Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt bão
Sáng ngày 7/10, Thường trực Thành ủy thành phố tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt bão
Các đại biểu dự hội nghị
Dự và chỉ đạo có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì cuộc họp. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố; thành viên BCĐ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố; Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Đồng chí Trần Anh Chung - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ, từ đêm ngày 22/9 đến -24/9 trên lưu vực sông Mã, sông Chu có 1 đợt lũ lớn gây ngập lụt vào nhà dân ở các khu dân cư sinh sống vùng ngoại đê trên địa bàn thành phố có 2.648 hộ faan bị ngập lụt gây ảnh hưởng đến đời sống , sinh hoạt của Nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự chủ động từ sớm của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến phường, xã ngay sau khi nhận thông tin chuẩn bị xã lũ của các hồ Thủy điện, Thủy lợi trên lưu vực sôn sông Mã, thành phố Thanh Hóa đã chuyển trạng thái chỉ đạo, điều động các lực lượng phòng chống thiên tai theo các phương án đã được phê duyệt xuống địa bàn cùng với lực lượng của các phường, xã tổ chức di rời trước toàn bộ người già, neo đơn không có khả năng tự lo cho bản thân và toàn bộ tài sản của người dân về nơi an toàn nên hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.
Toàn cảnh hội nghị.
Trong đó nổi bật là công tác theo dõi, cập nhật dự báo, cảnh báo của các cấp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; công tác chỉ huy, huy động lực lượng và công tác chuẩn bị vật tư phương tiện sẵn sang ứng phó. UBND thành phố đã huy động trên 300 cán bộ chiến sỹ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn công an tỉnh, Trạm Biên phòng cửa khẩu Cảng Thanh Hóa, Ban Chỉ huy quân sự thành phố… cùng thuyền hơi, ca nô tham gia hỗ trợ. Thành Đoàn thành phố huy động gần 300 đoàn viên thanh niên tham gia ứng trực.. .Các phường xã trọng điểm trong vùng lũ, lụt kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục. Ngay khi lũ rút, công tác khắc phục thiệt hại được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhanh chóng ổn định đời sống của người dân và các hoạt động trở lại bình thường.
Với tinh thần huy động tối đa lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với bão và mưa lũ sau bão theo phương châm “4 tại chỗ” nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống thiên tai, song tại Hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm, đặc biệt là về công tác thông tin dự báo, cảnh báo, nhận định tình hình bão, lũ; tâm lý chủ quan xem nhẹ tình hình, còn lúng túng trong chỉ đạo điều hành; cơ chế vận hành phối hợp trong công tác ứng phó không rõ, chưa có tính chủ động, còn chông trờ….
Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu chỉ đạo đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Lê Anh Xuân nhấn mạnh: bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm 2024, ảnh hưởng đến thành phố Thanh Hóa, đồng chí Bí thư Thành ủy chỉ ra những tồn, tại hạn chế cần khắc phục sau cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão số 4 trên địa bàn thành phố. Đồng chí yêu cầu phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ tất cả vì Nhân dân” tinh thần "đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết", "không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở". Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố (BCĐ) đến phường xã tuyệt đối không chủ quan xem nhẹ, dựa vào kinh nghiệm để chỉ đạo; phải thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo trên hệ thống về mưa, lũ, lụt để chủ động phòng chống, công khai nội dung. Đồng thời, rà soát kiện toàn BCĐ từ thành phố đến phường, xã, phân công tách nhiệm từng thành viên BCĐ và xây dựng cụm phòng chống lụt bão theo địa bàn, tình huống phòng chống; tiểu ban tổng hợp thông tin, báo cáo. Để chủ động trong phòng chống lụt, bão Bí thư Thành ủy thành phố yêu cầu xây dựng phương án phòng chống lụt bão thành phố theo từng cấp độ; đề cao chủ động của cơ quan chức năng, phân công rõ trách nhiệm, cơ chế vận hành, hoàn thành trước ngày 30/10/2024. Đối với các phường, xã chủ động bổ xung trang thiết bị, phương tiện phòng chống lụt bão, kiểm tra, rà soát đề xuất với thành phố; thực hiện rõ người, rõ việc trong tổ chức thực hiện không trông chờ ỷ lại./
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá xây dựng phương án dự toán thu ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2025
28/12/2024 00:00:00 -
HĐND thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ 2021 - 2026
27/12/2024 00:00:00 -
Chuẩn bị tốt các điều kiện nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
27/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
24/12/2024 00:00:00
Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt bão
Sáng ngày 7/10, Thường trực Thành ủy thành phố tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống lụt bão
Các đại biểu dự hội nghị
Dự và chỉ đạo có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì cuộc họp. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố; thành viên BCĐ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố; Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Đồng chí Trần Anh Chung - Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố phát biểu tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ, từ đêm ngày 22/9 đến -24/9 trên lưu vực sông Mã, sông Chu có 1 đợt lũ lớn gây ngập lụt vào nhà dân ở các khu dân cư sinh sống vùng ngoại đê trên địa bàn thành phố có 2.648 hộ faan bị ngập lụt gây ảnh hưởng đến đời sống , sinh hoạt của Nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự chủ động từ sớm của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến phường, xã ngay sau khi nhận thông tin chuẩn bị xã lũ của các hồ Thủy điện, Thủy lợi trên lưu vực sôn sông Mã, thành phố Thanh Hóa đã chuyển trạng thái chỉ đạo, điều động các lực lượng phòng chống thiên tai theo các phương án đã được phê duyệt xuống địa bàn cùng với lực lượng của các phường, xã tổ chức di rời trước toàn bộ người già, neo đơn không có khả năng tự lo cho bản thân và toàn bộ tài sản của người dân về nơi an toàn nên hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.
Toàn cảnh hội nghị.
Trong đó nổi bật là công tác theo dõi, cập nhật dự báo, cảnh báo của các cấp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; công tác chỉ huy, huy động lực lượng và công tác chuẩn bị vật tư phương tiện sẵn sang ứng phó. UBND thành phố đã huy động trên 300 cán bộ chiến sỹ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn công an tỉnh, Trạm Biên phòng cửa khẩu Cảng Thanh Hóa, Ban Chỉ huy quân sự thành phố… cùng thuyền hơi, ca nô tham gia hỗ trợ. Thành Đoàn thành phố huy động gần 300 đoàn viên thanh niên tham gia ứng trực.. .Các phường xã trọng điểm trong vùng lũ, lụt kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục. Ngay khi lũ rút, công tác khắc phục thiệt hại được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhanh chóng ổn định đời sống của người dân và các hoạt động trở lại bình thường.
Với tinh thần huy động tối đa lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với bão và mưa lũ sau bão theo phương châm “4 tại chỗ” nên đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống thiên tai, song tại Hội nghị cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần rút kinh nghiệm, đặc biệt là về công tác thông tin dự báo, cảnh báo, nhận định tình hình bão, lũ; tâm lý chủ quan xem nhẹ tình hình, còn lúng túng trong chỉ đạo điều hành; cơ chế vận hành phối hợp trong công tác ứng phó không rõ, chưa có tính chủ động, còn chông trờ….
Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu chỉ đạo đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Lê Anh Xuân nhấn mạnh: bão, mưa lũ, thiên tai đã gây hậu quả rất lớn và dự báo tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm 2024, ảnh hưởng đến thành phố Thanh Hóa, đồng chí Bí thư Thành ủy chỉ ra những tồn, tại hạn chế cần khắc phục sau cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão số 4 trên địa bàn thành phố. Đồng chí yêu cầu phải thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “ tất cả vì Nhân dân” tinh thần "đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết", "không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở". Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố (BCĐ) đến phường xã tuyệt đối không chủ quan xem nhẹ, dựa vào kinh nghiệm để chỉ đạo; phải thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo trên hệ thống về mưa, lũ, lụt để chủ động phòng chống, công khai nội dung. Đồng thời, rà soát kiện toàn BCĐ từ thành phố đến phường, xã, phân công tách nhiệm từng thành viên BCĐ và xây dựng cụm phòng chống lụt bão theo địa bàn, tình huống phòng chống; tiểu ban tổng hợp thông tin, báo cáo. Để chủ động trong phòng chống lụt, bão Bí thư Thành ủy thành phố yêu cầu xây dựng phương án phòng chống lụt bão thành phố theo từng cấp độ; đề cao chủ động của cơ quan chức năng, phân công rõ trách nhiệm, cơ chế vận hành, hoàn thành trước ngày 30/10/2024. Đối với các phường, xã chủ động bổ xung trang thiết bị, phương tiện phòng chống lụt bão, kiểm tra, rà soát đề xuất với thành phố; thực hiện rõ người, rõ việc trong tổ chức thực hiện không trông chờ ỷ lại./
Lê Thảo