Hỏi – đáp về quy định của Luật Thanh tra năm 2022 (Phần 2)
Câu 9. Hỏi: Hoạt động thanh tra được tiến hành theo những hình thức nào?
Đáp: Theo Điều 46 của Luật Thanh tra quy định các hình thức thanh tra:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Câu 10.
Hỏi: Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Đáp: Theo Điều 49 của Luật Thanh tra quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Câu 11.
Hỏi: Một quyết định thanh tra được ban hành cần có những căn cứ nào?
Đáp: Theo Điều 51 của Luật Thanh tra quy định phải có một trong những căn cứ sau để ban hành một quyết định thanh tra:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Câu 12.
Hỏi: Cơ quan thanh tra cấp trên phải tiến hành thanh tra lại trong trường hợp nào?
Đáp: Theo Điều 56 của Luật Thanh tra quy định việc thanh tra lại như sau:
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 13.
Hỏi: Trong hoạt động thanh tra, Đoàn Thanh tra được quy định như thế nào?
Đáp: Theo Điều 60 của Luật Thanh tra quy định Đoàn thanh tra như sau:
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và tự giải thể sau khi Trưởng đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
3. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra trưng tập Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc người có chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan, đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra. Việc trưng tập và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập do Chính phủ quy định.
4. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải là người có phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt, không có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
5. Người ra quyết định thanh tra có thể đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 14.
Hỏi: Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn Thanh tra khi được thành lập để thực hiện chức năng thanh tra được quy định như thế nào?
Đáp: Theo Điều 65 của Luật Thanh tra quy định địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra:
1. Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở, nơi làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan tiến hành thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi với đối tượng thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Câu 15.
Hỏi: Trong quá trình tiến hành thanh tra phát hiện có hành vi vi phạm thì phải xử lý như thế nào?
Đáp: Theo Điều 68 của Luật Thanh tra quy định xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra như sau:
1. Người tiến hành thanh tra phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền được quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để chấm dứt hành vi vi phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vi phạm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
2. Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì buộc chấm dứt hành vi vi phạm đó, xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt ngay theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không phải đợi kết luận thanh tra.
3. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt; người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra về kết quả giải quyết vụ việc; trường hợp hết thời hạn xem xét giải quyết kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố không nhận được thông báo bằng văn bản hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì trao đổi với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để làm rõ lý do, nếu vẫn không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét, giải quyết và báo cáo cơ quan thanh tra cấp trên.
4. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm hoặc vi phạm nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Còn tiếp)
Tin cùng chuyên mục
-
Giới thiệu Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ
03/01/2025 00:00:00 -
Ngày Pháp luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
09/11/2024 00:00:00 -
BCH quân sự thành phố: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
07/11/2024 00:00:00 -
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024
07/11/2024 00:00:00
Hỏi – đáp về quy định của Luật Thanh tra năm 2022 (Phần 2)
Câu 9. Hỏi: Hoạt động thanh tra được tiến hành theo những hình thức nào?
Đáp: Theo Điều 46 của Luật Thanh tra quy định các hình thức thanh tra:
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Câu 10.
Hỏi: Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Đáp: Theo Điều 49 của Luật Thanh tra quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Câu 11.
Hỏi: Một quyết định thanh tra được ban hành cần có những căn cứ nào?
Đáp: Theo Điều 51 của Luật Thanh tra quy định phải có một trong những căn cứ sau để ban hành một quyết định thanh tra:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Câu 12.
Hỏi: Cơ quan thanh tra cấp trên phải tiến hành thanh tra lại trong trường hợp nào?
Đáp: Theo Điều 56 của Luật Thanh tra quy định việc thanh tra lại như sau:
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 13.
Hỏi: Trong hoạt động thanh tra, Đoàn Thanh tra được quy định như thế nào?
Đáp: Theo Điều 60 của Luật Thanh tra quy định Đoàn thanh tra như sau:
1. Đoàn thanh tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và tự giải thể sau khi Trưởng đoàn thanh tra bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra và thành viên khác. Thành viên khác của Đoàn thanh tra bao gồm Thanh tra viên và người khác tham gia Đoàn thanh tra nhưng không phải là Thanh tra viên.
Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên.
Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
3. Trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thanh tra trưng tập Thanh tra viên của cơ quan thanh tra cấp dưới hoặc người có chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan, đơn vị khác tham gia Đoàn thanh tra. Việc trưng tập và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người được trưng tập do Chính phủ quy định.
4. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra phải là người có phẩm chất đạo đức và chuyên môn tốt, không có xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
5. Người ra quyết định thanh tra có thể đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Câu 14.
Hỏi: Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn Thanh tra khi được thành lập để thực hiện chức năng thanh tra được quy định như thế nào?
Đáp: Theo Điều 65 của Luật Thanh tra quy định địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra:
1. Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở, nơi làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan tiến hành thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra.
2. Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi với đối tượng thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra và việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Câu 15.
Hỏi: Trong quá trình tiến hành thanh tra phát hiện có hành vi vi phạm thì phải xử lý như thế nào?
Đáp: Theo Điều 68 của Luật Thanh tra quy định xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra như sau:
1. Người tiến hành thanh tra phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền được quy định tại Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để chấm dứt hành vi vi phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vi phạm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn thanh tra kiến nghị người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
2. Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì buộc chấm dứt hành vi vi phạm đó, xem xét áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, tiến hành xử phạt ngay theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không phải đợi kết luận thanh tra.
3. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo để người ra quyết định thanh tra chuyển ngay hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Đoàn thanh tra tiếp tục thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt; người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra về kết quả giải quyết vụ việc; trường hợp hết thời hạn xem xét giải quyết kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố không nhận được thông báo bằng văn bản hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì trao đổi với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để làm rõ lý do, nếu vẫn không đồng ý thì kiến nghị với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xem xét, giải quyết và báo cáo cơ quan thanh tra cấp trên.
4. Đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm hoặc vi phạm nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tại Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(Còn tiếp)