵ; nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế-văn hóa - xã hội và từng bước giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, ổn định tình hình chính trị và đời sống của nhân dân. Do sự cố gắng của toàn Đảng bộ và quân dân, cuối năm 1957 Thị xã đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế.

Thành tựu 3 năm (1955-1957) khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa nói chung và Thị xã Thanh Hóa nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương, khích lệ trong dịp Người vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (13-6-1957): "Thanh Hóa đã xây dựng được Nhà máy Điện, Nhà máy Phốt phát, Nhà máy Giấy, Đài truyền thanh, Nông trường Yên Mỹ" Các nghề thủ công nghiệp như làm gạch, làm chum, dệt vải được phục hồi phát triển. Thanh Hóa đã sửa chữa đập Bái Thượng, nâng cấp đê sông Mã, sông Chu, phong trào chống úng, chống hạn phát triển mạnh. Nông nghiệp mấy năm liền phát triển cũng khá, công tác bình dân học vụ cũng tốt, điển hình là xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc), Thị xã Thanh Hóa. Bác mong Thanh Hóa phấn đấu thành tỉnh kiểu mẫu".

Thành tựu đó tạo đà cho sự phát triển mới của Thị xã trong quá trình cùng Đảng bộ và quân dân tỉnh Thanh Hóa bước vào thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở chặng đường tiếp theo.

II. THỰC HIỆN CẢI TẠO Xà HỘI CHỦ NGHĨA, PHÁT TRIỂN KINH TẾ – VĂN HÓA -  Xà HỘI (1958-1960)

Tháng 11-1958, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa II) thông qua nhiệm vụ, kế hoạch 3 năm 1958-1960 về phát triển kinh tế –xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh. Sau khi chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn dân, Hội nghị vạch ra nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong 3 năm là: đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh – lực lượng chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, căn cứ vào tình hình cụ thể của Thị xã tỉnh lỵ, Thị ủy xác định phương hướng, nhiệm vụ trong kế hoạch 3 năm 1958-1960 phải căn bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa với thợ thủ công. Thị ủy đã đề ra các giải pháp lớn để thực hiện đó là: Giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương và chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã đề ra là đúng đắn; làm rõ nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi để cho người thợ thủ công tự nguyện tán thành đi vào con đường làm ăn tập thể, phát triển kinh tế hợp tác, không quản ngại khó khăn, không suy tính thiệt hơn.

Cùng với việc quán triệt nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại hội nghị tháng 4-1959 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh”.Việc cải tạo thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và nhà tư sản trên địa bàn là vấn đề rất phức tạp. Thị ủy đã quán triệt chủ trương của Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị là: đưa dần tiểu thương vào các tổ hợp tác; thông qua giáo dục, chuyển một số sang sản xuất tiểu thủ công, lựa chọn một số tốt bổ sung cho mạng lưới thương nghiệp quốc doanh. Hoàn thành việc đưa thợ thủ công ở thị xã vào hợp tác xã, làm cơ sở cho phát triển công nghiệp địa phương.

Theo quan điểm đó, thợ thủ công ở Thị xã được tổ chức vào các hợp tác xã theo ngành nghề truyền thống, hoặc hợp tác xã làm gia công cho mậu dịch quốc doanh.Với tinh thần tự nguyện của người thợ thủ công, cùng với quyết tâm tổ chức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, việc thực hiện của chính quyền đã đạt được kết quả đáng phấn khởi: Năm 1958 có 12% số hộ tham gia; năm 1959 lên 64,5% số hộ tham gia; năm 1960 đạt 94% số hộ tham gia, gần 1.031 hộ xã viên trong 47 hợp tác xã,

Trên cơ sở đó, Thị ủy đã khẳng định vai trò của thủ công nghiệp là sản xuất ra tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng. Nhiệm vụ cụ thể trước mắt trong 3 năm, là vừa tổ chức vận động thành lập hợp tác xã, vừa đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, đặc biệt chú trọng thực hiện cơ giới hóa trong lao động thủ công, cải tiến quản lý trên tất cả các khâu, thúc đẩy người thợ sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa nhiều hơn, với giá trị tổng sản lượng bằng 8.540.000 đồng.

Trong 3 năm giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp so với nông nghiệp tăng gấp 10 lần. Số người tham gia sản xuất thủ công nghiệp năm 1958 mới có 1.629 người, năm 1960 lên tới 2.070 người.

Sự tham gia có kết quả vào hợp tác xã của thợ thủ công đã có tác động mạnh mẽ đến những người làm nghề vận tải thô sơ. Hơn 300 người làm việc trong lĩnh vực này đã tự nguyện xây dựng 4 hợp tác xã xe thồ, 1 hợp tác xã xe ngựa, 1 hợp tác xã sản xuất xe bò, 3 tập đoàn xe ba gác, 1 tập đoàn xe xích lô. Do tổ chức lại, năm 1960 các hợp tác xã đã vận tải, vận chuyển được 134.907 tấn hàng hóa, đạt 164,8% kế hoạch được giao, việc chấp hành luật lệ giao thông cũng tốt hơn trước.

Đến năm 1958, trên địa bàn Thị xã chỉ mới có một số xí nghiệp quốc doanh như: Xưởng in Tiến bộ, Nhà máy Nước, Xưởng May mặc, Xưởng sửa chữa giao thông, Xưởng mổ thịt, Xưởng xẻ và đóng đồ gỗ, Nhà máy Điện Lô Cô có công suất 600KW. Có 531 hộ trong 2 hợp tác xã; hợp tác xã Phú Thọ có số lượng 200 xã viên.

Quá trình vận động những người lao động tiểu thương và nghề phục vụ ăn uống vào hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, một mặt do những sai lầm trong công tác quản lý thị trường năm 1957, tại khu vực Thị xã mậu dịch quốc doanh chiếm tới 51,8% thị trường bán lẻ, việc bao vây khoanh vùng, bắt bớ vô nguyên tắc đã làm cho luồng hàng bế tắc. Ủy ban hành chính Tỉnh đã đề ra yêu cầu đối với tiểu thương lao động ở Thị xã lúc này thì sắp xếp là chủ yếu, tăng cường bán buôn, giảm bớt bán lẻ, sử dụng tiểu thương lao động trong việc bán lẻ.

Năm 1959, Thị xã đã điều động, sử dụng khoảng 300 tiểu thương ở lứa tuổi 20-35 vào các cơ sở quốc doanh. Thi hành chủ trương của Ty Lương thực, Thị xã tổ chức lại 41 người buôn bán thóc gạo hàng chuyến tự do ở Thị xã thành 8 tổ, mỗi tổ có từ 4-7 người.

Tháng 8-1959, Ủy ban hành chính Tỉnh ra Thông tư “Vận động những người có cơ sở ở nông thôn về nông thôn sản xuất và ngăn ngừa những người có cơ sở sản xuất ở nông thôn ra Thị xã làm ăn. Những quy định trên, một mặt nhằm dành lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp, mặt khác dành chỗ làm việc để bố trí cho lao động Thị xã.

Đến hết năm 1960, Thị xã đã xây dựng được 46 hợp tác xã, bao gồm 1.061 hộ, 1.163 xã viên, bằng 89% số hộ tiểu thương. Điểm chung nhất qua phong trào hợp tác hóa là tích lũy vốn cho tái sản xuất mở rộng, quỹ phúc lợi xã hội, tổ chức việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, tham gia thể dục, thể thao, tương trợ giúp đỡ nhau lúc ốm đau, khi sinh đẻ, tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo để những chị em có con nhỏ vẫn tham gia lao động sản xuất, có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Trong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Tỉnh nói chung và Thị xã nói riêng, các đối tượng được cải tạo không nhiều, do trong kháng chiến đã đi sơ tán nhiều nơi, kinh doanh lấy phục vụ và đảm bảo đời sống là chính, chưa có tích lũy lớn, số lượng công nhân còn hạn chế.

Đối với các nhà tư sản tập trung chủ yếu ở Thị xã Thanh Hóa, phần lớn làm nghề kinh doanh thương nghiệp, Tỉnh ủy yêu cầu cải tạo tư sản phải hết sức thận trọng, bảo đảm chính sách đại đoàn kết dân tộc. Cấp ủy và chính quyền Thị xã, trực tiếp là Ban chỉ đạo cải tạo tư sản, Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục, động viên, vận động, thuyết phục tư sản tự nguyện chấp nhận cải tạo hòa bình.

Cuộc vận động vào công tư hợp doanh cũng bắt đầu từ việc học tập đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, làm rõ hai con đường "Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa", để họ chọn lấy một con đường (nhấn mạnh yếu tố tự nguyện, tinh thần giác ngộ của họ đối với con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, đồng bào không bị đói khổ, áp bức). Được sự lãnh đạo trực tiếp của Thị ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính Thị xã, mọi công việc được tiến hành gọn trong năm 1959. Lúc đầu việc cải tạo tập trung vào các đối tượng trong ngành gốm, sứ; sau đó là các ngành văn hóa (in, chiếu bóng, ca kịch, nhiếp ảnh), vận tải ô tô, thương nghiệp và đợt cuối cùng là những hộ còn lại.

Trong năm 1959 đã có 94 hộ tư sản, với số vốn 252.163 đồng tiền mặt và vàng quy ra tiền (98 lạng x 5.000 đồng/1 lạng), và những bất động sản khác như: 56 ô tô, 62 máy các loại, 33 lò nung gốm, sứ, một số nhà xưởng giá trị hàng trăm ngàn đồng; ngoài ra còn có 136 hộ cổ đông khác, với số vốn là 238.098 đồng tự nguyện góp vào công tư hợp doanh (vận tải ô tô, chum, bát, in); 8 cửa hàng hợp doanh (bột, miến), kem, nước đá, bánh kẹo, ngũ kim, thuốc bắc, 1 rạp chiếu bóng và 1 rạp ca kịch dân doanh…

Trên cơ sở nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình, 527 công nhân hoạt động trong các xí nghiệp, cửa hàng nói trên (trong đó 243 người ở 3 xí nghiệp chum, bát, ô tô) khi hoàn thành công tư hợp doanh đã đẩy mạnh thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Xí nghiệp Vận tải ô tô đạt 155.134 tấn/km trong một tháng, bằng hai lần trước công tư hợp doanh; xí nghiệp in hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 1960 vượt mức kế hoạch từ 10 đến 30%; rạp chiếu bóng hạ giá vé đồng loạt, mỗi ghế một hào.

Trong 3 năm (1958 - 1960), trên địa bàn Thị xã đã lập thêm nhiều đơn vị quốc doanh mới, như các xí nghiệp: Gạch Đông Tác, Cưa Mật Sơn, Máy xay Hàm Rồng, Máy điện Thanh Hóa, Phốt phát Nam Phát, Công ty Ô tô, Công ty Kiến trúc" trực tiếp trực thuộc Trung ương; Xưởng Cơ khí nông cụ, Lò cao Hàm Rồng, Cơ sở Thuốc trừ sâu, Xưởng sản xuất Bột đá Đô lô mít", trực thuộc Thị xã, các công ty kinh doanh thương nghiệp (lương thực, nông sản, thủy sản, lâm sản, vật liệu kiến thiết, thực phẩm, bách hóa vải sợi, xăng dầu, xuất khẩu, dược phẩm, vật tư tổng hợp, xăng dầu, dược phẩm, vật tư tổng hợp miền núi) có Văn phòng Công ty đặt ở Thị xã, đều trực thuộc Tỉnh…

Đến năm 1960, ở Thị xã đã xuất hiện nhiều đơn vị, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: Hợp tác xã cơ khí Thành Công, Hợp Tiến, Hợp tác xã da Vạn Tiến, Hợp tác xã Tia Sáng,… Sản lượng thủ công nghiệp đạt mức tăng bình quân 25%/năm, cá biệt có đơn vị tăng 400%/năm. Mức lương bình quân của lao động trong các hợp tác xã đạt 40-60 đồng/tháng (tương đương bậc lương sơ cấp trong bộ máy Nhà nước).

Ba năm 1958 - 1960 là quá trình cải tạo và phát triển kinh tế, trong đó quan hệ sản xuất mới (quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã) được xác lập đã tạo ra những nhân tố mới, những khả  năng mới trong sản xuất, góp phần đổi mới diện mạo đô thị tỉnh lỵ, theo hướng giảm bớt thương nhân, chuyển nhanh sang sản xuất công nghiệp, để làm ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Kết quả đó tạo tiền đề cho Thị xã vững bước vào quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh sự phát triển của các ngành kinh tế, sự nghiệp giáo dục - văn hóa cũng được đẩy mạnh.

Công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa được Thị ủy và chính quyền rất quan tâm. Qua điều tra, cuối năm 1959, còn 3.206 người trong độ tuổi từ 12-50 chưa biết chữ (bằng 14,1% dân số). Cuộc vận động thanh toán nạn mù chữ thu hút đông đảo lực lượng tham gia, được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú: Lớp học theo xóm, lớp học ở gia đình; người biết chữ dạy người chưa biết chữ; học viên cố gắng tự học khi rảnh việc ; tuần lễ thanh niên xóa mù chữ huy động toàn bộ học sinh từ lớp 3 trở lên tham gia diệt dốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã, Chi ủy, Đảng ủy trực thuộc, Ủy ban hành chính khu phố trực tiếp chỉ huy chiến dịch xóa mù chữ, lực lượng nòng cốt là giáo viên và cán bộ bình dân học vụ.

Hết tháng 12-1957 toàn Thị xã có thêm 2.879 người biết đọc, biết viết, đạt tỷ lệ 98,5%, số người từ 12-50 tuổi biết chữ (có 273 người thuộc diện miễn như câm, điếc, mù lòa, tật nguyền). Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (6-1957) đã động viên: "Chính phủ đang chờ khen thưởng cho Thị xã Thanh Hóa về xóa mù chữ. Nói như thế là để đồng bào cố gắng"

Giáo dục bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở được đẩy mạnh, đã có 5.388 lượt người được nâng thêm 1 lớp cấp I, trong đó có 258 người tốt nghiệp cấp I; 56 người học hết lớp 5, 6 và có 4 người tốt nghiệp cấp II. Phong trào học bổ túc văn hóa của cán bộ, công nhân viên khối cơ quan Nhà nước khá sôi nổi. Năm học 1958 - 1959 khối cơ quan cấp tỉnh đã có 4 trường bổ túc văn hóa cấp II.

Để phù hợp với hoàn cảnh mới, còn có các trường bổ túc văn hóa mở theo ngành, như Thương nghiệp, Y tế, Kiến trúc, Giao thông vận tải…

Đối với giáo dục phổ thông - vỡ lòng - mẫu giáo, Đảng bộ và chính quyền Thị xã xác định, với bất cứ hoàn cảnh nào quyết không để các em thất học. Do điều kiện dân số ngày càng tăng, nhu cầu học tập ngày càng cao, Thị xã đã kịp thời mở thêm trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập của con em trong Thị xã.

Ngành giáo dục của Thị xã có những bước phát triển rõ rệt: Năm 1956, cấp I có 3 trường, gồm 12 lớp với 500 học sinh; cấp II có 1 trường, với 324 học sinh; cấp II tư thục Đào Đức Thông có 700 học sinh, năm 1956 toàn Thị xã có 1.524 học sinh. Năm 1957 có 3 trường cấp I, 1 trường cấp II và 1 trường cấp III, với số học sinh là 2.778 em. Đến năm 1960 đã có 6 trường cấp I, gồm 60 lớp; 2 trường cấp II, gồm 17 lớp và 30 lớp vỡ lòng, với tổng học sinh là 5.578 em.

Việc tổ chức quản lý các rạp chiếu bóng được chấn chỉnh. Rạp chiếu bóng Văn Hoa và Rạp ca kịch Thanh Bình khi còn là của tư nhân hợp doanh, Ủy ban hành chính Thị xã vẫn có trách nhiệm quản lý trực tiếp. Năm 1959, sau khi đã hoàn thành công tư hợp doanh, Rạp chiếu bóng được quản lý theo chế độ chung, còn Rạp Ca kịch chuyển sang dân doanh. Năm 1960, tiến hành xây dựng Nhà hát nhân dân ngoài trời.

Phong trào trồng cây xanh được phát động thực hiện từ những tháng 7-1959, theo hướng "Nhân dân tự trồng, tự bảo vệ và tự hưởng lợi" được mọi gia đình hưởng ứng. Bên những con đường Vườn Hoa, Cao Thắng, Tống Duy Tân, Minh Khai cây xanh được trồng ngày càng rợp bóng mát.

Phong trào thể dục thể thao được Thị ủy, Ủy ban hành chính Thị xã quan tâm chỉ đạo một cách tích cực. Các môn chạy việt dã, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội được phát động thành phong trào và ngày càng thu hút đông đảo người dân tham gia. Phong trào xây dựng nếp sống mới trong việc cưới, việc tang mang đậm nghĩa tình phố xóm, đảm bảo hạnh phúc, tiết kiệm, hợp vệ sinh, tránh hình thức phô trương. Việc xây dựng nhà văn hóa, đội văn nghệ nghiệp dư được chú ý.

Phong trào người tốt, việc tốt được phát động rộng rãi. Những tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người mất, trả lại tiền thừa cho khách hàng hay người phát ngân nhầm, giúp đỡ người qua đường cơ nhỡ, người bưu tá dày công đi tìm kiếm để phát tận tay người nhận một bức thư sai địa chỉ, các em học sinh đi làm việc ngoài giờ để kiếm thêm tiền ủng hộ các bạn học sinh An-giê-ri, là những nét đẹp của truyền thống quê hương và cũng là nét đẹp mới của một xã hội mới mà nhân dân ta xây dựng.

Nhằm giữ vững trật tự trị an, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, đấu tranh ngăn ngừa tệ nạn xã hội, lực lượng bảo vệ dân phố, tổ chức nhân dân tự quản kết hợp với lực lượng chuyên nghiệp tiếp tục được thành lập, củng cố, kiện toàn.

Năm 1957, toàn Thị xã có 21 Ban bảo vệ dân phố với 114 cán bộ, 242 tổ nhân dân tự quản với 485 tổ trưởng và tổ phó, đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chăm lo tổ chức mọi mặt đời sống của nhân dân. Tất cả cán bộ trên đều được học tập chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn trong thời gian từ 4 đến 7 ngày.

Sau khi hoàn thành cơ bản công cuộc hợp tác hóa và công tư hợp doanh, các ban bảo vệ dân phố và tổ nhân dân điều chỉnh lại, gồm 15 ban và 243 tổ nhân dân với 486 tổ trưởng, tổ phó.

Trong công tác quân sự địa phương, nhằm tăng cường lực lượng cán bộ quân sự chuyên nghiệp cho Thị đội bộ dân quân (được thành lập ngày 01-11-1952), giữa năm 1960, cấp trên điều động Thượng úy Tống Văn Oánh biệt phái về Thị đội, tiếp đó là các chiến sĩ theo dõi huấn luyện, trợ lý, chính trị viên..., tất cả có 12 cán bộ quân sự chuyên nghiệp.

Đến năm 1960, thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, qua 3 đợt tuyển quân, Thị xã Thanh Hóa đã vượt 6,7% chỉ tiêu Tỉnh giao, 96% đối tượng thuộc diện Luật Nghĩa vụ quân sự được khám sức khỏe và đăng ký trong ngạch dự bị. Các cơ quan, xí nghiệp đều thành lập Ban dân quân tự vệ với biên chế từ tiểu đội, đến trung đội.

Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy ngày 2-10-1960 về tăng cường củng cố lực lượng, củng cố quốc phòng. Lực lượng vũ trang Thị xã, đặc biệt là dân quân tự vệ được phân loại, phiên chế đội ngũ, trang bị vũ khí, tổ chức huấn luyện.

Thị đội đã có 89% chiến sĩ tham gia luyện tập quân sự, hoàn thành kế hoạch huấn luyện. Tại Hội thao quốc phòng toàn tỉnh, đội thể dục quốc phòng Thị xã đoạt 3 Huy chương vàng, đội tuyển bắn súng thể thao quốc phòng đạt giải 3, toàn Đoàn được tặng Cờ Đơn vị khá nhất.

Trong công tác xây dựng Đảng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu. Qua giáo dục, củng cố đã có nhiều tiến bộ về tư tưởng, tổ chức, nên đã đẩy mạnh mọi mặt công tác. Các đảng viên khối xí nghiệp thi đua sản xuất, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, hăng hái tham gia lãnh đạo công nhân viên chức cải tiến quản lý xí nghiệp và đẩy mạnh sản xuất; đảng viên khu phố, qua học tập lớp chính trị ngắn ngày, qua các đại hội chi bộ đã có chuyển biến tích cực về chính trị tư tưởng, tích cực tham gia cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, công tác đảng viên có nhiều chuyển biến. Đến đầu năm 1959, Đảng bộ có 17 chi bộ (gồm: 4 chi bộ xí nghiệp, 7 chi bộ khu phố, 2 chi bộ nhà trường, 2 chi bộ tập đoàn sản xuất miền Nam và 2 chi bộ cơ quan - cơ quan Thị và Công an), với tổng số 293 đảng viên, gồm các thành phần: Công nhân: 72; bần cố nông: 60; trung nông: 34; tiểu tư sản: 57; tiểu thương: 40; dân nghèo: 28 và tư sản: 1. Trong số 293 đảng viên, có 30 đảng viên nữ; 67 đảng viên quê miền Nam; 2 đảng viên Công giáo; 65 đảng viên sinh sống lâu đời ở Thị xã Thanh Hóa và 10 đảng viên là thanh niên.

Thắng lợi của kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế văn hoá và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1958-1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Mặc dù còn có những sai lầm, khuyết điểm nhưng thắng lợi đó là rất to lớn và căn bản, làm thay đổi bộ mặt của xã hội miền Bắc.

Trong lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai đoạn hồi cư, khôi phục, cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, Đảng bộ Thị xã kiên định lập trường cách mạng, luôn tự chỉnh đốn, đấu tranh củng cố, đoàn kết nội bộ Đảng, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, kiên trì rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về mọi mặt, để xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo mọi phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã.

Cùng với lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm 1958-1960, Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam.

Trước sự tráo trở của bè lũ Mỹ-Diệm phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, thảm sát hàng loạt những người kháng chiến ở Duy Xuyên, Hương Điền (1955); bỏ thuốc độc giết hại 6.000 người tại trại tập trung Phú Lợi (12- 1958); thực hiện Luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, và cảm kích trước tinh thần hy sinh anh dũng của đồng bào miền Nam, Thị xã đã huy động 17.000 người dự mít tinh và 25.428 người ký tên phản đối hành động dã man của Mỹ - Diệm.

Giữa lúc cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã quyết tâm hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ còn lại của kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế-văn hóa (1958-1960), từ ngày 8 đến 12-1-1959, tại thị xã Thanh Hóa, Đảng bộ Thị xã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I.

Đại hội đã đánh giá quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đánh giá những ưu điểm và tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, nhất là trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, công tác xây dựng Đảng.



.  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, Tập 15, tr.25.

.  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 17, tr.671.

Công văn số 1354 ngày 21-8-1954 của Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh Thanh Hóa, lưu tại văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Tháng 9-1954, Hội đồng Chính phủ ra Thông cáo về việc đổi tên các Ủy ban kháng chiến hành chính thành Ủy ban hành chính[4]. Thực hiện quyết định của Chính phủ, trong chỉ đạo xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy Ủy ban hành chính Thị xã được chấn chỉnh; đã triển khai nhiều hoạt động chỉ đạo trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thị xã.

Dân số Thị xã tháng 11-1954  12.415 khẩu

Ở khu vực Nhà máy bia hiện nay.

Bác Hồ với Thanh Hoá. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xuất bản năm 1990.

Bác Hồ với Thanh Hoá. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá xuất bản, năm 1990.

 

 

 

Đánh giá chung những kết quả đạt được, Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: “Năm qua, thực hiện Nghị quyết của hội nghị đại biểu đầu năm, song song với những công tác lớn như: bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Thị xã và Tỉnh, thực hiện nghĩa vụ quân sự và công tác điều tra dân số vv... Nhờ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhờ các lớp giáo dục chỉnh huấn của Đảng, nhờ tinh thần nỗ lực của toàn dân, toàn Đảng ta đã đạt được những thành tích to lớn và rực rỡ.

Hơn 70% người buôn bán nhỏ và 73% người thợ thủ công vào hợp tác xã. Công tác hợp tác hóa nông nghiệp tuy có nhiều khó khăn đặc biệt nhưng kết quả cũng đạt được 36% số hộ vào hợp tác. Đặc biệt là Thị xã chúng ta đã hoàn thành căn bản cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là một thắng lợi lớn có ý nghĩa lịch sử, đã giải phóng cho hàng ngàn công nhân thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp tư sản từ trước tới nay. Song song với những thắng lợi các mặt công tác trên, kết quả về sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp, công tác văn hóa đã nâng cao đời sống tươi vui, lành mạnh của nhân dân Thị xã lên một bước. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể được kiện toàn vững mạnh, uy tín của Đảng đã được nâng lên. Những thành tích trên đã đóng góp một phần xứng đáng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam[1].

Bên cạnh những kết quả đạt được, so với yêu cầu, nhiệm vụ, Đảng bộ vẫn gặp không ít khó khăn, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự trị an, về công tác xây dựng Đảng. Đại hội chỉ rõ: "Nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa tuy có kết quả tốt nhưng cơ sở chưa vững chắc, chúng ta lại chưa đặc biệt chú ý giáo dục tư tưởng, giáo dục chính trị nên trình độ giác ngộ tư tưởng, giác ngộ chính trị xã hội chủ nghĩa đang còn thấp kém, nhất là hợp tác xã, tiểu thương... về lãnh đạo tư tưởng, chính trị và nghiệp vụ nói chung còn yếu. Việc chấp hành đường lối, phương châm, chính sách không đầy đủ, thiếu vững vàng nên đã hạn chế một phần kết quả"[2].

Những khó khăn, hạn chế được Đại hội chỉ rõ là do các nguyên nhân:

1.Yêu cầu cách mạng mỗi ngày một lớn, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng trình độ tư tưởng, trình độ lập trường chính sách cũng như trình độ về tổ chức còn quá yếu. Về quan điểm giai cấp và lập trường chính chưa thực vững vàng nên việc tiếp thu và chỉ đạo chính sách có nhiều sai lệch.

2. Về tư tưởng chủ quan thỏa mãn đang còn nhiều biểu hiện trên các mặt công tác. Về tác phong quan liêu mệnh lệnh, thiếu đi sâu, đi sát và bệnh phô trương hình thức tuy có cải tiến nhiều nhưng hiện nay là một nhược điểm khá phổ biến trong cán bộ và trong đảng viên[3].

 Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn mới của cách mạng, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới: Tích cực củng cố các tổ chức thợ thủ công, tiểu thương lao động, nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Trên cơ sở tổ chức nông dân, thợ thủ công vào hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp theo đúng kế hoạch, tích cực cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội.

Ra sức giáo dục tư tưởng chủ nghĩa xã hội cho nhân dân lao động và các tầng lớp khác, làm cho quần chúng nhận rõ ranh giới giữa tư bản chủ nghĩa và bóc lột, nhận rõ tính chất lạc hậu của lao động cá thể và tính chất hơn hẳn của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa. Xây dựng cho nhân dân một đời sống lành mạnh, vui tươi, ra sức đào tạo cán bộ để phục vụ nhiệm vụ mới[4].

Về công tác xây dựng Đảng, sau khi nghiêm túc đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, Đại hội xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải ra sức củng cố Đảng bộ vững mạnh về tổ chức, kiên định về lập trường tư tưởng, đủ sức lãnh đạo toàn dân hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Căn cứ vào tinh thần chỉ thị của Trung ương và kế hoạch của Tỉnh, đối chiếu với tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội quyết nghị về hướng phát triển đảng trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

- Khu phố nông nghiệp (1, 2, 3) tập trung phát triển đảng vào thành phần bần, cố nông, lao động nghèo đã vào các tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp.

- Khu phố thương nghiệp (4, 5, 6, 7) tập trung phát triển đảng trong công nhân xí nghiệp tư doanh, lao động nghèo, thợ thủ công đã vào hợp tác xã.

- Các xí nghiệp cơ quan hướng phát triển như cũ; xí nghiệp chú ý phát triển thành phần công nhân trực tiếp sản xuất ở các bộ phận quan trọng.

- Nhà trường hướng vào trí thức cách mạng, Đoàn viên Thanh niên.

Công tác củng cố chi bộ được tiến hành thông qua các lớp học chính trị ngắn ngày, các kỳ sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác, thông qua phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương lao động, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; đề cao phê bình và tự phê bình, đấu tranh trong nội bộ Đảng để nâng cao trình độ lý luận, chính sách, lập trường tư tưởng giai cấp.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I gồm 9 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư Thị ủy, đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư[5].

Đồng thời với quá trình lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ I, Đảng bộ và nhân dân Thị xã tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa (4-1959), đó là: "Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh". Tháng 10-1959, Thị xã đã tiến hành Đại hội nhân dân để học tập Nghị quyết Trung ương 10 (khóa II) và thư của Bác Hồ, quyết tâm sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm trong chỉnh đốn tổ chức, thuế công thương nghiệp, quản lý hộ tịch. Trong quá trình sửa sai, gần hai trăm cán bộ, chiến sĩ quân du kích được hồi phục chức vụ.

Vào đầu năm 1959, thi hành Chỉ thị của Trung ương, Thị ủy đã lãnh đạo nhân dân tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân. Đã có 98.8% số cử tri tham gia đi bầu cử kể cả những cụ già 70-80 tuổi và những người mù lòa cũng đến tận thùng phiếu, tự tay mình bỏ lá phiếu của mình. Qua đó đã nói lên nhiệt tình chính trị, ý thức giác ngộ làm chủ tập thể của nhân dân. Kết quả cuộc bầu cử đảm bảo đúng đường lối chính trị, đường lối giai cấp của Đảng (Riêng công nhân, thợ thủ công, bần cố nông, dân nghèo thành thị đã chiếm tới 58% trong tổng số 50 vị đại biểu Hội đồng nhân dân).

Sau bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban hành chính Thị xã và khu phố được củng cố. Các ủy viên Hội đồng nhân dân Thị xã có tới 13 người trong các ủy ban khu phố và đã hoạt động tốt, lề lối làm việc được chuyển biến sát sao với công việc hơn, tỏ rõ là cơ quan thực thi pháp luật của chính quyền cơ sở, đảm bảo quyền làm chủ cho người dân lao động.

Trong sự phát triển của phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa, lực lượng công nhân Thị xã cũng tập trung và không ngừng lớn mạnh. Bên cạnh 754 đoàn viên các tổ công đoàn công nhân và lao động khuân vác, công nhân in, công tư hợp doanh, lại có thêm các xí nghiệp, Công ty Ô tô, Máy nước, Cơ khí. So với năm 1958, công tác công vận có nhiều tiến bộ, từ Thị ủy đến các chi ủy, công tác giáo dục, tổ chức lực lượng công nhân trong Thị xã có những bước tiến bộ. Trong cải tiến quản lý xí nghiệp, công nhân đã thấy được tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, bản chất bóc lột của chế độ tư bản.Trên tất cả các mặt hoạt động, nhất là trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nhân Thị xã xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, ngày càng được rèn luyện. Đời sống vật chất của công nhân lao động dần được cải thiện.

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ đã quan tâm đến việc lãnh đạo thanh niên. Cùng với việc chỉ đạo tổ chức học tập Nghị quyết của Trung ương Đoàn về 5 tiêu chuẩn của Đoàn viên Thanh niên Lao động, đã tổ chức cho thanh niên học tập Nghị quyết 14, 15, 16 của Trung ương, chỉnh huấn về "hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa", và Chỉ thị của Bác Hồ. Trong các xí nghiệp, thanh niên dự lớp chỉnh huấn mùa xuân. Bước đầu trong việc giáo dục thanh niên đã biết kết hợp với công tác thực tế. Nhờ được giáo dục liên tục, ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa được nâng lên. Cán bộ, đoàn viên đã xác định được đúng đắn vị trí phấn đấu của Đoàn, do đó mà ý thức tập thể, ý thức Đoàn có chuyển biến rõ rệt. Mặt khác, đã chú trọng kiện toàn tổ chức, đưa các phần tử ưu tú, tích cực là đoàn viên thanh niên trong các cơ sở sản xuất thay thế cho các phần tử không đủ tiêu chuẩn, bồi dưỡng kết nạp lực lượng ưu tú cho Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, lực lượng thanh niên Thị xã đã nhận thức sâu sắc về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa là hạnh phúc, ấm no và tốt đẹp, nhận thức được trách nhiệm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là lực lượng hậu bị và cánh tay đắc lực của Đảng.

Công tác phụ vận đã có tiến bộ bước đầu; nhận thức, quan điểm của Đảng bộ đối với vai trò, vị trí của phụ nữ có sự chuyển biến. Trong nông nghiệp đã chú ý bồi dưỡng, phổ biến kỹ thuật canh tác mới như: Cày sâu bừa kỹ, cấy giăng dây thẳng hàng, chăm bón đúng kỹ thuật, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp. Nhiều chị em đã tham gia vào Ban Quản trị hợp tác xã. Trong cải tạo tiểu thương, phụ nữ hăng hái tham gia và thiết tha tiếp thu cải tạo. Việc buôn bán đã đi vào nề nếp, có phân công sắp xếp, chấn chỉnh những mánh khóe gian lận. Ngoài ra còn động viên chị em tham gia các mặt công tác khác như: Bình dân học vụ, tòng quân, bầu cử. Đầu năm 1960, đã tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Phụ nữ Thị xã, gồm các đại biểu đại diện cho các lĩnh vực sản xuất tham gia, đánh dấu bước trưởng thành mới của phong trào phụ nữ Thị xã.

Trong công tác tôn giáo, Đảng bộ cũng thường xuyên vận động, giác ngộ giáo dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Đảng bộ đã tổ chức được 2 hợp tác xã nông nghiệp ở xóm Chung (61% gia đình giáo dân ở đây tham gia) và ở xóm Tây Nam Thọ. Đồng bào có đạo đã bày tỏ sự gắn bó tha thiết với hợp tác xã.

Tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, quan tâm xây dựng khối đoàn kết lương giáo, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng ở địa phương. Đồng thời, Đảng bộ cũng kiên quyết đấu tranh với những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng về công tác tôn giáo.

Để đánh giá kết quả công tác lãnh đạo phong trào cách mạng, những thành tích đạt được của Đảng bộ và nhân dân Thị xã trong năm 1959 và đề ra nhiệm vụ, phương hướng của Đảng bộ trong năm 1960, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ II được tiến hành tại thị xã Thanh Hóa, từ ngày 10  đến ngày 17-5-1960. Dự Đại hội có 92 đại biểu chính thức đại diện cho 37 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc.

Đại hội đã nghe Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã trình bày báo cáo nhận xét kết quả Đại hội các chi bộ; báo cáo kế hoạch thảo luận Dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng; Thảo luận báo cáo của Thị ủy về các mặt hoạt động năm 1959; xây dựng bản kiểm thảo của Ban Chấp hành Đảng bộ và đề án công tác năm 1960; bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới và cử đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

Đại hội khẳng định: "Trải qua một năm phấn đấu thực hiện nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ nhất, nhờ sự lãnh đạo sát sao của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, nhờ sự nỗ lực trong toàn Đảng bộ, toàn dân đến nay chúng ta đã đạt được kết quả to lớn và tốt đẹp".

Về kết quả của nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, năm qua chúng ta đã tuyên truyền được đại thể người buôn bán nhỏ, người thợ thủ công và hầu hết anh em lao động vận chuyển vào các tổ chức hợp tác. Đặc biệt Thị xã ta đã căn bản hoàn thành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Đó là một thành tích rất lớn có ý nghĩa lịch sử. Về cải tạo nông nghiệp tuy tiến hành chậm, nhưng có kết quả tốt.

Từ kết quả trên đã làm cho bộ mặt chính trị ở Thị xã thay đổi khác xưa, nó không còn là một thị trường bóc lột, lừa bịp, cạnh tranh lẫn nhau của chế độ tư bản chủ nghĩa, mà nó là một Thị xã tươi vui lành mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc sống của con người là hăng hái lao động, sản xuất tập thể trên tinh thần tương trợ hợp tác[6].

Tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh và việc phát triển Đảng đã làm cho cơ sở bám rễ sâu trong quần chúng, uy tín của Đảng ngày càng lan rộng. Đó là những yếu tố quyết định trong năm qua và cũng là những yếu tố quyết định cho tiền đề thắng lợi của phong trào cách mạng.

Tính đến nhiệm kỳ này, Đảng bộ có 398 đảng viên thuộc 22 chi bộ. Trong đợt kết nạp lớp đảng viên 6/1, Đảng bộ Thị xã đã kết nạp được 85 đảng viên. Thông qua tăng cường kết nạp Đảng đã nâng cao sức mạnh của tổ chức và củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng mật thiết hơn. Tuyệt đại đa số đảng viên mới hăng say, thực sự đóng vai trò nòng cốt trong phong trào cách mạng của nhân dân Thị xã.

Trên cơ sở đánh giá những thành tích đạt được, Đại hội cũng nghiêm khắc chỉ ra những tồn tại, cần phải khắc phục.

Trong công tác xây dựng Đảng, Đại hội nhận định: "Trình độ giác ngộ chính trị, giác ngộ tư tưởng xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên, qua các đợt giáo dục học tập và chỉnh huấn có những biến chuyển sâu sắc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiến thắng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Mọi người cũng nhận định rằng cuộc sống đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp là lao động sản xuất tập thể"[7].

Về đề án công tác năm 1960, Đại hội nêu rõ: "Năm 1960 là năm kết thúc kế hoạch 3 năm 1958-1960, tức là phải hoàn thành những nhiệm vụ kế hoạch 3 năm đã đề ra. Ngoài nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa năm 1960, nó còn phải củng cố những thắng lợi và giải quyết những nhiệm vụ tồn tại của kế hoạch 2 năm trước, đảm bảo hoàn thành tốt đẹp kế hoạch Nhà nước 3 năm, chuẩn bị điều kiện vững chắc tiến sang kế hoạch 5 năm lần thứ nhất".

Xuất phát từ tầm quan trọng của năm 1960, trên cơ sở khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi và tiềm năng, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 1960 như sau: "Ra sức củng cố và phát huy thắng lợi năm 1958-1959, tăng cường ý chí phấn đấu, tăng cường củng cố, xây dựng cơ sở và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ, tranh thủ vươn lên hàng đầu, kiên quyết phấn đấu hoàn thành vượt mức và trước thời hạn kế hoạch Nhà nước năm 1960, đưa phong trào Thị xã tiến lên mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện, góp phần vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà"[8].

Từ phương hướng chung đó, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể được Đại hội chỉ rõ:

1. Tập trung lực lượng, ra sức củng cố tốt và thật sự vững chắc phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa về các mặt, trên cơ sở đó chuẩn bị điều kiện thật đầy đủ để hoàn thành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, căn bản là hoàn thành hợp tác hóa thủ công nghiệp, tiểu thương lao động và đưa đại bộ phận nông dân thuần túy vào hợp tác xã cấp thấp. Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp địa phương, tích cực chuyển hướng lao động sản xuất cho từng bộ phận tiểu thương.

2. Tích cực củng cố và phát triển phong trào bổ túc văn hóa cho cán bộ, nhân dân nhất là cho đối tượng chủ yếu, củng cố và nâng cao chất lượng phong trào, phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

3. Tăng cường đoàn kết các tầng lớp nhân dân trên cơ sở công-nông liên minh  ngày càng vững chắc, tăng cường dân chủ nhân dân chuyên chính, xây dựng lực lượng củng cố quốc phòng và cảnh giác bảo vệ trật tự an ninh.

4. Đẩy mạnh công tác đấu tranh thống nhất nước nhà.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa II gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư (kiêm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thị xã), đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư. Đại hội đã bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Tỉnh, gồm 5 đồng chí chính thức và 1 đồng chí dự khuyết.

Quá trình đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II vào thực tiễn cách mạng địa phương cũng là quá trình Đảng bộ và nhân dân Thị xã quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II (9-1960) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

III. LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1961- 1965)

Sau ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Tỉnh Thanh Hóa nói chung và Thị xã Thanh Hóa nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tháng 9-1960, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà".

Đại hội xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược. Đó là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Trong mối quan hệ mật thiết ấy thì "tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà,... đồng bào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam".

Đại hội Đảng lần thứ III thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) "nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội". Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là một bước cụ thể hoá đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc do Đại hội Đảng lần thứ III đề ra.

Tháng 3-1960, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa lần thứ V đã đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ:

- Quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã đề ra; chuyển hướng mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

- Củng cố khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh đấu tranh giữa hai con đường, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nâng cao tổng sản lượng lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện để phát triển sản xuất hàng công nghiệp, đảm bảo đủ hàng tiêu dùng cho nhân dân.

Đồng thời, tích cực phát triển văn hóa, y tế, giáo dục; đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, hoàn thành từng bước mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của kế hoạch 5 năm lần thứ I.

- Ra sức củng cố quốc phòng, sẵn sàng đạp tan âm mưu, thủ đoạn của Mỹ - Diệm, bảo vệ miền Bắc đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội III của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ V, phát huy thắng lợi của ba năm cải tại xã hội chủ nghĩa, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ II (1960), trên cơ sở nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ mới ở một địa bàn tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh, Đảng bộ Thị xã đã không ngừng phát động nhiều phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, nhằm hiện thực hóa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Từ ngày 4 đến ngày 8-4-1961, Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ III. Đại hội đã tổng kết tình hình công tác trong 3 năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1961; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa III.

Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Đại hội thống nhất nhận định: "Trong 3 năm qua, việc cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, Thị xã chúng ta đã đạt được những thành tích to lớn làm cho tình hình trong Thị xã có những chuyển biến cách mạng rất sâu sắc".

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thợ thủ công, vận tải thô sơ, nông dân, người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh đã giành được những thắng lợi có tính chất quyết định. Cụ thể là:

- Về hợp tác hóa thủ công nghiệp, đến cuối năm 1958 mới có 11,4% số hộ tham gia hợp tác, thì nay lên tới 94%. Toàn thị có 37 hợp tác xã và 3 tổ sản xuất, 1 xí nghiệp; có hợp tác xã đã thống nhất toàn ngành, hợp tác xã lớn nhất quy mô lên tới 203 xã viên.

- Đã đưa 88,8% nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, 88% những người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã tiểu thương.

- Đã thành lập được 6 hợp tác xã và 4 tổ lao động vận tải thô sơ bao gồm 297 người.

- Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, đã đưa 97 hộ tư sản bao gồm các ngành: công nghiệp, thương nghiệp, vận tải, văn hóa, … vào công tư hợp doanh.

 Từ kết quả đó, Đại hội nhấn mạnh: "Như vậy là, đối chiếu với Nghị quyết Đại hội đại biểu Thị Đảng bộ tháng 5 năm 1960, chúng ta đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo, bước đi của ta như thế là nhanh và mạnh, có ý nghĩa lịch sử lớn lao và sâu sắc".

Với những thắng lợi này, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế, xóa bỏ căn bản chế độ người bóc lột người và nguồn gốc sinh ra bóc lột. Thắng lợi này đã chuyển nền kinh tế cá thể và phân tán trước đây thành kinh tế tập thể. Nó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt Thị xã, từ một Thị xã thương nghiệp trước kia thành một Thị xã lao động và sản xuất xã hội chủ nghĩa để tiến lên một Thị xã công nghiệp xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều khả năng mới to lớn.

Đi đôi với những thắng lợi về cải tạo xã hội chủ nghĩa, các mặt sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp có bước phát triển mạnh.

Các xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp công nghiệp địa phương đã tăng cường công tác quản lý, hoạt động có nền nếp hơn; phong trào thi đua lan rộng, tuyệt đại bộ phận đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 3 năm trước thời hạn. Về thủ công nghiệp, so với năm 1957 đã tăng hơn 57,3%, bình quân mỗi năm tăng 24,6%.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dần trở thành tập quán và giảm tính chất lạc hậu của nền canh tác. Cấp ủy, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 19-5-1961 về phát động "Phong trào thi đua đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong" nhằm thúc đẩy các hợp tác xã nông nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên mọi lĩnh vực.

Các ngành tài chính, ngân hàng đều phát triển theo hướng tiến bộ. Văn hóa, y tế, thể dục thể thao… có bước phát triển, đặc biệt về giáo dục. Phong trào bổ túc văn hóa diễn ra sôi nổi. Giáo dục phổ thông tăng nhanh, tổng số học sinh năm học 1960-1961 tăng 57% so với năm học 1957-1958.

Việc củng cố và tăng cường hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân và các đoàn thể được chú trọng. Công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm.

Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được Đảng bộ, chính quyền chăm lo chu đáo. Người dân cảm nhận được sự ưu việt của chế độ xã hội đang xây dựng, càng tin tưởng và hăng hái lao động sản xuất góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.

Từ đầu năm 1961, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính Tỉnh về thi đua chăm sóc, nuôi dưỡng con em thương binh, liệt sĩ, thể hiện sâu sắc truyền thống tốt đẹp "ăn quả nhớ người trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", "lá lành đùm lá rách".

Nhờ những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, so với những năm đầu sau giải phóng, diện mạo Thị xã khang trang hơn, đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn.

Qua chiến đấu và thực hiện kế hoạch, Đảng bộ ta được rèn luyện đã trưởng thành thêm ngày một mạnh. Tổ chức ngày càng được củng cố, tăng cường về lượng cũng như về chất.

Thấm nhuần Nghị quyết Đại hội III của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh tháng 3-1961, căn cứ vào tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 1961: "Trên cơ sở phát huy thắng lợi của kế hoạch 3 năm ra sức củng cố, phát triển quan hệ sản xuất mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao tinh thần phấn đấu vượt khó khăn, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên quyết chống mọi biểu hiện tham ô, lãng phí, chống tư tưởng cầu an ngại khó, bảo thủ, rụt rè, ra sức phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhằm ưu tiên cung cấp tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp đồng thời cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân., tích cực du nhập thêm nghề mới, sản xuất thêm mặt hàng, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm cho Thị xã, nhất là rau, thịt, cá. Song song với phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện để cải thiện đời sống cho công nhân, nông dân, xã viên hợp tác xã, trước hết là giải quyết khó khăn cho dân nghèo tiểu thương lao động. Tổ chức việc lao động và cuộc sống tập thể cho tốt để đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Thị xã tiến lên mạnh mẽ, vững chắc. Tăng cường củng cố cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, tích cực bảo vệ trật tự trị an, củng cố, xây dựng lực lượng đảm bảo an toàn chung cho Thị xã".

Đại hội đã đề ra 7 nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi phương hướng. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa III gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết.  Ban Chấp hành Đảng bộ đã họp Hội nghị bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, do đồng chí Hồ Văn Huấn làm Bí thư; đồng chí Trần Trọng Tài làm Phó Bí thư.

Năm 1961 là năm mở đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ I, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã đã không ngừng nâng cao ý chí phấn đấu, đạt được những thành tích nổi bật trên các lĩnh vực. Thị xã tiếp tục tăng cường quan hệ sản xuất mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, củng cố an ninh-quốc phòng và chăm lo đời sống nhân dân.

Sau một năm phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Đảng bộ và nhân dân Thị xã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm Thanh Hóa (từ ngày 10 đến 12-12-1961).

Trong chuyến thăm, đến đâu Người cũng ân cần thăm hỏi, trò chuyện với đồng bào và được đông đảo các tầng lớp nhân dân nồng nhiệt đón mừng. Sáng ngày 12-12-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa tại sân vận động tỉnh. Người biểu dương: Tỉnh Thanh Hóa chỉ trong thời gian ngắn đã có nhiều biến đổi. Hợp tác xã nông nghiệp đã tiến một bước trong phong trào làm thủy lợi, cải tiến kỹ thuật, khai hoang mở rộng diện tích canh tác, diện tích cây công nghiệp. Giáo dục phổ thông, công tác bổ túc văn hóa có nhiều tiến bộ. Trong lao động sản xuất, các tầng lớp nhân dân đều hăng hái, tích cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi và nhắc nhở, Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết nhất trí, gắn bó mật thiết và tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên một cách nghiêm túc, nhưng cần phải đi sâu đi sát hơn nữa, tránh quan liêu mệnh lệnh, phải có phương pháp làm việc khoa học; chú trọng dìu dắt, bồi dưỡng cán bộ trẻ, quan tâm công tác phụ nữ, Cuối cùng, Người chỉ rõ: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân"; "muốn ăn quả thì phải trồng cây, muốn có quả ngon thì phải chăm cây cho tốt".

Những chỉ dẫn của Bác Hồ là ánh sáng soi đường, là nguồn động lực mạnh mẽ để cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã cũng như toàn tỉnh Thanh Hóa tiến lên thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân Tỉnh Thanh Hóa càng thêm ý nghĩa lớn, khi cùng ngày 12-2-1961, tại Thị xã Thanh Hóa đã diễn ra sự kiện đặc biệt: "Lễ kết nghĩa Thị xã Thanh Hóa - Thị xã Hội An" chính thức được tổ chức, với sự tham dự của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã Thanh Hóa cùng đại diện Hội đồng hương Thị xã Hội An tại Hà Nội và cán bộ, học sinh Hội An tập kết đang sinh sống, công tác và học tại Thanh Hóa. Toàn thể đại biểu dự lễ đã thông qua bức thư gửi đồng bào Thị xã Hội An. Cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Thị xã Hội An đón nhận tin vui này với tình cảm trân trọng và niềm khích lệ tinh thần vô cùng lớn lao.



[1] Bản báo cáo Đại hội. Tài liệu Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa

[2] Bản báo cáo Đại hội. Tài liệu Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa  

[3] Bản báo cáo Đại hội. Tài u Lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Thanh Hóa  

[4] Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[5] Ban Chấp hành Đảng bộ khóa I và chức danh Bí thư, Phó Bí thư đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định công nhận trong Công văn số 397-VP/NQTW, ngày 18-5-1959 do đồng chí Nguyễn Duy Trinh thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ký. Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[6] Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã khoá II, trang 37, lưu tại Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

[7] Tài liệu đã dẫn. Trang 38.

[8] Biên bản Đại hội đại biểu Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam Thị xã Thanh Hóa lần thứ II. Tài liệu lưu tại Thành ủy Thanh Hóa.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 21. tr. 917

. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, Tập 21. tr.931.

 

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.1-2

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.1-2

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.2-3

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa từ ngày 4/4 đến 8/4/1961, tr.5

Xem: Bác Hồ với Thanh HóaBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xuất bản, 1990.

Để bày tỏ tình đoàn kết với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam, ngày 12-3-1960, tại Thị xã Thanh Hóa, lễ kết nghĩa hai Tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể với sự tham dự của hơn 20.000 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tỉnh Thanh Hóa và đoàn đại biểu Tỉnh Quảng Nam.

 

 

Hai tháng sau, tại Đại hội Đảng bộ Thị xã Thanh Hóa lần thứ III, ngày 8-4-1961 Đại hội đã gửi cho đồng bào và chiến sĩ Hội An một bức thư thắm thiết nghĩa tình, khẳng định Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa sẽ làm hết sức mình trong sản xuất, công tác, học tập và chiến đấu, phối hợp đấu tranh với đồng bào Hội An bằng những hành động thiết thực nhất, góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà mau đến ngày sum họp Bắc-Nam, rút ngắn những ngày đau khổ của đồng bào miền Nam, của Thị xã Hội An thân mến.

Sau đó, phong trào ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mỹ – Diệm ngày càng phát triển, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thể hiện tình cảm ruột thịt Bắc - Nam ngày càng sâu đậm. Với khẩu hiệu Miền Nam gọi miền Bắc trả lời, Hội An cần  Thanh Hóa có, Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa anh em đã chi viện sức người, sức của, cả vật chất lẫn tinh thần cho chiến trường Hội An - Quảng Nam, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để Đảng bộ và quân dân Hội An chiến đấu và chiến thắng quân thù.

Biết bao người con ưu tú của quê hương Thanh Hóa đã lên đường cùng quân và dân miền Nam đánh giặc, trong đó có nhiều người con đã vĩnh viễn nằm trên mảnh đất Hội An. Nhiều công trình văn hóa mang tên Hội An được xây dựng trên đất Thị xã Thanh Hóa. Lá cờ mang dòng chữ "Hội An anh dũng hiên ngang" của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa gửi tặng, những bức thư tình sâu nghĩa nặng đồng chí anh em từ Thanh Hóa gửi vào Hội An, từ Hội An gửi ra, trở thành nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ, thật sự trở thành sức mạnh vật chất to lớn.

       Từ ngày 10 đến 14-7-1962, Đảng bộ Thị xã tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ IV. Đại hội đã tổng kết công tác năm 1961, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 1962 và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, trong những năm 1961 và những tháng đầu năm 1962, Thị xã đã có bước chuyển biến tích cực về cải tạo, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội.

Ngành tiểu thủ công nghiệp đã phát huy những thành tích, thuận lợi, cổ vũ nhân tố mới, khai thác được tiềm năng của ngành, ra sức khắc phục khó khăn đẩy mạnh phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để xây dựng, củng cố hợp tác xã, nhất là từ sau khi hợp tác xã Thành công vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, khen ngợi trong dịp Người vào thăm Thanh Hóa lần thứ III (12-1961) và được Chính phủ công nhận là Lá cờ đầu của ngành Thủ công nghiệp toàn miền Bắc. Phong trào thi đua với hợp tác xã Thành Công đã góp phần đưa ngành Thủ công nghiệp Thị xã phát triển lên một bước mới.

Đi đôi với phát triển, đã tiến hành sáp nhập các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn, chuyển một số lên xí nghiệp để tăng cường quản lý và mở rộng quy mô tương ứng với yêu cầu sản xuất. Kết quả đến năm 1962 có thêm 3 xí nghiệp, 26 hợp tác xã cấp cao, 3 hợp tác xã cấp thấp, số hợp tác xã có 100 xã viên trở lên là 8. Số lượng xã viên trong các hợp tác xã tăng nhanh. Năm 1961, các hợp tác xã đã kết nạp được 1.086 xã viên.

Chú ý xây dựng, củng cố, phát triển quy mô, loại hình tổ chức các hợp tác xã, đưa năng suất lao động lên cao và có nhiều sản phẩm mới. Giá trị tổng sản lượng năm 1961 đạt 3.960.000 đồng, so với năm 1960 tăng gấp 2 lần; 5 tháng đầu năm 1962 so với 6 tháng đầu năm 1961 tăng 111,68%. Đặc biệt là sản xuất tư liệu sản xuất, phục vụ nông nghiệp năm 1960 hầu như không có, nhưng 6 tháng cuối năm 1961 tỷ trọng đạt 1,5%, đến năm 1962 tăng lên 3,5%  so với giá trị sản lượng của ngành.

Về hợp tác tiểu thương, trong năm 1961-1962 đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; có những biện pháp tích cực để củng cố tổ chức. Đến giữa năm 1962 có 48 cơ sở với 1.011 xã viên. Qua chỉnh huấn 4 quan điểm và sau khi thực hiện chủ trương cải tiến mạng lưới thương nghiệp, ý thức phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hóa có tiến bộ hơn trước; thực hiện bán đúng giá chỉ đạo đã quy định, góp phần quản lý thị trường chặt chẽ hơn.

Về hợp tác hóa nông nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng trong lãnh đạo, chỉ đạo đã coi trọng tiến hành giáo dục đi đôi với củng cố hợp tác xã, từ 12 hợp tác xã sản xuất, củng cố thành 5 hợp tác xã gồm 547 hộ, với 2.611 nhân khẩu, chiếm 85,6% số hộ nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo được diện tích cây trồng.

Lĩnh vực giao thông vận tải có nhiều chuyển biến. Chú ý phát triển vận tải thô sơ, tuy mới được xây dựng năm 1961, nhưng đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước 20% và được tỉnh công nhận là đơn vị khá nhất của ngành Vận tải trong toàn tỉnh.

Ngành tài chính của Thị xã năm 1961 đã vượt kế hoạch Nhà nước 101,7%, được công nhận là đơn vị tiên tiến của ngành Tài chính toàn tỉnh.

Đảng bộ chủ trương đẩy mạnh phát triển văn hóa - giáo dục, như: Vận động nhân dân đóng góp tiền xây dựng trường lớp, bàn ghế, đảm bảo chỗ học cho 6.500 học sinh cấp I và cấp II. Phong trào thi đua với trường Bắc Lý (Hà Nam) trong các trường đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học…

Phong trào thể dục thể thao, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân có nhiều chuyển biến mới.

Thực hiện quyết định số 39 của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Tỉnh ủy (1-1962) về việc tăng cường công tác chống gián điệp, biệt kích, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội, Đảng bộ Thị xã, các cấp, các ngành đã dựa vào nhân dân rà soát lại các đối tượng xấu, tăng cường các biện pháp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Công tác xây dựng lực lượng dự bị, củng cố quốc phòng được tăng cường, hoàn thành tốt công tác nghĩa vụ quân sự, tuyển quân năm 1961 – 1962.

Trải qua quá trình phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ IV, Đảng bộ Thị xã đã trưởng thành một bước. Tổ chức cơ sở Đảng được củng cố vững mạnh, quan điểm, lập trường tư tưởng của cán bộ, đảng viên có nhiều tiến bộ, số đông gương mẫu tích cực và giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân Thị xã, trước hết là công nhân, nông dân, thợ thủ công và nhân dân lao động luôn luôn tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái phấn đấu dưới ngọn cờ tất thắng của Đảng.

Bên cạnh những thắng lợi to lớn vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần phải ra sức khắc phục. Đó là sản xuất chất lượng còn yếu, việc quản lý thị trường chưa tốt, năng suất lao động còn thấp, tinh thần hợp tác tương trợ giữa các ngành kinh tế còn yếu; công tác văn hóa - giáo dục chất lượng chưa được đảm bảo tốt. Công tác kiện toàn tổ chức chính quyền, đoàn thể chưa vững chắc. Một thiếu sót lớn là chưa tập trung xây dựng cơ sở Đảng lớn mạnh, việc phát triển đảng viên còn yếu.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 7 khóa III, tình hình đặc điểm của Thị xã, Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ IV đề ra phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo là: Ra sức phát huy những thành tích đạt được, dựa vào những thuận lợi và nhân tố mới của phong trào hợp tác hóa, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng, tiếp tục cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, trên cơ sở nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần hợp tác tương trợ, đưa các cơ sở sản xuất, các ngành kinh tế phát triển với tinh thần cần kiệm, tự lực cánh sinh, nâng cao trình độ quản lý tổ chức kỹ thuật, tăng cường tích lũy vốn, tăng thêm thiết bị kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển văn hóa - giáo dục, giữ vững trật tự, trị an, củng cố quốc phòng, đưa phong trào thi đua sản xuất phát triển, thúc đẩy từng bước công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi từng bước kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.[1].

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa IV gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết; đồng chí Hồ Văn Huấn được bầu lại làm Bí thư.

Những năm 1962-1963, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các giải pháp sát hợp để hiện thực hóa phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tỉnh ủy, trong năm 1962-1964, Thị ủy chỉ đạo sâu sát cuộc vận động "3 xây, 3 chống" trong các ngành kinh tế, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Cuộc vận động "3 xây, 3 chống" ở Thị xã đã đi đúng hướng, đạt kết quả tốt. Nhờ đó, tình hình kinh tế-xã hội của Thị xã tiếp tục có những chuyển biến mới, đạt và vượt kế hoạch Nhà nước giao.

Về sản xuất, năm 1963, kế hoạch Nhà nước giao 5.995.430 đồng, đạt được 7.146.087 đồng, bằng 119,1% so với năm 1962. Năng suất lao động năm 1963 đạt 285,01 đồng/người/tháng; đầu công bình quân đầu người là 23 công/tháng; thu nhập bình quân đầu người hàng tháng là  42,9 đồng. Nguồn vốn tích lũy của các hợp tác xã tăng lên,  đến tháng 12-1963 trong số 41 hợp tác xã thủ công nghiệp, vốn tự có đạt 1.117.130 đồng.

Về công tác củng cố và kiện toàn các hợp tác xã, tính đến hết năm 1963, Thị xã có 41 hợp tác xã, 2.668 xã viên thợ thủ công, với quy mô như sau: Từ 100  - 300 xã viên có 5 cơ sở, gồm 1.015 người; từ 50 - 100 xã viên có 13 cơ sở, 1.072 người; từ 10 - 50 xã viên có 21 cơ sở, 571 người. Đến cuối năm 1963, toàn Thị xã có 230 hộ lao động thủ công công nghiệp cá thể.

Về sản xuất nông nghiệp, diện tích vụ chiêm năm 1963 đạt 243 mẫu 7 sào 9 thước, năng suất 85kg/sào; diện tích khoai 38 mẫu, năng suất 300kg/sào; sắn 55 mẫu 5 sào, ngô 3 mẫu 5 sào, về chăn nuôi lợn bình quân 1,9 con, cá bột có 3.200.000 con, cá thịt đã thu hoạch 10 tấn, thả cá xuống hồ trên 50 vạn con.

Tính đến tháng 12-1963, sau khi sáp nhập khu Hàm Rồng vào Thị xã, đã tăng thêm 7 hợp tác xã nông nghiệp, với 1.054 hộ và 4.831 người. Lao động chính có 1.507 người, lao động phụ có 501 người. Riêng đất có 801 mẫu 6 sào 7 thước, có 4 hợp tác xã bậc cao, 3 hợp tác xã quy mô từ 203 đến 304 hộ; hợp tác xã có trên 100 hộ là 3, dưới 100 hộ có 2; tổng số có 35 đội. Hợp tác xã Trần Phú đã cải tiến xong đợt 2; hai hợp tác xã Minh Khai và Nam Ngạn đã tiến hành xong bước 2 của đợt III.

Qua cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã và phong trào thi đua đuổi kịp và vượt hợp tác xã Đông Phương Hồng, sản xuất nông nghiệp, phong trào hợp tác hóa có tiến bộ mới; thực hiện có kết quả chủ trương của Tỉnh ủy về xây dựng hợp tác xã bậc cao.

Phong trào làm thủy lợi nội đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa; phong trào làm phân bón, tận dụng các nguồn phân bắc, phân chuồng đều được đẩy mạnh và có hợp tác xã nuôi bèo hoa dâu… Từ các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên, do vậy tổng sản lượng lúa năm 1964 tăng 56% so với năm 1963. Các hợp tác xã Nam Ngạn, Đông Sơn đã trang bị được máy tuốt lúa, có 6 hợp tác xã xây dựng trại chăn nuôi tập thể, cơ sở khá nhất là hợp tác xã Phú Thọ.

Năm 1963, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, ngành giao thông Thanh Hóa đã tiến hành xây dựng lại cầu Hàm Rồng. Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công cây cầu. Ngày 31-12-1963, cầu Hàm Rồng đã thông xe.

 Về quy hoạch phát triển đô thị, ngày 19-4-1963, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 26/ TTg về việc phân vạch địa giới của thành phố - thị xã - thị trấn[2]. Sau khi sáp nhập xã Đông Giang (Đông Sơn), Thị xã Thanh Hóa đã có trên 5 vạn người.

Để phân bố hợp lý lực lượng lao động xã hội trên địa bàn toàn Tỉnh, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, tháng 11-1963, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết Về cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi. Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ đã quán triệt phương châm: Dựa vào lực lượng của hợp tác xã và nhân dân là chính; Nhà nước giúp đỡ một phần, tiến hành tích cực, khẩn trương nhưng vững chắc, khai hoang gắn liền với tăng vụ; tăng năng suất cây trồng gắn liền với khai thác và bảo vệ tài nguyên. Trong cuộc vận động, đã có nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên đi xây dựng kinh tế ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.

Cuộc vận động đồng bào đi tham gia phát triển kinh tế văn hóa miền núi được 68 hộ (62 hộ nông dân, 2 hộ tiểu thương, 4 hộ lao động bốc vác) với 164 lao động, 400 nhân khẩu, đạt 35% nhiệm vụ tỉnh giao. Để tạo thuận lợi cho đồng bào đến nơi ở mới, các hợp tác xã thủ công nghiệp, tiểu thương, các xí nghiệp đã lên vùng khai hoang ở huyện Như Xuân trồng 100 mẫu sắn làm cơ sở ban đầu giao lại cho bà con.

Tháng 4-1964, Xí nghiệp in Tiến Bộ và in Công tư hợp doanh đã hợp nhất lại thành quốc doanh In Ba Đình. Sau những lúng túng ban đầu mới thành lập, các xí nghiệp quốc doanh đã đi vào hoạt động ổn định, có 20/22 xí nghiệp hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1964. Ban Vận động "Ba xây, ba chống" và cao trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" đã có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động trong các xí nghiệp.

Về phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa - xã hội, theo số liệu điều tra dân số tháng 1-1960 của Ủy ban hành chính Thị xã, tính đến tháng 3-1960 dân số Thị xã là 31.860 người; tháng 12 - 1963 là 51.524 người và đến tháng 1-1965 là 56.000 người. Tốc độ tăng dân số nhanh đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa.

Trong năm học 1960 - 1961, trên địa bàn Thị xã có 4.143 cán bộ, công nhân viên chức là cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nhà nước theo học từ  lớp 3 đến lớp 10 bổ túc văn hóa. Đảng bộ Thị xã đã chỉ đạo ngành Giáo dục phát động phong trào thi đua trên mặt trận bổ túc văn hóa giữa cán bộ tỉnh với cán bộ Thị xã và các khu phố. Nhờ có sự kiểm tra đôn đốc cùng với nhiệt tình giảng dạy của đội ngũ giáo viên, sự hăng say học tập của học viên, Thị xã Thanh Hóa đã hoàn thành kế hoạch Bổ túc văn hóa 5 năm lần thứ nhất trước 1 năm 2 tháng, với 2 chỉ tiêu cơ bản: Phổ cập hết trình độ cấp I cho cán bộ, đảng viên và thanh niên, đạt tỷ lệ 94%; Phổ cập hết trình độ lớp 2 cho xã viên hợp tác xã và nhân dân lao động, đạt tỷ lệ 92%.

Số lượng học sinh ngày càng tăng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Tháng 9 - 1961, Trường cấp II được thành lập và đổi tên thành Trường Cù Chính Lan, Trường cấp II dân lập đổi tên thành Trường Võ Thị Sáu, Trường cấp II thực hành của Trường Sư phạm 7 +2 mang tên là Trường Lý Tự Trọng, Trường cấp II phổ thông công nghiệp Hàm Rồng mang tên Trường Phan Đình Giót.

Năm 1959, sau khi hoàn thành công tư hợp doanh, rạp chiếu bóng được quản lý theo chế độ chung; còn rạp ca kịch chuyển sang dân doanh, đến năm 1964 thì quốc doanh hóa thành Đoàn Cải lương Thanh Bình.

Sau ngày thành lập hợp tác xã, công tác văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ, tủ sách báo được chuyển vào hợp tác xã.

Thị ủy trực tiếp chỉ đạo Phòng Y tế Thị xã đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, tổ chức thành lập các tổ y tế với các vệ sinh viên ở xóm, ban phòng bệnh, phòng dịch ở khu phố, tủ thuốc khu phố, hộp thuốc gia đình, tổ hộ sản xuất tất cả đều với tính chất tự nguyện, vì mục đích phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có trợ cấp.

Phong trào thể dục, phong trào giữ gìn vệ sinh gắn chặt với nhau. Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 28 cơ sở thủ công nghiệp và 12 cơ sở hợp tác xã  tiểu thương duy trì phong trào thể dục buổi sáng, có 1.928 xã viên thường xuyên rèn luyện thân thể. Các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn,v.v... thường xuyên luyện tập, nhất là đội bóng của ngành Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ cả về kỹ thuật, chiến thuật thi đấu.

Về đời sống quần chúng, tuy có khó khăn về công ăn, việc làm trong các ngành sản xuất thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhưng hầu hết các hợp tác xã đã phát huy được tinh thần tự lực cánh sinh, tìm kiếm thêm công việc ngoài cho xã viên làm (như đi đập đá, làm lao động, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thêm gia súc) để giải quyết đời sống.

Tính bình quân cả năm thu nhập của mỗi xã viên trong ngành Thủ công nghiệp mỗi tháng chừng 45 đồng (thấp nhất là 36-37 đồng, loại trung bình và chiếm đa số là 42 đồng, cao nhất là 54 đồng). Về thu nhập của tiểu thương, bao gồm cả phần thu nhập về sản xuất, chăn nuôi thêm, bình quân 1 tháng trong toàn ngành được 42,70 đồng, thấp nhất từ 20- 22 đồng, các ngành phục vụ ăn uống, cắt tóc thấp nhất được 35,36 đồng, loại trung bình và 45,46 đồng. Ngành vận tải thô sở thu nhập khá đều và thường xuyên, bình quân 80-82 đồng, cao nhất 100-120 đồng/tháng v.v... Ngoài số người lao động sản xuất, phục vụ trong các ngành nói trên, còn một số người do sức khỏe bị hạn chế, tuổi cao, hoặc lớp thanh niên học sinh mới mãn khóa lớp 7, lớp 10 thì được phòng Lao động giải quyết từng đợt. Đã giới thiệu đi công, nông trường, xí nghiệp 550 người, đi làm hợp đồng cho các cơ quan 1.646 lượt người, đi từ 2 đến 4 tháng; bố trí những gia đình thu nhập thấp trong nội thị được nhận bóc lạc cho cơ quan nông sản được 210 tấn, 200 người chần áo bông cho công nghệ phẩm.

Ở khu vực nông nghiệp, do sản xuất vụ mùa giảm sút nên ngày công lao động quá thấp, mức lương thực bình quân một nhân khẩu mỗi tháng chỉ từ 10 đến 13 kg thóc, sau khi đã làm nghĩa vụ đóng thuế. Khó khăn lớn và phổ biến là nhà cửa của nhân dân nội thị nhiều nơi đã dột nát, khả năng tu sửa bị hạn chế rất nhiều, vì nguyên liệu khan hiếm, tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của tập thể.

Trong công tác bảo vệ an ninh, đã nâng cao ý thức cảnh giác cho quần chúng. Thị đội, Công an đã có kế hoạch cụ thể cho các khu vực trọng điểm, phân công lực lượng phụ trách cụ thể từng đối tượng, quan tâm công tác phòng chống gián điệp, biệt kích, phòng không nhân dân. Tinh thần và ý chí chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng cao một bước. Công tác bảo vệ trị an, xây dựng lực lượng và tình hình chính trị ở Thị xã tương đối ổn định, các phần tử phản động có ít những hành động trắng trợn, lộ liễu như trước. Tuy nhiên, bọn phản động đội lốt tôn giáo vẫn tìm cách xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giáo dân, cụ thể như các chính sách hợp tác hóa, khai hoang và nhất là tổ chức học tập về chủ trương quản lý nhà đất.

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", tháng 3-1964, Tổng thống Mỹ phê chuẩn kế hoạch Đêxôtô, dùng Hạm đội 7 tuần tiễu ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường biển của miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào miền Nam. Trung tuần tháng 4-1964, Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ vạch kế hoạch ném bom miền Bắc và thông qua 94 mục tiêu cần đánh phá.

Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác phòng không, Ủy ban hành chính Tỉnh quyết định thành lập hệ thống phòng không nhân dân các cấp. Ở Thị xã, các khu trung tâm đều tổ chức các trạm báo động phòng không. Các khu vực trọng điểm tổ chức đào hầm trú ẩn, giao thông hào. Đảng bộ, chính quyền Thị xã đã lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức huấn luyện các đội phòng cháy chữa cháy, cứu thương, giao thông liên lạc. Riêng khu vực Thị xã và Hàm Rồng thành lập 5 trạm cấp cứu.

Trước âm mưu và hành động leo thang mới hết sức nguy hiểm của giặc Mỹ, ngày 27 và 28-4-1964, tại Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu Mỹ liều lĩnh đụng đến miền Bắc thì chúng sẽ thất bại thảm hại. Người kêu gọi quân và dân miền Bắc phấn đấu hoàn thành kế hoạch 5 năm và đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành động của đế quốc Mỹ.

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa (ngày 6-5-1964), Đảng bộ và quân dân Thị xã đã đề cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành động khiêu khích, phá hoại của giặc Mỹ, kịp thời ngăn chặn các hành động chống phá của kẻ địch.

Vào thời điểm Đảng bộ và nhân dân Thị xã đang ra sức thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1964 và tiến tới hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ V đã diễn ra từ ngày 24 đến 26-6-1964. Về dự Đại hội có 120 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.474 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Đại hội đã nghe báo cáo chính trị và nghiêm túc đánh giá những mặt tiến bộ và tồn tại trong công tác lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị trong những năm qua. Về thành tích đạt được, Đại hội khẳng định: Nhìn chung tình hình trong mấy năm qua tiến hành thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong điều kiện có nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ đã phát huy được tinh thần phấn đấu cách mạng, động viên được cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ công tác đạt kết quả và thành tích tốt đẹp.

Về tình hình kinh tế, nổi bật là thành tích phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp, so với năm 1961 tăng với mức độ khá cao, chỉ tính riêng về thủ công nghiệp, giá trị sản lượng năm 1962 tăng hơn năm 1961 là 159,2%. Năm 1963 tuy có nhiều khó khăn, nhưng giá trị tổng sản lượng cũng tăng hơn năm 1962 là 109,6%. Đặc biệt là phát triển được nhiều ngành nghề mới, thích ứng với việc giải quyết nhân lực Thị xã,  phù hợp với phương hướng phát triển hàng mây, đan, lá cói, bông nhân tạo, vôi, gạch,v.v... Sản xuất thủ công nghiệp phát triển đã đóng góp một phần rất quan trọng, tăng thêm của cải cho xã hội và cải tạo Thị xã từ một đô thị phi sản xuất sang đô thị lao động sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, tuy năng suất cây trồng không tăng nhưng có nhiều cố gắng tiến bộ trong việc phát triển chăn nuôi cá và trồng rau màu, phù hợp với phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ở Thị xã, cung cấp một phần lớn thực phẩm, rau màu cho cán bộ và nhân dân.. Công tác tài chính, thương nghiệp có nhiều tiến bộ trong việc phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, lĩnh vực văn hóa - xã hội chúng ta đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, chống dịch có nhiều kết quả, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đảng bộ đã quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho nhân dân, giải quyết cho hàng ngàn người có công ăn việc làm tương đối ổn định. Công tác giáo dục bổ túc văn hóa đạt được kết quả rất lớn. Công tác xây dựng lực lượng, củng cố tổ chức công an, bảo vệ dân phố có nhiều tiến bộ rõ rệt, đảm bảo an toàn trật tự an ninh, không để xảy ra điểm nóng; đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc phòng.

Việc củng cố cơ sở Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng được chú ý thường xuyên. Sau đợt chỉnh huấn, tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên về tình hình và nhiệm vụ đã được nâng lên, tổ chức bộ máy được củng cố, phương thức lãnh đạo và chỉ đạo có những chuyển biến mới.

Bên cạnh những thành tích, Đại hội nghiêm túc đánh giá và rút ra những tồn tại trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ, trên tất cả các mặt.

Đó là sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp năng suất còn thấp, chất lượng hàng hóa chưa tốt, giá thành sản phẩm cao, quy hoạch phương hướng sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp chưa được xác định. Sản xuất nông nghiệp, năng suất các loại cây trồng so với khả năng và yêu cầu  còn quá thấp, việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt rau màu chưa phát triển mạnh, chăn nuôi sút kém… Công tác thương nghiệp, tài chính phục vụ sản xuất và đời sống chưa được quan tâm sâu sát. Về mặt xã hội, việc giải quyết công ăn việc làm, đời sống cho các tầng lớp nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong công tác giáo dục phổ thông, việc giảng dạy, học tập còn có khuynh hướng thoát ly sản xuất, thoát ly thực tế. Việc củng cố lực lượng, cũng như công tác trật tự trị an chưa thành ý thức trách nhiệm thường xuyên của từng quần chúng.

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ thị đến cơ sở, tư tưởng hữu khuynh và chủ nghĩa cá nhân còn biểu hiện trên nhiều mặt chỉ đạo công tác. Tổ chức cơ sở Đảng chưa thật vững mạnh. Đáng chú ý một số cơ sở đường phố, hợp tác xã, cửa hàng còn yếu kém. Cơ sở tổ chức chính quyền chưa làm đúng chức năng chỉ đạo tốt mọi mặt công tác. Tổ chức đoàn thể chưa thực hiện được vai trò nòng cốt trong mọi mặt công tác.

Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân khách quan của tình hình trên, nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là những hạn chế về quan điểm lập trường giai cấp, trình độ nhận thức về chủ trương, chính sách, khả năng lãnh đạo tổ chức còn bất cập với tình hình thực tế cách mạng.

Đại hội đề ra Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ tới là: Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Trung ương, tinh thần nhiệm vụ kế hoạch năm 1964, đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết vấn đề lao động, lương thực, xuất khẩu, lưu thông phân phối và tinh thần một năm hoàn thành kế hoạch của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, kết hợp với khả năng tình hình địa phương, giáo dục sâu sắc về giác ngộ xã hội chủ nghĩa, về quan điểm đấu tranh giai cấp, quan điểm cần kiệm xây dựng Tổ quốc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Phát huy tinh thần dũng cảm cách mạng, tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục vượt mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc kế hoạch Nhà nước năm 1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng đảm bảo là hạt nhân lãnh đạo thắng lợi mọi phong trào cách mạng của nhân dân thị xã Thanh Hóa[3].

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khóa V, gồm 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Đặng Văn Bôi được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Hồ Văn Huấn giữ chức Phó Bí thư.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V, Đảng bộ tập trung tiến hành cuộc vận động xây dựng chi bộ, tổ Đảng 4 tốt. Sinh hoạt chính trị trong nội bộ Đảng đã đi dần vào nền nếp, chất lượng sinh hoạt ngày được nâng cao, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng được tăng cường.

Đảng bộ đã quan tâm lãnh đạo các phong trào thi đua của quần chúng, nhất là cao trào thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Đây là những đợt động viên chính trị sâu sắc trong toàn Đảng và toàn dân, là nguồn cổ vũ lớn sự hăng hái và nhiệt tình cách mạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ đã đề ra. Các cuộc vận động "ba xây, ba chống", cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật; cuộc vận động làm thủy lợi 2 năm đã giáo dục sâu sắc lập trường quan điểm và nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Công tác củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng có nhiều tiến bộ. Tổ chức và tư tưởng được vững vàng hơn, lề lối làm việc của các ngành, các cơ quan tiếp tục được tăng cường, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu mới.

Công tác xây dựng lực lượng bảo vệ trị an, sẵn sàng chiến đấu, cũng như công tác phòng không nhân dân đã được Đảng bộ chỉ đạo chặt chẽ. Nhiệm vụ quân sự địa phương trong các năm đã hoàn thành xuất sắc.

*

*        *

Qua một thập kỷ phấn đấu bền bỉ liên tục (1954-1964), Đảng bộ và nhân dân Thị xã Thanh Hóa đã đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lao động sáng tạo, dũng cảm, nên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm chuyển biến một bước căn bản diện mạo của Thị xã.

Từ một Thị xã hoang tàn, đổ nát trong chiến tranh, chỉ một thời gian ngắn sau hồi cư, Đảng bộ Thị xã đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thi đua lao động, sản xuất, xây dựng Thị xã phát triển về mọi phương diện, đời sống của các tầng lớp nhân dân từng bước được ổn định, cải thiện và nâng cao.

Kinh tế từng bước tăng trưởng và sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển. Các tổ chức Đảng, chính quyền các đoàn thể quần chúng ngày càng được củng cố, đội ngũ cán bộ được kiện toàn, bổ sung, đủ sức lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ mới, thời kỳ vừa sản xuất, vừa chiến đấu, bảo vệ miền Bắc, chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.



[1] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã Thanh Hoá lần thứ IV (lưu tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá)

[2] Chỉ thị nhấn mạnh sự phân biệt thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn căn cứ vào 3 yếu tố sau:

- Quy mô phát triển kinh tế, văn hóa, dân số.

- Tầm quan trọng về chính trị.

- Yêu cầu về tổ chức bộ máy quản lý hành chính. Cụ thể là thị xã phải có khoảng 5 vạn dân trở lên, có công nghiệp tương đối lớn và có nhiều khả năng phát triển, công việc quản lý hành chính ở đây phức tạp và cần có bộ máy quản lý toàn diện.

[3] Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Thanh Hoá.