Giới thiệu Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

Ngày 24/03/2023 00:00:00

 

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ hp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 gồm 12 chương và 121 Điều và có những điểm mới cơ bản:

Luật quy định đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh gồm: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng.

- Cá nhân khi hành nghề được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ điều kiện như có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực; đã đăng ký hành nghề; đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; không thuộc trường hợp cấm hành nghề.

- Luật này đã nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề. Cụ thể, Luật thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghể từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.

- Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định trên trong các trường hợp như học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề; nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

- Luật quy định người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh và chi  trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

          - Luật  đã bổ sung, sửa đổi theo hướng hoàn thiện, đầy đủ hơn một số quyền mà Luật cũ chưa quy định như được hướng dẫn cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng ngừa tai biến; được tôn trọng về tôn giáo, tình trạng sức khoẻ, điều kiện kinh tế (quy định cũ đang để không bị phân biệt giàu nghèo); được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư đã cung cấp trong quá trình khám, chữa bệnh (quy định cũ chỉ nói về thông tin tình trạng sức khoẻ, đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án); không bị ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám chữa bện., được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án, được kiến nghị về các tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc… trong quá trình khám chữa bệnh....

- Cùng với đó, Luật cũng có các quy định về nâng cao chất lượng cung cấp dich vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dich vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải câp nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thông thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bổ sung quy dịnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cn dịch vu của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn.

Cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tai các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điêu trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ.

- Luật bổ sung quy định về người bệnh sẽ được khám chữa bệnh lưu động, từ xa.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định ti khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14./.

(Đính kèm Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) 



Phòng Tư pháp

Giới thiệu Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

Đăng lúc: 24/03/2023 00:00:00 (GMT+7)

 

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ hp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 gồm 12 chương và 121 Điều và có những điểm mới cơ bản:

Luật quy định đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh gồm: Người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng.

- Cá nhân khi hành nghề được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ điều kiện như có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực; đã đăng ký hành nghề; đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; không thuộc trường hợp cấm hành nghề.

- Luật này đã nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề. Cụ thể, Luật thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghể từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.

- Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định trên trong các trường hợp như học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề; nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

- Luật quy định người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh và chi  trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

          - Luật  đã bổ sung, sửa đổi theo hướng hoàn thiện, đầy đủ hơn một số quyền mà Luật cũ chưa quy định như được hướng dẫn cách tự chăm sóc, theo dõi, phòng ngừa tai biến; được tôn trọng về tôn giáo, tình trạng sức khoẻ, điều kiện kinh tế (quy định cũ đang để không bị phân biệt giàu nghèo); được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư đã cung cấp trong quá trình khám, chữa bệnh (quy định cũ chỉ nói về thông tin tình trạng sức khoẻ, đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án); không bị ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám chữa bện., được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án, được kiến nghị về các tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc… trong quá trình khám chữa bệnh....

- Cùng với đó, Luật cũng có các quy định về nâng cao chất lượng cung cấp dich vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dich vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải câp nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thông thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bổ sung quy dịnh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cn dịch vu của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn.

Cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tai các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điêu trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ.

- Luật bổ sung quy định về người bệnh sẽ được khám chữa bệnh lưu động, từ xa.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 (trừ các quy định ti khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023), thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14./.

(Đính kèm Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) 



Phòng Tư pháp