77 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa
Mảnh đất Thanh Hóa từ xa xưa đã nổi danh là 1 vùng đất “địa linh nhân kiệt” quê hương của “tam vương, nhị chúa” với những tên đất, tên người và chiến công hiển hách còn mãi lưu danh trong sử sách như Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê lợi, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân…Xuất phát từ vị trí địa lý chiến lược đó của Thanh Hóa nên chỉ 2 tháng sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/02/1947. Đây là mốc son lịch sử trong quá trình phát triển trưởng thành của Đảng bộ chính quyền và Nhân dân tỉnh cũng như của thành phố Thanh hóa.
Tròn 77 năm đã qua nhưng sự kiện Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa như vẫn còn tươi rói trong ký ức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh và thành phố Thanh Hóa. Với nhãn quan sắc sảo của một vị lãnh tụ thiên tài và cái nhìn toàn diện về đất và người xứ Thanh, chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ tư lệnh kháng chiến đặt niềm tin rất lớn vào vùng đất và nhân dân Thanh Hóa. Ngay trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh không cân sức, Người vẫn yêu cầu: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tình kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, phải là kiểu mẫu; phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, phải tích cực tập trung mọi nỗ lực để “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm, người nào cũng biết chữ, người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước”.
Vâng theo lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã Thanh Hóa nay là thành phố Thanh Hóa đã triệt để phá hoại; làm vườn không nhà trống và tản cư nhân dân; vừa kiên cường chiến đấu vừa tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh cho kháng chiến. …Các chiến dịch Thượng Lào (1953), Đông Xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ….đều có hình ảnh những người dân của Thanh Hóa góp công, góp sức.
Trong những lần sau đó vào năm 1957, 1960 và đến năm 1961 Người về thăm và nói chuyện với cán bộ, xã viên và nhân dân thị xã tại Hợp tác xã cơ khí Thành Công - lá cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệp toàn miền Bắc lúc bấy giờ. Bác đã hết lòng khen ngợi HTX và nhắc Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà phải nhân rộng điển hình “Thành Công” để thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh.
Những lời khen ngợi, động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ kịp thời để người dân Thanh Hóa quyết tâm chiến đấu, lao động, hết lòng vì lý tưởng độc lập cho dân tộc. 77 năm đã trôi qua, thấm nhuần lời dạy của Người Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã dần hiện thực hóa lời dạy của Bác. Hòa cùng nhịp phát triển chung của cả tỉnh, thành phố Thanh Hóa hôm nay đã là một trong những đô thị lớn của cả nước, đang phát triển theo hướng năng động, bền vững. Quy mô tiềm lực của thành phố ngày càng lớn mạnh, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ, mở rộng và có tính kết nối cao; nhiều dự án lớn, khu đô thị mới hiện đại, nhiều chung cư cao cấp được xây dựng và đi vào hoạt động làm thay đổi bộ mặt đô thị.
Với những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới thành phố Thanh Hóa có những định hướng khác biệt và nổi trội để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ngày 25-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05 về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tạo cơ hội cho thành phố khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng đô thị tỉnh lỵ có bước phát triển cao hơn. Thành phố Thanh Hóa lan tỏa vì cả tỉnh, cả tỉnh chung sức vì thành phố. Điều này càng trở nên quan trọng khi thành phố Thanh Hóa được xác định sẽ đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, một “đầu tàu” đưa Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị khóa XII về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với định hướng đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tiếp theo là xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế của tỉnh, một giai đoạn phát triển mới, thời kỳ tăng tốc đã bắt đầu.
Bằng việc kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa các cơ chế, chính sách đặc thù mà tỉnh dành cho mình với việc khơi thông nguồn lực bên trong để xây dựng, kiến thiết thành phố thật sự xứng tầm là “trái tim” của cả tỉnh. Giai đoạn 2021-2023, tổng huy động vốn đầu tư cho phát triển của thành phố đạt 93.867 tỷ đồng, đạt 52,15% kế hoạch của nhiệm kỳ. Đặc biệt, Nghị quyết số 303/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về “Thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thanh Hóa", ví như “cú huých” tạo động lực mới cho kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa phát triển. Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố đạt 10,6%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 84,67 triệu đồng, cao hơn 14,67 triệu đồng so với năm 2020, gấp 1,53 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh. Những con số “biết nói” ấy như lời khẳng định thành phố Thanh Hóa luôn là “đầu tàu” kinh tế của quê hương Thanh Hóa.
Và giờ đây là lúc chúng ta đang có thời cơ, vận hội lớn, rất cần những bàn tay “biết điều khiển, sắp đặt” để người dân Thanh Hóa nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng đoàn kết một lòng, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh “Kiểu mẫu” như lời dạy của Bác.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
28/05/2024 00:00:00 -
Bí thư chi bộ gương mẫu trong học tập và làm theo Bác
23/05/2024 00:00:00 -
Lớp sơ cấp lý luận chính trị đi thực tế, học tập về truyền thống cách mạng tại K9- Đá Chông
18/05/2024 00:00:00 -
Đông đảo Nhân dân dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật của Người
18/05/2024 00:00:00
77 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa
Mảnh đất Thanh Hóa từ xa xưa đã nổi danh là 1 vùng đất “địa linh nhân kiệt” quê hương của “tam vương, nhị chúa” với những tên đất, tên người và chiến công hiển hách còn mãi lưu danh trong sử sách như Triệu Thị Trinh, Lê Hoàn, Lê lợi, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân…Xuất phát từ vị trí địa lý chiến lược đó của Thanh Hóa nên chỉ 2 tháng sau ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa vào ngày 20/02/1947. Đây là mốc son lịch sử trong quá trình phát triển trưởng thành của Đảng bộ chính quyền và Nhân dân tỉnh cũng như của thành phố Thanh hóa.
Tròn 77 năm đã qua nhưng sự kiện Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa như vẫn còn tươi rói trong ký ức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh và thành phố Thanh Hóa. Với nhãn quan sắc sảo của một vị lãnh tụ thiên tài và cái nhìn toàn diện về đất và người xứ Thanh, chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ tư lệnh kháng chiến đặt niềm tin rất lớn vào vùng đất và nhân dân Thanh Hóa. Ngay trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh không cân sức, Người vẫn yêu cầu: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tình kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, phải là kiểu mẫu; phải vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, phải tích cực tập trung mọi nỗ lực để “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm, người nào cũng biết chữ, người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước”.
Vâng theo lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, đảng bộ, chính quyền, nhân dân thị xã Thanh Hóa nay là thành phố Thanh Hóa đã triệt để phá hoại; làm vườn không nhà trống và tản cư nhân dân; vừa kiên cường chiến đấu vừa tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh cho kháng chiến. …Các chiến dịch Thượng Lào (1953), Đông Xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ….đều có hình ảnh những người dân của Thanh Hóa góp công, góp sức.
Trong những lần sau đó vào năm 1957, 1960 và đến năm 1961 Người về thăm và nói chuyện với cán bộ, xã viên và nhân dân thị xã tại Hợp tác xã cơ khí Thành Công - lá cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệp toàn miền Bắc lúc bấy giờ. Bác đã hết lòng khen ngợi HTX và nhắc Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà phải nhân rộng điển hình “Thành Công” để thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh.
Những lời khen ngợi, động viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ kịp thời để người dân Thanh Hóa quyết tâm chiến đấu, lao động, hết lòng vì lý tưởng độc lập cho dân tộc. 77 năm đã trôi qua, thấm nhuần lời dạy của Người Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã dần hiện thực hóa lời dạy của Bác. Hòa cùng nhịp phát triển chung của cả tỉnh, thành phố Thanh Hóa hôm nay đã là một trong những đô thị lớn của cả nước, đang phát triển theo hướng năng động, bền vững. Quy mô tiềm lực của thành phố ngày càng lớn mạnh, kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ, mở rộng và có tính kết nối cao; nhiều dự án lớn, khu đô thị mới hiện đại, nhiều chung cư cao cấp được xây dựng và đi vào hoạt động làm thay đổi bộ mặt đô thị.
Với những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới thành phố Thanh Hóa có những định hướng khác biệt và nổi trội để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Ngày 25-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 05 về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tạo cơ hội cho thành phố khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để xây dựng đô thị tỉnh lỵ có bước phát triển cao hơn. Thành phố Thanh Hóa lan tỏa vì cả tỉnh, cả tỉnh chung sức vì thành phố. Điều này càng trở nên quan trọng khi thành phố Thanh Hóa được xác định sẽ đóng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, một “đầu tàu” đưa Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị khóa XII về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với định hướng đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025; Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tiếp theo là xây dựng và phát triển thành phố trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế của tỉnh, một giai đoạn phát triển mới, thời kỳ tăng tốc đã bắt đầu.
Bằng việc kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa các cơ chế, chính sách đặc thù mà tỉnh dành cho mình với việc khơi thông nguồn lực bên trong để xây dựng, kiến thiết thành phố thật sự xứng tầm là “trái tim” của cả tỉnh. Giai đoạn 2021-2023, tổng huy động vốn đầu tư cho phát triển của thành phố đạt 93.867 tỷ đồng, đạt 52,15% kế hoạch của nhiệm kỳ. Đặc biệt, Nghị quyết số 303/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về “Thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thanh Hóa", ví như “cú huých” tạo động lực mới cho kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa phát triển. Giai đoạn 2021-2023, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của thành phố đạt 10,6%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 84,67 triệu đồng, cao hơn 14,67 triệu đồng so với năm 2020, gấp 1,53 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh. Những con số “biết nói” ấy như lời khẳng định thành phố Thanh Hóa luôn là “đầu tàu” kinh tế của quê hương Thanh Hóa.
Và giờ đây là lúc chúng ta đang có thời cơ, vận hội lớn, rất cần những bàn tay “biết điều khiển, sắp đặt” để người dân Thanh Hóa nói chung, thành phố Thanh Hóa nói riêng đoàn kết một lòng, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh “Kiểu mẫu” như lời dạy của Bác.
Lê Thảo