CHƯƠNG IX: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (2006-2010)

Ngày 22/10/2014 15:46:10

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

I. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH - QUỐC PHÒNG

Đến năm 2006, đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng và phát huy, đảm bảo vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Những thành tựu của 20 năm đổi mới tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra nghiêm trọng. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại."

Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ Thành phố ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết, xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền Thanh phố đã triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ. Thành phố đã chọn tư vấn nước ngoài tham gia lập điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng không gian thành phố; tổ chức công bố quy hoạch khu đô thị Nam Thành phố, quy hoạch cải tạo sông Hạc; điều chỉnh và trình duyệt quy hoạch xây dựng lô B - C khu đô thị Bắc cầu Hạc, khu tái định cư Tây Ga; lập quy hoạch khu Quảng trường Văn hoá Trung tâm, phố thương mại Phan Chu Trinh và một số khu dân cư, tái định cư khác.

Bên cạnh đó, đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, đê hữu sông Mã, Công viên Hội An, đường Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu...

Là đô thị loại II nên Đảng bộ Thành phố rất quan tâm lãnh đạo phát triển dịch vụ. Nhờ vậy, hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh; tích cực chuyển đổi hình thức quản lý một số chợ sang loại hình doanh nghiệp, như: các chợ Điện Biên, Nam Thành, Tây Thành; từng bước sắp xếp lại các phố hàng, ngành hàng gắn với hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn làm cho hoạt động thương mại đô thị ngày càng nhộn nhịp, sầm uất hơn. Các loại hình dịch vụ vận tải, ăn uống, nhà nghỉ, các cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí tiếp tục được duy trì và phát triển với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng mức bán lẻ đạt 1.039.360 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2005. Thành lập mới 189 doanh nghiệp, trong đó có 114 công ty trách nhiệm hữu hạn, 50 công ty cổ phần, 24 doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã; cấp đăng ký kinh doanh cho 940 hộ, trong đó có 130 hộ sản xuất, 50 hộ kinh doanh vận tải, 760 hộ làm dịch vụ thương mại.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, thu hút 87 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu Công nghiệp Tây Bắc ga, trong đó có 35 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 18 doanh nghiệp khởi công xây dựng các hạng mục công trình. Công tác đào tạo nghề được quan tâm hơn, các lớp học nghề mây giang xiên, thêu ren ở Hàm Rồng, Quảng Thành, Quảng Hưng tiếp tục thu hút nhiều người theo học. Chín tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 694,5 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 25,034 triệu USD.

Đảng bộ quan tâm lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 đạt 4.784,9 ha, vượt 9,5% so với kế hoạch. Năng suất bình quân vụ chiêm xuân đạt 59 tạ/ha; năng suất vụ mùa đạt gần 50 tạ/ha. Các chương trình, dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục được thực hiện; xây dựng thêm một trại lợn ngoại với quy mô 1.000 con tại xã Đông Hải.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ bản và quản lý đất đai từng bước đi vào nền nếp. Năm 2006, Thành phố đã cấp phép xây dựng cho 200 trường hợp, cấp 4.241 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng tổng số giấy đã cấp đạt 84%; tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý 3.080 trường hợp vi phạm quy tắc quản lý đô thị.

Với sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ của các cấp, các ngành, năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,4%; GDP bình quân đầu người đạt 1.470 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành kinh tế: Dịch vụ 50,3% - công nghiệp 45,1% - nông nghiệp 4,6%.



Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, H, 2006, tr.23.

 

 

Thương mại-dịch vụ phát triển khá mạnh. Các trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng, 5 chợ trung tâm được chuyển đổi mô hình, thị trường hàng hóa phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp vào sản xuất - kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 1.708 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có doanh thu khá, như: Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Tổng Công ty Sông Mã, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế, gạch tuynel Đông Hương.

Nghề thủ công truyền thống được quan tâm; nghề thêu ren ở Trường Thi, Quảng Thành, Đông Hải, Đông Vệ được duy trì, phát triển.

Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng thâm canh và giảm dần diện tích trồng lúa sang nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao. Giá trị canh tác bình quân đạt 39,7 triệu đồng/ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 45% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Thành phố đối với sự phát triển của Tỉnh, tháng 8-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2020. Nghị quyết định hướng: Phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý, truyền thống văn hoá - lịch sử và vị thế của đô thị tỉnh lỵ; khai thác, sử dụng có hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nhanh và bền vững; xây dựng Thành phố trở thành đô thị hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển và mở rộng Thành phố về hướng Đông để kết nối với Thị xã Sầm Sơn; phát triển mở rộng về hướng Đông Bắc và Đông Nam, xây dựng Thành phố hai bờ sông Mã. Phấn đấu xây dựng Thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trước năm 2015.

 

Tiếp đó, ngày 7-11-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 07-NQ/TU Về xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi đánh giá tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về định hướng phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2010, nêu rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, Nghị quyết đề ra định hướng, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Thành phố trong thời kỳ mới,nhấn mạnh: Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng Thành phố Thanh Hóa có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật và dịch vụ của cả tỉnh; đồng thời phấn đấu xây dựng Thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hoá, thể thao, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là đô thị cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Nam Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu của Tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh.

Đây là hai nghị quyết rất quan trọng, mở ra những điều kiện, vận hội mới cho sự phát triển của Thành phố trên chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo hướng nhanh và bền vững, sớm trở thành đô thị loại I, hiện đại và văn minh.

Thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện.

Năm 2008, cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản phẩm (GDP) đạt 2.670 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí tiếp tục được đầu tư xây dựng. Hoàn thành và đưa vào khai thác chợ Tây Thành, chợ Quảng Thắng. Từng bước hình thành nếp sống văn minh thương mại của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 2.283 tỷ đồng (tăng 10% so với kế hoạch, tăng 21,7% so với cùng kỳ). Tổng giá trị xuất khẩu đạt 51,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2007.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao,  song sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 2.020 tỷ đồng, tăng 19% kế hoạch và tăng 23,5% so với năm trước. Thành lập mới 500 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp của Thành phố lên 2.060, trong đó doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%. 

 

Sản xuất nông nghiệp năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng do cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống, đảm bảo gieo trồng đúng thời hạn nên đã hạn chế tối đa thiệt hại. Giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt 45 triệu đồng/ha, trong đó diện tích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản đạt gần 60 triệu đồng/ha, rau các loại đạt 70 triệu đồng/ha, hoa các loại đạt 110 triệu đồng/ha. Đã chuyển đổi 80,9 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, tập trung ở Quảng Thành, Quảng Thắng, Đông Hải, Đông Cương, Hàm Rồng. Phong trào nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao, như: ba ba, nhím, thỏ, dê, đà điểu và kinh doanh cây cảnh phát triển nhanh.

Tháng 9-2008, Thành ủy tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII. Báo cáo của Thành ủy tại Hội nghị nhấn mạnh: Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều chủ trương lớn đặt ra về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị cũng như hai khâu đột phá về kinh tế và công tác cán bộ đã được cấp ủy, chính quyền Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Tuy kết quả đạt được còn hạn chế, nhưng có thể khẳng định tinh thần "Tăng tốc, kỷ cương, phát triển bền vững" mở đường cho một thời kỳ mới nhằm phát triển Thành phố trở thành đô thị loại I vào năm 2015.

Hội nghị đề ra phương hướng chung 2 năm 2009-2010 là: Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII với tinh thần "Tăng tốc, kỷ cương, phát triển bền vững". Từng bước xây dựng và phát triển Thành phố - đô thị tỉnh lỵ thành một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục - thể thao của vùng Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng, là đô thị cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hằng năm, những năm 2006-2010, kinh tế của Thành phố duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Đại hội đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2006-2010 đạt 18,05%, (Nghị quyết Đại hội là 20%), cao hơn bình quân thời kỳ 2001-2005 là 2,75%. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.366 USD, vượt mục tiêu Đại hội (2.200 USD), gấp 2,15 lần so với năm 2005. Các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện.

Ngành dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và có chuyển biến về chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 19,1%. Dịch vụ - thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa, phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. Hoạt động của các chợ, các phố hàng, ngành hàng được quản lý, sắp xếp phù hợp; mô hình quản lý các chợ Tây Thành, Quảng Thắng, Nam Thành, Phú Thọ được chuyển đổi từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu luôn được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2006-2010) đạt 282 triệu USD, tăng 106 triệu USD so với nhiệm kỳ trước, đạt 88,4% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra. Một số mặt hàng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đá ốp lát, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, nông sản, may mặc.

Vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi được hình thành và tăng nhanh, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị. Nhiều chi nhánh, văn phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại cổ phần được khai trương, đi vào hoạt động. Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh; mật độ điện thoại năm 2010 đạt 81 máy/100 dân, gấp 3,5 lần so với năm 2005.

Đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, ngành công nghiệp và xây dựng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009-2010, Tỉnh ủy chọn là "Năm đầu tư xây dựng cơ bản". Chủ trương này được Thành ủy quán triệt thực hiện có kết quả, trên cơ sở tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, sớm đưa các công trình vào phục vụ sản xuất và đời sống.

Giá trị công nghiệp và xây dựng bình quân hằng năm tăng 18,1%. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khu công nghiệp Lễ Môn, Tây Bắc ga, các cụm công nghiệp đã bố trí hết diện tích đất cho các dự án; một số doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình công ty tư nhân khác trên địa bàn (doanh nghiệp tư nhân) đã phát triển nhanh về số lượng và năng lực sản xuất kinh doanh. Đến tháng 12-2009, trên địa bàn Thành phố có 1.575 doanh nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 45.000 lao động, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước và hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị, song tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 vẫn tăng bình quân 5,3%/năm, gấp 2 lần so với bình quân chung của Tỉnh. Hiệu quả sản xuất không ngừng tăng: năm 2010, thu nhập trên diện tích canh tác đạt 60 triệu/ha, gần gấp đôi năm 2005; hàng chục hộ nông dân có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, trang trại. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 44,4% năm 2005 lên 60% năm 2010.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP. Năm 2010, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp trong GDP tương ứng là: 49,4%, 47,5% và 3,1%.

Trong từng ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Trong nông nghiệp, đã chuyển đổi trên 300 ha diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Các mô hình trồng rau, hoa, cây cảnh đã khẳng định hiệu quả và đang được đầu tư nhân rộng.

Khu vực kinh tế nội thành và ngoại thành từng bước được điều chỉnh phù hợp, trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển thương mại, dịch vụ; một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước được di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng phát huy tiềm năng to lớn của kinh tế dân doanh trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển theo mô hình doanh nghiệp. Đến năm 2010, Thành phố có 3.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 50% so với năm 2005, đạt tỷ lệ bình quân 11,2 doanh nghiệp/1.000 dân (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra là 8,2 doanh nghiệp); vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp tăng 48,7% so với năm 2005.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 43% năm 2005 lên 48,5% năm 2010; lao động trong các ngành dịch vụ từ 18% tăng lên 19,5%; lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 39% xuống còn 32%. Lao động đã qua đào tạo tăng từ 51% năm 2005 lên 63% năm 2010.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá, năm 2010 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tổng thu ngân sách theo phân cấp 5 năm đạt 2.103,5 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 26,6%, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 1.338,2 tỷ đồng. Chi ngân sách 5 năm đạt 1.718,7 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản là 1.017,4 tỷ đồng. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố không ngừng tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển, trong 5 năm (2006-2010) đã huy động được 13.500 tỷ đồng (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra là 12.500 tỷ đồng). Các nguồn huy động ngày càng đa dạng, bao gồm: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ quỹ đất được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tham gia thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là y tế, giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà ở. Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ODA cho Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Thành phố.

Trước yêu cầu phát triển bền vững, Đảng bộ Thành phố luôn coi trọng công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, quản lý đô thị.

 

          Thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 12/12 quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được hoàn thành, là cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và là tiền đề để Thành phố phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

         Trên cơ sở quy hoạch, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh, giải tỏa được nhiều nút ách tắc giao thông; một số tuyến đường mới được đầu tư, như: Đại lộ Lê Lợi kéo dài, đường Lê Thánh Tông, Quốc lộ 1A đoạn tránh Thành phố, Đại lộ Nam sông Mã, Quốc lộ 47 đi Sầm Sơn, đường Ngã Ba Voi đi Sầm Sơn. Nhiều tuyến đường nội thành được nâng cấp đồng bộ cả mặt đường, vỉa hè, thoát nước và cây xanh; một số tuyến đường lớn tiếp tục được đầu tư nâng cấp. 

Hệ thống cấp nước sạch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực nội thành bằng nguồn vốn ODA cơ bản hoàn thành; tình trạng ngập úng kéo dài trong mùa mưa bão đã giảm nhiều; dự án tiêu úng Đông Sơn gắn với chỉnh trang hệ thống sông Thành phố từng bước được triển khai thực hiện.

Hệ thống điện cơ bản cung cấp đủ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt; các đường trục chính, các khuôn viên, công viên, nơi công cộng, đường liên xã đã có điện chiếu sáng.

Nhiều công trình hạ tầng văn hóa xã hội như: Công viên Hồ Thành, công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, khuôn viên tượng đài Lê Lợi, quảng trường Lam Sơn, quảng trường Hàm Rồng, các trường học, bệnh viên, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp được đầu tư xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và tạo thêm điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị.

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố ngày càng được đẩy mạnh. Các khu đô thị được hình thành; tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 72% năm 2005 lên 76% năm 2010. công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được quan tâm. Tình trạng xây dựng trái phép, không phép, lấn chiếm đất công giảm nhiều. Vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ. Công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn được tăng cường. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93%. Tính đến năm 2010, toàn thành phố có 5/18 phường, xã quản lý đất đai bằng công nghệ số.

Đi đôi với chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, công tác văn hóa - xã hội luôn được Đảng bộ Thành phố quan tâm.

Thành phố luôn dẫn đầu Tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững. Các trường học tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Hai không" của ngành giáo dục.

Nhờ đó, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 70% và số học sịnh trung học cơ sở đỗ vào trung học phổ thông đạt 90%. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố. Năm học 2005-2006, Thành phố có 864 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia, 17 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ đỗ đại học cao hơn các năm trước và có 20 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Năm học 2006-2007, ngành giáo dục đã xây dựng thêm 26 phòng học kiên cố, đóng mới 604 bộ bàn ghế học sinh, xây dựng 6 phòng thư viện, 19 trường có máy vi tính để dạy và học tin học. Trong năm học, thành lập Trường Mầm non Tân Phú Khang. Năm 2008, tập trung thực hiện chương trình xóa phòng học cấp 4 bằng các nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn đóng góp của nhân dân và các nhà đầu tư, vốn ngân sách địa phương; triển khai xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên của Thành phố và Trung tâm dạy nghề ở xã Quảng Thắng. Ngày 18-11-2009, Hội Cựu giáo chức Thành phố Thanh Hóa được thành lập.

Công tác dạy nghề, khuyến học, xã hội hóa giáo dục và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng có nhiều cố gắng. Đến năm 2010, Thành phố có 30 chi hội khuyến học với trên 40.000 hội viên.

(còn nữa)

  

 

CHƯƠNG IX: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG (2006-2010)

Đăng lúc: 22/10/2014 15:46:10 (GMT+7)

Lịch sử Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa 1945-2020 (Tiếp theo)

I. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIỮ VỮNG AN NINH - QUỐC PHÒNG

Đến năm 2006, đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng và phát huy, đảm bảo vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Những thành tựu của 20 năm đổi mới tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn ra nghiêm trọng. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006-2010 là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại."

Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ Thành phố ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết, xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền Thanh phố đã triển khai thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ. Thành phố đã chọn tư vấn nước ngoài tham gia lập điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng không gian thành phố; tổ chức công bố quy hoạch khu đô thị Nam Thành phố, quy hoạch cải tạo sông Hạc; điều chỉnh và trình duyệt quy hoạch xây dựng lô B - C khu đô thị Bắc cầu Hạc, khu tái định cư Tây Ga; lập quy hoạch khu Quảng trường Văn hoá Trung tâm, phố thương mại Phan Chu Trinh và một số khu dân cư, tái định cư khác.

Bên cạnh đó, đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, đê hữu sông Mã, Công viên Hội An, đường Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu...

Là đô thị loại II nên Đảng bộ Thành phố rất quan tâm lãnh đạo phát triển dịch vụ. Nhờ vậy, hoạt động dịch vụ được đẩy mạnh; tích cực chuyển đổi hình thức quản lý một số chợ sang loại hình doanh nghiệp, như: các chợ Điện Biên, Nam Thành, Tây Thành; từng bước sắp xếp lại các phố hàng, ngành hàng gắn với hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn làm cho hoạt động thương mại đô thị ngày càng nhộn nhịp, sầm uất hơn. Các loại hình dịch vụ vận tải, ăn uống, nhà nghỉ, các cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh, vui chơi, giải trí tiếp tục được duy trì và phát triển với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng mức bán lẻ đạt 1.039.360 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2005. Thành lập mới 189 doanh nghiệp, trong đó có 114 công ty trách nhiệm hữu hạn, 50 công ty cổ phần, 24 doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã; cấp đăng ký kinh doanh cho 940 hộ, trong đó có 130 hộ sản xuất, 50 hộ kinh doanh vận tải, 760 hộ làm dịch vụ thương mại.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, thu hút 87 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu Công nghiệp Tây Bắc ga, trong đó có 35 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 18 doanh nghiệp khởi công xây dựng các hạng mục công trình. Công tác đào tạo nghề được quan tâm hơn, các lớp học nghề mây giang xiên, thêu ren ở Hàm Rồng, Quảng Thành, Quảng Hưng tiếp tục thu hút nhiều người theo học. Chín tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 694,5 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 25,034 triệu USD.

Đảng bộ quan tâm lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 đạt 4.784,9 ha, vượt 9,5% so với kế hoạch. Năng suất bình quân vụ chiêm xuân đạt 59 tạ/ha; năng suất vụ mùa đạt gần 50 tạ/ha. Các chương trình, dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục được thực hiện; xây dựng thêm một trại lợn ngoại với quy mô 1.000 con tại xã Đông Hải.

Công tác quản lý quy hoạch, xây dựng cơ bản và quản lý đất đai từng bước đi vào nền nếp. Năm 2006, Thành phố đã cấp phép xây dựng cho 200 trường hợp, cấp 4.241 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nâng tổng số giấy đã cấp đạt 84%; tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý 3.080 trường hợp vi phạm quy tắc quản lý đô thị.

Với sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ của các cấp, các ngành, năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,4%; GDP bình quân đầu người đạt 1.470 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành kinh tế: Dịch vụ 50,3% - công nghiệp 45,1% - nông nghiệp 4,6%.



Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, H, 2006, tr.23.

 

 

Thương mại-dịch vụ phát triển khá mạnh. Các trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng, 5 chợ trung tâm được chuyển đổi mô hình, thị trường hàng hóa phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các khu công nghiệp thu hút nhiều doanh nghiệp vào sản xuất - kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 1.708 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có doanh thu khá, như: Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Tổng Công ty Sông Mã, Công ty cổ phần Dược vật tư y tế, gạch tuynel Đông Hương.

Nghề thủ công truyền thống được quan tâm; nghề thêu ren ở Trường Thi, Quảng Thành, Đông Hải, Đông Vệ được duy trì, phát triển.

Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng thâm canh và giảm dần diện tích trồng lúa sang nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao. Giá trị canh tác bình quân đạt 39,7 triệu đồng/ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 45% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Thành phố đối với sự phát triển của Tỉnh, tháng 8-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2020. Nghị quyết định hướng: Phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý, truyền thống văn hoá - lịch sử và vị thế của đô thị tỉnh lỵ; khai thác, sử dụng có hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nhanh và bền vững; xây dựng Thành phố trở thành đô thị hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển và mở rộng Thành phố về hướng Đông để kết nối với Thị xã Sầm Sơn; phát triển mở rộng về hướng Đông Bắc và Đông Nam, xây dựng Thành phố hai bờ sông Mã. Phấn đấu xây dựng Thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trước năm 2015.

 

Tiếp đó, ngày 7-11-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 07-NQ/TU Về xây dựng và phát triển Thành phố Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau khi đánh giá tình hình 10 năm thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về định hướng phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2010, nêu rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém, Nghị quyết đề ra định hướng, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Thành phố trong thời kỳ mới,nhấn mạnh: Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng Thành phố Thanh Hóa có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật và dịch vụ của cả tỉnh; đồng thời phấn đấu xây dựng Thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hoá, thể thao, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe của vùng Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là đô thị cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Nam Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu của Tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh.

Đây là hai nghị quyết rất quan trọng, mở ra những điều kiện, vận hội mới cho sự phát triển của Thành phố trên chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo hướng nhanh và bền vững, sớm trở thành đô thị loại I, hiện đại và văn minh.

Thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện.

Năm 2008, cơ cấu kinh tế của Thành phố tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng sản phẩm (GDP) đạt 2.670 tỷ đồng. Riêng lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí tiếp tục được đầu tư xây dựng. Hoàn thành và đưa vào khai thác chợ Tây Thành, chợ Quảng Thắng. Từng bước hình thành nếp sống văn minh thương mại của Thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 2.283 tỷ đồng (tăng 10% so với kế hoạch, tăng 21,7% so với cùng kỳ). Tổng giá trị xuất khẩu đạt 51,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2007.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao,  song sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 2.020 tỷ đồng, tăng 19% kế hoạch và tăng 23,5% so với năm trước. Thành lập mới 500 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp của Thành phố lên 2.060, trong đó doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 11%. 

 

Sản xuất nông nghiệp năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh nhưng do cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống, đảm bảo gieo trồng đúng thời hạn nên đã hạn chế tối đa thiệt hại. Giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt 45 triệu đồng/ha, trong đó diện tích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản đạt gần 60 triệu đồng/ha, rau các loại đạt 70 triệu đồng/ha, hoa các loại đạt 110 triệu đồng/ha. Đã chuyển đổi 80,9 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, tập trung ở Quảng Thành, Quảng Thắng, Đông Hải, Đông Cương, Hàm Rồng. Phong trào nuôi các loại con có giá trị kinh tế cao, như: ba ba, nhím, thỏ, dê, đà điểu và kinh doanh cây cảnh phát triển nhanh.

Tháng 9-2008, Thành ủy tiến hành Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII. Báo cáo của Thành ủy tại Hội nghị nhấn mạnh: Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều chủ trương lớn đặt ra về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị cũng như hai khâu đột phá về kinh tế và công tác cán bộ đã được cấp ủy, chính quyền Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Tuy kết quả đạt được còn hạn chế, nhưng có thể khẳng định tinh thần "Tăng tốc, kỷ cương, phát triển bền vững" mở đường cho một thời kỳ mới nhằm phát triển Thành phố trở thành đô thị loại I vào năm 2015.

Hội nghị đề ra phương hướng chung 2 năm 2009-2010 là: Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII với tinh thần "Tăng tốc, kỷ cương, phát triển bền vững". Từng bước xây dựng và phát triển Thành phố - đô thị tỉnh lỵ thành một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục - thể thao của vùng Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về an ninh - quốc phòng, là đô thị cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII và phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hằng năm, những năm 2006-2010, kinh tế của Thành phố duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu Đại hội đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2006-2010 đạt 18,05%, (Nghị quyết Đại hội là 20%), cao hơn bình quân thời kỳ 2001-2005 là 2,75%. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.366 USD, vượt mục tiêu Đại hội (2.200 USD), gấp 2,15 lần so với năm 2005. Các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện.

Ngành dịch vụ phát triển cả về quy mô, ngành nghề và có chuyển biến về chất lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 19,1%. Dịch vụ - thương mại phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa, phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Một số trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư xây dựng. Hoạt động của các chợ, các phố hàng, ngành hàng được quản lý, sắp xếp phù hợp; mô hình quản lý các chợ Tây Thành, Quảng Thắng, Nam Thành, Phú Thọ được chuyển đổi từ Ban quản lý sang doanh nghiệp, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu luôn được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2006-2010) đạt 282 triệu USD, tăng 106 triệu USD so với nhiệm kỳ trước, đạt 88,4% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra. Một số mặt hàng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đá ốp lát, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, hải sản đông lạnh, nông sản, may mặc.

Vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi được hình thành và tăng nhanh, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đô thị. Nhiều chi nhánh, văn phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại cổ phần được khai trương, đi vào hoạt động. Dịch vụ viễn thông phát triển mạnh; mật độ điện thoại năm 2010 đạt 81 máy/100 dân, gấp 3,5 lần so với năm 2005.

Đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, ngành công nghiệp và xây dựng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2009-2010, Tỉnh ủy chọn là "Năm đầu tư xây dựng cơ bản". Chủ trương này được Thành ủy quán triệt thực hiện có kết quả, trên cơ sở tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, sớm đưa các công trình vào phục vụ sản xuất và đời sống.

Giá trị công nghiệp và xây dựng bình quân hằng năm tăng 18,1%. Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được khôi phục, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khu công nghiệp Lễ Môn, Tây Bắc ga, các cụm công nghiệp đã bố trí hết diện tích đất cho các dự án; một số doanh nghiệp bước đầu hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình công ty tư nhân khác trên địa bàn (doanh nghiệp tư nhân) đã phát triển nhanh về số lượng và năng lực sản xuất kinh doanh. Đến tháng 12-2009, trên địa bàn Thành phố có 1.575 doanh nghiệp hoạt động, giải quyết việc làm cho gần 45.000 lao động, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước và hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang đất công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị, song tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 vẫn tăng bình quân 5,3%/năm, gấp 2 lần so với bình quân chung của Tỉnh. Hiệu quả sản xuất không ngừng tăng: năm 2010, thu nhập trên diện tích canh tác đạt 60 triệu/ha, gần gấp đôi năm 2005; hàng chục hộ nông dân có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, trang trại. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 44,4% năm 2005 lên 60% năm 2010.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP. Năm 2010, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp trong GDP tương ứng là: 49,4%, 47,5% và 3,1%.

Trong từng ngành kinh tế đã có chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản phẩm, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Các loại hình dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Trong nông nghiệp, đã chuyển đổi trên 300 ha diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Các mô hình trồng rau, hoa, cây cảnh đã khẳng định hiệu quả và đang được đầu tư nhân rộng.

Khu vực kinh tế nội thành và ngoại thành từng bước được điều chỉnh phù hợp, trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển thương mại, dịch vụ; một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường từng bước được di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

Các thành phần kinh tế phát triển theo hướng phát huy tiềm năng to lớn của kinh tế dân doanh trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp ngày càng nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển theo mô hình doanh nghiệp. Đến năm 2010, Thành phố có 3.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 50% so với năm 2005, đạt tỷ lệ bình quân 11,2 doanh nghiệp/1.000 dân (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra là 8,2 doanh nghiệp); vốn đăng ký bình quân trên doanh nghiệp tăng 48,7% so với năm 2005.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 43% năm 2005 lên 48,5% năm 2010; lao động trong các ngành dịch vụ từ 18% tăng lên 19,5%; lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 39% xuống còn 32%. Lao động đã qua đào tạo tăng từ 51% năm 2005 lên 63% năm 2010.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá, năm 2010 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Tổng thu ngân sách theo phân cấp 5 năm đạt 2.103,5 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 26,6%, trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 1.338,2 tỷ đồng. Chi ngân sách 5 năm đạt 1.718,7 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản là 1.017,4 tỷ đồng. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố không ngừng tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển, trong 5 năm (2006-2010) đã huy động được 13.500 tỷ đồng (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra là 12.500 tỷ đồng). Các nguồn huy động ngày càng đa dạng, bao gồm: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ quỹ đất được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tham gia thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là y tế, giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà ở. Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ODA cho Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Thành phố.

Trước yêu cầu phát triển bền vững, Đảng bộ Thành phố luôn coi trọng công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, quản lý đô thị.

 

          Thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 12/12 quy hoạch chi tiết các khu chức năng đã được hoàn thành, là cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và là tiền đề để Thành phố phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

         Trên cơ sở quy hoạch, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn chỉnh, giải tỏa được nhiều nút ách tắc giao thông; một số tuyến đường mới được đầu tư, như: Đại lộ Lê Lợi kéo dài, đường Lê Thánh Tông, Quốc lộ 1A đoạn tránh Thành phố, Đại lộ Nam sông Mã, Quốc lộ 47 đi Sầm Sơn, đường Ngã Ba Voi đi Sầm Sơn. Nhiều tuyến đường nội thành được nâng cấp đồng bộ cả mặt đường, vỉa hè, thoát nước và cây xanh; một số tuyến đường lớn tiếp tục được đầu tư nâng cấp. 

Hệ thống cấp nước sạch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực nội thành bằng nguồn vốn ODA cơ bản hoàn thành; tình trạng ngập úng kéo dài trong mùa mưa bão đã giảm nhiều; dự án tiêu úng Đông Sơn gắn với chỉnh trang hệ thống sông Thành phố từng bước được triển khai thực hiện.

Hệ thống điện cơ bản cung cấp đủ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt; các đường trục chính, các khuôn viên, công viên, nơi công cộng, đường liên xã đã có điện chiếu sáng.

Nhiều công trình hạ tầng văn hóa xã hội như: Công viên Hồ Thành, công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, khuôn viên tượng đài Lê Lợi, quảng trường Lam Sơn, quảng trường Hàm Rồng, các trường học, bệnh viên, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp được đầu tư xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân và tạo thêm điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị.

Quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thành phố ngày càng được đẩy mạnh. Các khu đô thị được hình thành; tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 72% năm 2005 lên 76% năm 2010. công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được quan tâm. Tình trạng xây dựng trái phép, không phép, lấn chiếm đất công giảm nhiều. Vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ. Công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn được tăng cường. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93%. Tính đến năm 2010, toàn thành phố có 5/18 phường, xã quản lý đất đai bằng công nghệ số.

Đi đôi với chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, công tác văn hóa - xã hội luôn được Đảng bộ Thành phố quan tâm.

Thành phố luôn dẫn đầu Tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững. Các trường học tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Hai không" của ngành giáo dục.

Nhờ đó, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 70% và số học sịnh trung học cơ sở đỗ vào trung học phổ thông đạt 90%. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố. Năm học 2005-2006, Thành phố có 864 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia, 17 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ đỗ đại học cao hơn các năm trước và có 20 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Năm học 2006-2007, ngành giáo dục đã xây dựng thêm 26 phòng học kiên cố, đóng mới 604 bộ bàn ghế học sinh, xây dựng 6 phòng thư viện, 19 trường có máy vi tính để dạy và học tin học. Trong năm học, thành lập Trường Mầm non Tân Phú Khang. Năm 2008, tập trung thực hiện chương trình xóa phòng học cấp 4 bằng các nguồn trái phiếu Chính phủ, vốn đóng góp của nhân dân và các nhà đầu tư, vốn ngân sách địa phương; triển khai xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên của Thành phố và Trung tâm dạy nghề ở xã Quảng Thắng. Ngày 18-11-2009, Hội Cựu giáo chức Thành phố Thanh Hóa được thành lập.

Công tác dạy nghề, khuyến học, xã hội hóa giáo dục và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng có nhiều cố gắng. Đến năm 2010, Thành phố có 30 chi hội khuyến học với trên 40.000 hội viên.

(còn nữa)