Cây cầu huyền thoại làm nên chiến thắng lịch sử
Ai đã từng đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, chắc hẳn không thể bỏ qua một địa danh lịch sử nổi tiếng đó là Cầu Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Cây cầu huyền thoại làm nên chiến thắng lịch sử của quân và dân Thanh Hóa.
Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng bao quanh là dòng sông xanh uốn khúc chở nặng phù sa. Cầu Hàm Rồng bất tử nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã. Cầu Hàm Rồng được thực dân Pháp khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1901 do hai kỹ sư người Đức thiết kế và thi công. Năm 1904, cầu mái vòm được xây xong rộng 9m. Ngày 17/3/1905 cây cầu đã được khánh thành và cho thông xe. Năm 1946, trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, cây cầu đã bị phá hủy. Đến năm 1962, cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng lại. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường”. Theo nhiều nguồn tư liệu, để bảo vệ cầu Hàm Rồng, quân dân ta đã bố trí tại đây nhiều đại đội pháp và lực lượng vũ trang trực sãn sàng chiến đấu quyết tâm bảo vệ bằng được cầu Hàm Rồng. Trong 2 ngày 3 và 4/4, tại khu vực Hàm Rồng- Nam Ngạn, không quân Mỹ liên tục tổ chức các đợt đánh phá dữ dội. Trọng điểm của bom đạn địch là cầu Hàm Rồng. Bom đạn địch rơi xuống khắp nơi. Các khu vực như núi Ngọc, chợ Chớp, Nam Ngạn v.v.. đều bị bom đạn địch tàn phá. Quân địch liên tiếp đánh phá Hàm Rồng với hàng chục chiếc máy bay chia làm nhiều tốp. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Thanh Hóa vẫn kiên cường đánh trả máy bay địch. Các trận địa hỏa lực ở hai đầu cầu cùng các trận địa của dân quân Nam Ngạn, Yên Vực, Hoàng Long, Hoàng Lý... Trong lúc hoảng loạn, chúng ném bom bừa bãi xuống hai đầu cầu. Lúc này biên đội không quân của Trần Hanh cũng cất cánh, máy bay ta bắn rơi 2 chiếc F105 của địch. Trong 2 ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã xuất kích 454 lượt/chiếc máy bay, ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống khu vực Nam Ngạn-Hàm Rồng. Cũng trong 2 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Quân và dân Hàm Rồng đã lập nên kỷ lục đầu tiên về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Chiến thắng Hàm Rồng đã làm nức lòng quân, dân cả nước, trở thành động lực để quân, dân cả nước tiếp tục tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Cầu Hàm Rồng ngày nay (Ảnh minh họa)
Chiến tranh đã lùi xa, Chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử như một mốc son sáng chói. Những hố bom xưa nay đã liền miệng, mọc phía trên là cây trái tốt tươi. Bên cạnh cầu Hàm Rồng xưa là cầu Hoàng Long bề thế, vững chãi. Hàm Rồng ngày nay đã trở thành điểm nhấn về du lịch của thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Trong không khí thanh bình, trên mảnh đất từng mang dấu tích bom đạn đã chứng kiến sự ra đời của nhiều công trình đồ sộ. Cầu Hàm Rồng, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tượng đài thanh niên xung phong... cũng đã được xây dựng tạo nên Khu di tích văn hóa Hàm Rồng, Một dáng dấp mới đã hiện hữu, dáng dấp của sự phát triển hiện đại bền vững.
Nằm thanh tịnh bên bờ Sông Mã hiền hòa, thơ rộng, bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải, xung quanh diễn ra sinh hoạt đời thường của người dân. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị sầm uất đang mọc lên, cùng với đó là các con đường ngõ phố sạch đẹp hiện hữu nối giữa cầu Hàm Rồng với thành phố Thanh Hóa. Các khu du lịch sinh thái cũng đã hình thành. Nơi đây đang lưu giữ và bảo tồn những địa danh gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội của cả nước.
Cầu Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, mãi mãi là niềm tự hào của người dân xứ thanh và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
Kim Dung
Tin cùng chuyên mục
-
Khánh thành và bàn giao nhà cho gia đình bà Lê Thị Huệ, phố Quan Nội 2, phường Long Anh
15/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tổng kết phong trào thi đua và cuộc thi chào mừng kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804-2024)
15/12/2024 00:00:00 -
Thăm và chúc mừng giáo họ Tân Thảo, phường Phú Sơn
15/12/2024 00:00:00 -
Thành phố chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 220 đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại I
15/12/2024 00:00:00
Cây cầu huyền thoại làm nên chiến thắng lịch sử
Ai đã từng đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”, chắc hẳn không thể bỏ qua một địa danh lịch sử nổi tiếng đó là Cầu Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Cây cầu huyền thoại làm nên chiến thắng lịch sử của quân và dân Thanh Hóa.
Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng bao quanh là dòng sông xanh uốn khúc chở nặng phù sa. Cầu Hàm Rồng bất tử nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã. Cầu Hàm Rồng được thực dân Pháp khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1901 do hai kỹ sư người Đức thiết kế và thi công. Năm 1904, cầu mái vòm được xây xong rộng 9m. Ngày 17/3/1905 cây cầu đã được khánh thành và cho thông xe. Năm 1946, trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến, cây cầu đã bị phá hủy. Đến năm 1962, cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng lại. Cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường”. Theo nhiều nguồn tư liệu, để bảo vệ cầu Hàm Rồng, quân dân ta đã bố trí tại đây nhiều đại đội pháp và lực lượng vũ trang trực sãn sàng chiến đấu quyết tâm bảo vệ bằng được cầu Hàm Rồng. Trong 2 ngày 3 và 4/4, tại khu vực Hàm Rồng- Nam Ngạn, không quân Mỹ liên tục tổ chức các đợt đánh phá dữ dội. Trọng điểm của bom đạn địch là cầu Hàm Rồng. Bom đạn địch rơi xuống khắp nơi. Các khu vực như núi Ngọc, chợ Chớp, Nam Ngạn v.v.. đều bị bom đạn địch tàn phá. Quân địch liên tiếp đánh phá Hàm Rồng với hàng chục chiếc máy bay chia làm nhiều tốp. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Thanh Hóa vẫn kiên cường đánh trả máy bay địch. Các trận địa hỏa lực ở hai đầu cầu cùng các trận địa của dân quân Nam Ngạn, Yên Vực, Hoàng Long, Hoàng Lý... Trong lúc hoảng loạn, chúng ném bom bừa bãi xuống hai đầu cầu. Lúc này biên đội không quân của Trần Hanh cũng cất cánh, máy bay ta bắn rơi 2 chiếc F105 của địch. Trong 2 ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã xuất kích 454 lượt/chiếc máy bay, ném hàng nghìn tấn bom đạn xuống khu vực Nam Ngạn-Hàm Rồng. Cũng trong 2 ngày chiến đấu, quân và dân ta đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Quân và dân Hàm Rồng đã lập nên kỷ lục đầu tiên về thành tích bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Chiến thắng Hàm Rồng đã làm nức lòng quân, dân cả nước, trở thành động lực để quân, dân cả nước tiếp tục tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Cầu Hàm Rồng ngày nay (Ảnh minh họa)
Chiến tranh đã lùi xa, Chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử như một mốc son sáng chói. Những hố bom xưa nay đã liền miệng, mọc phía trên là cây trái tốt tươi. Bên cạnh cầu Hàm Rồng xưa là cầu Hoàng Long bề thế, vững chãi. Hàm Rồng ngày nay đã trở thành điểm nhấn về du lịch của thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Trong không khí thanh bình, trên mảnh đất từng mang dấu tích bom đạn đã chứng kiến sự ra đời của nhiều công trình đồ sộ. Cầu Hàm Rồng, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tượng đài thanh niên xung phong... cũng đã được xây dựng tạo nên Khu di tích văn hóa Hàm Rồng, Một dáng dấp mới đã hiện hữu, dáng dấp của sự phát triển hiện đại bền vững.
Nằm thanh tịnh bên bờ Sông Mã hiền hòa, thơ rộng, bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải, xung quanh diễn ra sinh hoạt đời thường của người dân. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị sầm uất đang mọc lên, cùng với đó là các con đường ngõ phố sạch đẹp hiện hữu nối giữa cầu Hàm Rồng với thành phố Thanh Hóa. Các khu du lịch sinh thái cũng đã hình thành. Nơi đây đang lưu giữ và bảo tồn những địa danh gắn liền với sự phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội của cả nước.
Cầu Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, mãi mãi là niềm tự hào của người dân xứ thanh và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
Kim Dung