Chuyên mục tuyên truyền giới thiệu sách

Ngày 05/10/2024 00:00:00

Thực hiện Công văn số 6748/UBND-VHTT ngày 28/9/2024 của UBND thành phố; Kế hoạch số 1311/KH-UBND ngày 29/9/2024 của UBND thành phố Thanh Hóa về việc tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng Học tập suốt đời năm 2024”. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức các hoạt động phục vụ đọc giả tại thư viện thành phố, luân chuyển sách, báo xuống cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu sách hay trên trang website; đặc biệt giới thiệu Cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Anh hùng lao động Sơn Tùng để các đối tượng bạn đọc tìm đọc, góp phần hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời năm 2024.

 GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “BÚP SEN XANH”

                                                                           

Mỗi khi nhắc đến tác phẩm “Búp sen xanh” chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ đến nhà văn Anh hùng Lao động Sơn Tùng. Cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất thế kỷ 20, được tác giả viết về cuộc đời vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ lịch sử tiểu thuyết danh nhân văn hóa, tác phẩm là một trong những trường hợp hiếm gặp: Sách được NXB Kim Đồng ấn hành lần đầu tiên vào năm 1982. In lần đầu 100.000 bản, dài khoảng 300 trang (khổ sách thông thường) được chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi", (tái bản khoảng 30 lần) với số lượng hơn một triệu bản in; được dịch ra 6 thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Lào. Là một trong những tác phẩm được tất cả các quý bạn đọc vô cùng yêu thích.

z5898487252942_f269ae90c713ba1c7e89b0035f3d55b0.jpg

Tiểu thuyết đưa bạn đọc trở về với làng quê xứ Nghệ, nơi làng Sen quê nội, làng Hoàng Trù quê ngoại của vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt nam, với những câu dân ca, hò vè ví dặm, theo bước chân Người khi còn ấu thơ, với tên gọi Nguyễn Sinh Cung, cho đến khi trưởng thành người thanh niên Nguyễn Tất Thành, giúp bạn đọc được trở với quê hương yêu dấu, về kinh thành cổ kính Huế xưa, trường Quốc Học, trường Dục Thanh, Bến Nhà Rồng, với tất cả những nơi lưu dấu chân Người, đã phản ánh thể hiện qua phong tục tập quán, lời nói vùng miền một cách tự nhiên, chân thật, từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước“Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, đã tạo ra một hiện tượng văn chương thật độc đáo và thú vị.

Tác phẩm “Búp sen xanh”  thuyết phục và chinh phục bạn đọc, được lưu giữ vào "Tủ sách Vàng" của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tác phẩm đưa chúng ta được trở về thăm quê Bác, với những địa danh gắn với tên tuổi vị Cha già kính yêu của dân tộc, sách được mua để tặng, cho, hoặc lưu niệm, nhất là tặng các cháu thiếu niên, nhi đồng, như muốn gửi vào đấy bao khát khao, hoài vọng... Sách viết gợi tả về thời niên thiếu và thanh niên của Bác, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu là một huyền thoại, khởi đầu cho huyền thoại ấy chính là quãng đời thơ ấu, mà bạn đọc đã cảm nhận về nhân cách con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Thông qua tác phẩm đã gợi tả giúp cho bạn đọc được cảm nhận, được tắm mình trong không gian văn hóa, với những chi tiết tạo hình riêng biệt: Khói lam chiều bảng lảng; buổi bình minh sáng hồng sương sớm... Cái cánh cổng làm bằng khung tre kết thành rào hình chữ nhật, một khu vườn nhà ông đồ Hoàng Xuân Đường là cả một thế giới... Những hương vị đặc trưng của làng Sen, ngạt ngào hương sen pha lẫn hương bồ kết phả vào làn gió thu... Mỗi hình tượng nghệ thuật đích thực đã gợi tả phản chiếu, như những làn sóng vỗ từng nhịp, từng nhịp đưa bạn đọc chúng ta nhìn thấy cả một chân trời tươi sáng, thông qua một nhân vật để hiểu cả một thời đại. Từ hình tượng cậu bé Côn, bạn đọc biết sâu hơn cái tâm, cái tài, cái đức của cụ Cử Nguyễn Sinh Sắc. Qua cụ Cử lại hiểu được những bậc anh tài đất địa linh, như: Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Vương Thúc Quý... Từ họ lại nhận thức sâu hơn về phong trào yêu nước của lớp văn nhân trí thức yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và nhận ra chân lý Cuộc nổi dậy của Nhân dân ta chống lại bọn thực dân Pháp.

Tác phẩm “Búp sen xanh” không chỉ thu hút đối tượng thanh, thiếu niên mà còn thu hút tất cả các đối tượng từ già đến trẻ say mê tìm đọc, lắng đọng những vẻ đẹp của nhiều mạch nguồn văn hóa, từ câu chuyện bà kể, lời hát ru của mẹ, của âm thanh hát phường vải, của khí phách người cha và bạn bè... được thể hiện theo nguyên tắc dồn tụ một cách tự nhiên nhất, nhân vật được xây dựng như một cây xanh lớn lên trên mảnh đất truyền thống gia đình, quê hương, được quang hợp bởi ánh sáng lý tưởng yêu nước của truyền thống lịch sử thời đại. 

Thời niên thiếu của Bác (cậu Côn) được học và tiếp cận giỏi chữ Hán, giỏi tiếng Pháp, Bác sớm đọc được luận ngữ, biết nhiều kinh sách, sớm được nghe các bậc thức giả nói về Cần Vương... đọc được “Những kẻ khốn nạn” (Những người khốn khổ)... Đó tất cả đều là sự khởi đầu tiếp cận bối cảnh lịch sử để hình thành tư tưởng sau này của Bác. Trong tiểu thuyết biết bao quan điểm, nhãn quan, giọng nói, nhiều trạng thái tâm lý, biểu cảm... Một giọng cổ tích ấm áp kể chuyện, một giọng thảng thốt, đau đớn của một đứa trẻ (Huệ Minh) gọi “Mệệ... Côn... ch...ết... Côn... ơi!”; một tiếng khóc ứ nghẹn của đứa trẻ khát sữa đòi mẹ; một sự nức nở nén vào trong của cậu bé Côn bế em đi xin sữa lúc buổi đêm... Tiểu thuyết là cả một thế giới xôn xao tiếng nói, giọng nói rất đa dạng tạo nên sự sinh động trong cuộc sống thường nhật.

Một phương diện tiếp cận tài năng của nhà văn là trao điểm nhìn phù hợp, logic với tâm lý nhân vật, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết rất linh hoạt, có khi là sự kết hợp cái nhìn của người kể với cái nhìn trẻ thơ, ngây thơ hồn nhiên… Tiểu thuyết là một liên văn bản sinh động, xuyên thấu thấm sâu tạo nên sự thống nhất trong nghệ thuật, tiểu thuyết tạo ra một sắc thái đa văn hóa nên càng đọc càng thấy mới mẻ và hấp dẫn, với nhiều thể loại thơ, kịch, truyện, tự truyện, ký... chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác. Những làn sóng nâng đỡ con thuyền hình tượng nhân vật đi về “phía chân trời”, các thể loại cứ nương vào nhau, dồn đuổi nhau để đến trang văn bản cuối cùng là một kết thúc mở, càng tạo ra sự háo hức muốn đọc thêm, đọc nữa!!! 

Người đọc được dẫn dắc đưa trở về không gian làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế kỷ 20, được “xem” những sinh hoạt văn nghệ dân gian như hát phường vải, múa đèn, hát xẩm... Được đến kinh thành Huế cổ kính, có dòng sông Hương lững lờ trôi, với câu hò não buồn trên dòng sông tủi phận. Được “xem” đình Dương Nỗ, được đến trường Pháp -Việt Đông Ba, trường Quốc học. Được ra Bến Nhà Rồng... Trong không gian ấy nổi bật lên mối quan hệ văn hóa con người; thân phận người dân mất nước, tình thầy trò, nghĩa làng xóm, tình bạn bè ân nghĩa, ân tình... 

Nhân vật chính (Bác Hồ) là một hiện tượng liên văn hóa tiêu biểu, đúng nghĩa nhất khi Người kết tinh những tinh hoa văn hóa của truyền thống dân tộc, của phương Đông và phương Tây để tự trở thành một biểu tượng văn hóa có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn. Trong “Búp sen xanh”, Nhà văn Sơn Tùng đã chú ý tới khái niệm hình tượng nhân vật cậu bé Côn, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, ông đã lý giải xuất sắc sự khởi đầu một liên văn hóa vĩ đại. 

z5898487268591_e3626c46cf996a86242bdd793396a580.jpg

Bằng tất cả tấm lòng kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn Sơn Tùng đã dành trọn cả cuộc đời mình với thời gian, công sức để nghiên cứu sưu tầm tài liệu liên quan đến cuộc đời, gia thế cũng như quá trình hoạt động khi còn trẻ của Hồ Chí Minh để viết nên tác phẩm, thông qua những trang văn giàu xúc cảm, lay động nhất về Bác Hồ kính yêu. Nhà văn Sơn Tùng đã mở ra một bước ngoặt, một cách tiếp cận hoàn toàn mới tới cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. “Búp sen xanh” là sự kết tinh lòng yêu kính vô bờ với vị lãnh tụ của dân tộc và quá trình điền dã bền bỉ, nghiên cứu tài liệu không mệt mỏi của nhà văn Sơn Tùng trong suốt hơn 30 năm.

Thông qua tác phẩm người đọc đã cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn về thời niên thiếu của Bác. Năm 1895, mới chỉ 5 tuổi, Bác đã phải theo thân phụ là cụ Phó Bảng: Nguyễn Sinh Sắc vào Huế ăn học. Trong khoảng thời gian 10 năm đó, là thời kỳ chuyển giao từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến Anh học trò Nguyễn Tất Thành. Đây là thời gian quan trọng, đối với sự hình thành tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Bác nổi tiếng, không những là một học sinh thông minh, học giỏi, ham hiểu biết, mà đặc biệt còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, có lòng nhân ái bao dung. Chính thời gian ở Huế, Bác đã được chứng kiến cảnh lầm than khổ cực, cảnh bóc lột, tù đày, nạn sưu cao thuế nặng, của một xã hội hà khắc thực dân phong kiến, những cuộc đấu tranh của chí sĩ yêu nước và Nhân dân lao động đều bị dập tắt.

Năm 1908 mới 18 tuổi, Bác Hồ kính yêu đã trực tiếp tham gia hoạt động phong trào yêu nước, trong thời gian này Người Thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ, lên án các hủ tục mê tín dị đoan, hô hào bỏ áo dài, mặc áo ngắn, cắt tóc ngắn và dùng hàng nội hoá, từ những phòng trào sôi nổi ấy, ở Huế đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức. Nguyễn Tất Thành hăng hái tranh luận, tìm hiểu, tìm đọc tân báo, tân thư. Người còn hăng hái sung phong vào các phong trào hoạt động cách mạng, trở thành hạt nhân của các cuộc đấu tranh, luôn đi đầu các đoàn biểu tình để làm phiên dịch tiếng Pháp, lúc bấy giờ trong nội bộ triều chính thì lục đục, dẫn đến sự mất ngôi của vua Thành Thái. Người đã từng chứng kiến, sự hống hách, ngạo mạn của lũ quan lại - thực dân phong kiến, cảnh đàn áp nhục hình các Chí sĩ yêu nước, nỗi uất hận của người dân lầm than mất nước, trước bối cảnh tình hình đất nước, sự tiếp cận sớm về một xã hội bị áp bức, những thực tế đó phải chăng đã đặt ra cho Người Thanh niên Nguyễn Tất Thành, một loạt những câu hỏi đặt ra: Phải làm gì đây…? Làm gì để xóa bỏ bất công…? Giải phóng đói nghèo…? Để đưa đất nước thoát khỏi đêm trường nô lệ? Tất cả những điều đó, đã trực tiếp ảnh hưởng, mà ngay từ nhỏ đã bộc lộ những năng lực thiên bẩm hình thành tư tưởng của Bác trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nói cách khác từ những yếu tố tác động của môi trường xã hội trong giai đoạn thời kỳ lịch sử, đã trực tiếp ảnh hưởng và tác động, hình thành nên tư tưởng và nhân cách con người vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Tháng 3 năm 1911Thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời mái trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên là Văn Ba, do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Trường Dục Thanh bỗng thấy vắng thầy Thành. Các thầy giáo và học trò nơi đây không biết thầy Thành đi đâu, ai cũng bùi ngùi luyến tiếc một người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương học sinh. Thầy Nguyễn Tất Thành đã bí mật rời trường Dục Thanh, đến bến cảng Sài Gòn. Đây có thể nói là một dấu ấn là bước ngoặt lịch sử làm thay đổi sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Với tư tưởng “Yêu nước thương dân”, để rồi từ đó Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

z5898487258884_c16f0f91247986f84c3cde96b0c0f9d6.jpg

Trải qua 113 năm, kể từ đó đến nay Di tích lịch sử Bến Cảng Nhà Rồng đã trở thành một trong những Di tích lịch sử Quốc gia đặt biệt, một dấu ấn lịch sử mãi không có thể nào phai mờ “Nơi in đậm dấu chân của Bác Hồ kính yêu trước lúc Bác dời Bến cảng ra đi tìm đường cứu nước”. Tác phẩm không chỉ dừng lại bằng tiểu thuyết thông thường thể hiện qua văn hóa đọc, mà Nhà văn Sơn Tùng còn chuyển thế cuốn sách “Búp sen xanh” thành kịch bản “Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng” được sản xuất thành phim truyện với tựa đề “Hẹn gặp lại Sài Gòn” do nghệ sĩ Long Vân đạo diễn. Tiểu thuyết “Búp sen xanh” cũng được nhà nghiên cứu Mịch Quang đưa lên sân khấu tuồng với tác phẩm “Cậu bé làng Sen”… 

Tiểu thuyết “Búp sen xanh" được xem là một trong những tác phẩm hay phản ánh toàn bộ giá trị về thân thế cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ dành cho các thế hệ trẻ, mà cho tất cả chúng ta những thế hệ bạn đọc biết đón nhận như một món quà thiêng liêng cao cả. Có lẽ khó có thể tìm một tên gọi nào hay hơn tên “Búp sen xanh” cho tiểu thuyết này. Hoa sen vốn là biểu tượng cho một nét đẹp bản sắc văn hóa Việt. Là người Việt Nam, ai mà không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Bác Hồ sinh ra ở làng Sen. Với người Việt, “làng” là hình tượng thân thiết chỉ sau “nhà”. Chữ “búp” là một ẩn dụ thi vị cho tuổi thơ của Bác. Thật rất tâm đắc với tên gọi này nên tác giả có lời tựa đề từ đầy ý nghĩa: “Các bậc thiên tài không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời”!

​Các đọc giả khi được đọc “Búp sen xanh" sẽ cảm nhận được giá trị về một con người vĩ đại, một tấm gương sáng ngời về nhân cách về Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. Không những thế tác phẩm còn góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhắc nhở động viên thế hệ trẻ Việt Nam nâng cao tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của Tổ quốc, học tập rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Với những ý nghĩa sâu sắc đó, rất mong quý độc giả và các thế hệ học sinh sẽ tìm đọc cuốn sách Búp sen xanh để hiểu sâu sắc thêm về “Thân thế và cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam”. Để rồi các thế hệ tiếp tục kế thừa, noi theo và tiếp bước con đường sự nghiệp cách mạng của Bác, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện học tập, lao động sáng tạo, tiếp tục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đóng góp nhiều công sức cho công cuộc đổi mới xây dựng quê hương và đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.

 Diễn giả: Trịnh Trọng Khánh

Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin,
Thể thao và Du lịch Thành phố


Chuyên mục tuyên truyền giới thiệu sách

Đăng lúc: 05/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Thực hiện Công văn số 6748/UBND-VHTT ngày 28/9/2024 của UBND thành phố; Kế hoạch số 1311/KH-UBND ngày 29/9/2024 của UBND thành phố Thanh Hóa về việc tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng Học tập suốt đời năm 2024”. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thành phố tổ chức các hoạt động phục vụ đọc giả tại thư viện thành phố, luân chuyển sách, báo xuống cơ sở, ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu sách hay trên trang website; đặc biệt giới thiệu Cuốn sách “Búp sen xanh” của nhà văn Anh hùng lao động Sơn Tùng để các đối tượng bạn đọc tìm đọc, góp phần hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời năm 2024.

 GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH “BÚP SEN XANH”

                                                                           

Mỗi khi nhắc đến tác phẩm “Búp sen xanh” chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ đến nhà văn Anh hùng Lao động Sơn Tùng. Cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất thế kỷ 20, được tác giả viết về cuộc đời vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ lịch sử tiểu thuyết danh nhân văn hóa, tác phẩm là một trong những trường hợp hiếm gặp: Sách được NXB Kim Đồng ấn hành lần đầu tiên vào năm 1982. In lần đầu 100.000 bản, dài khoảng 300 trang (khổ sách thông thường) được chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi", (tái bản khoảng 30 lần) với số lượng hơn một triệu bản in; được dịch ra 6 thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Lào. Là một trong những tác phẩm được tất cả các quý bạn đọc vô cùng yêu thích.

z5898487252942_f269ae90c713ba1c7e89b0035f3d55b0.jpg

Tiểu thuyết đưa bạn đọc trở về với làng quê xứ Nghệ, nơi làng Sen quê nội, làng Hoàng Trù quê ngoại của vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt nam, với những câu dân ca, hò vè ví dặm, theo bước chân Người khi còn ấu thơ, với tên gọi Nguyễn Sinh Cung, cho đến khi trưởng thành người thanh niên Nguyễn Tất Thành, giúp bạn đọc được trở với quê hương yêu dấu, về kinh thành cổ kính Huế xưa, trường Quốc Học, trường Dục Thanh, Bến Nhà Rồng, với tất cả những nơi lưu dấu chân Người, đã phản ánh thể hiện qua phong tục tập quán, lời nói vùng miền một cách tự nhiên, chân thật, từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho đến khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước“Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, đã tạo ra một hiện tượng văn chương thật độc đáo và thú vị.

Tác phẩm “Búp sen xanh”  thuyết phục và chinh phục bạn đọc, được lưu giữ vào "Tủ sách Vàng" của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tác phẩm đưa chúng ta được trở về thăm quê Bác, với những địa danh gắn với tên tuổi vị Cha già kính yêu của dân tộc, sách được mua để tặng, cho, hoặc lưu niệm, nhất là tặng các cháu thiếu niên, nhi đồng, như muốn gửi vào đấy bao khát khao, hoài vọng... Sách viết gợi tả về thời niên thiếu và thanh niên của Bác, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu là một huyền thoại, khởi đầu cho huyền thoại ấy chính là quãng đời thơ ấu, mà bạn đọc đã cảm nhận về nhân cách con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Thông qua tác phẩm đã gợi tả giúp cho bạn đọc được cảm nhận, được tắm mình trong không gian văn hóa, với những chi tiết tạo hình riêng biệt: Khói lam chiều bảng lảng; buổi bình minh sáng hồng sương sớm... Cái cánh cổng làm bằng khung tre kết thành rào hình chữ nhật, một khu vườn nhà ông đồ Hoàng Xuân Đường là cả một thế giới... Những hương vị đặc trưng của làng Sen, ngạt ngào hương sen pha lẫn hương bồ kết phả vào làn gió thu... Mỗi hình tượng nghệ thuật đích thực đã gợi tả phản chiếu, như những làn sóng vỗ từng nhịp, từng nhịp đưa bạn đọc chúng ta nhìn thấy cả một chân trời tươi sáng, thông qua một nhân vật để hiểu cả một thời đại. Từ hình tượng cậu bé Côn, bạn đọc biết sâu hơn cái tâm, cái tài, cái đức của cụ Cử Nguyễn Sinh Sắc. Qua cụ Cử lại hiểu được những bậc anh tài đất địa linh, như: Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Vương Thúc Quý... Từ họ lại nhận thức sâu hơn về phong trào yêu nước của lớp văn nhân trí thức yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và nhận ra chân lý Cuộc nổi dậy của Nhân dân ta chống lại bọn thực dân Pháp.

Tác phẩm “Búp sen xanh” không chỉ thu hút đối tượng thanh, thiếu niên mà còn thu hút tất cả các đối tượng từ già đến trẻ say mê tìm đọc, lắng đọng những vẻ đẹp của nhiều mạch nguồn văn hóa, từ câu chuyện bà kể, lời hát ru của mẹ, của âm thanh hát phường vải, của khí phách người cha và bạn bè... được thể hiện theo nguyên tắc dồn tụ một cách tự nhiên nhất, nhân vật được xây dựng như một cây xanh lớn lên trên mảnh đất truyền thống gia đình, quê hương, được quang hợp bởi ánh sáng lý tưởng yêu nước của truyền thống lịch sử thời đại. 

Thời niên thiếu của Bác (cậu Côn) được học và tiếp cận giỏi chữ Hán, giỏi tiếng Pháp, Bác sớm đọc được luận ngữ, biết nhiều kinh sách, sớm được nghe các bậc thức giả nói về Cần Vương... đọc được “Những kẻ khốn nạn” (Những người khốn khổ)... Đó tất cả đều là sự khởi đầu tiếp cận bối cảnh lịch sử để hình thành tư tưởng sau này của Bác. Trong tiểu thuyết biết bao quan điểm, nhãn quan, giọng nói, nhiều trạng thái tâm lý, biểu cảm... Một giọng cổ tích ấm áp kể chuyện, một giọng thảng thốt, đau đớn của một đứa trẻ (Huệ Minh) gọi “Mệệ... Côn... ch...ết... Côn... ơi!”; một tiếng khóc ứ nghẹn của đứa trẻ khát sữa đòi mẹ; một sự nức nở nén vào trong của cậu bé Côn bế em đi xin sữa lúc buổi đêm... Tiểu thuyết là cả một thế giới xôn xao tiếng nói, giọng nói rất đa dạng tạo nên sự sinh động trong cuộc sống thường nhật.

Một phương diện tiếp cận tài năng của nhà văn là trao điểm nhìn phù hợp, logic với tâm lý nhân vật, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết rất linh hoạt, có khi là sự kết hợp cái nhìn của người kể với cái nhìn trẻ thơ, ngây thơ hồn nhiên… Tiểu thuyết là một liên văn bản sinh động, xuyên thấu thấm sâu tạo nên sự thống nhất trong nghệ thuật, tiểu thuyết tạo ra một sắc thái đa văn hóa nên càng đọc càng thấy mới mẻ và hấp dẫn, với nhiều thể loại thơ, kịch, truyện, tự truyện, ký... chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác. Những làn sóng nâng đỡ con thuyền hình tượng nhân vật đi về “phía chân trời”, các thể loại cứ nương vào nhau, dồn đuổi nhau để đến trang văn bản cuối cùng là một kết thúc mở, càng tạo ra sự háo hức muốn đọc thêm, đọc nữa!!! 

Người đọc được dẫn dắc đưa trở về không gian làng quê xứ Nghệ những năm đầu thế kỷ 20, được “xem” những sinh hoạt văn nghệ dân gian như hát phường vải, múa đèn, hát xẩm... Được đến kinh thành Huế cổ kính, có dòng sông Hương lững lờ trôi, với câu hò não buồn trên dòng sông tủi phận. Được “xem” đình Dương Nỗ, được đến trường Pháp -Việt Đông Ba, trường Quốc học. Được ra Bến Nhà Rồng... Trong không gian ấy nổi bật lên mối quan hệ văn hóa con người; thân phận người dân mất nước, tình thầy trò, nghĩa làng xóm, tình bạn bè ân nghĩa, ân tình... 

Nhân vật chính (Bác Hồ) là một hiện tượng liên văn hóa tiêu biểu, đúng nghĩa nhất khi Người kết tinh những tinh hoa văn hóa của truyền thống dân tộc, của phương Đông và phương Tây để tự trở thành một biểu tượng văn hóa có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn. Trong “Búp sen xanh”, Nhà văn Sơn Tùng đã chú ý tới khái niệm hình tượng nhân vật cậu bé Côn, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, ông đã lý giải xuất sắc sự khởi đầu một liên văn hóa vĩ đại. 

z5898487268591_e3626c46cf996a86242bdd793396a580.jpg

Bằng tất cả tấm lòng kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn Sơn Tùng đã dành trọn cả cuộc đời mình với thời gian, công sức để nghiên cứu sưu tầm tài liệu liên quan đến cuộc đời, gia thế cũng như quá trình hoạt động khi còn trẻ của Hồ Chí Minh để viết nên tác phẩm, thông qua những trang văn giàu xúc cảm, lay động nhất về Bác Hồ kính yêu. Nhà văn Sơn Tùng đã mở ra một bước ngoặt, một cách tiếp cận hoàn toàn mới tới cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. “Búp sen xanh” là sự kết tinh lòng yêu kính vô bờ với vị lãnh tụ của dân tộc và quá trình điền dã bền bỉ, nghiên cứu tài liệu không mệt mỏi của nhà văn Sơn Tùng trong suốt hơn 30 năm.

Thông qua tác phẩm người đọc đã cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn về thời niên thiếu của Bác. Năm 1895, mới chỉ 5 tuổi, Bác đã phải theo thân phụ là cụ Phó Bảng: Nguyễn Sinh Sắc vào Huế ăn học. Trong khoảng thời gian 10 năm đó, là thời kỳ chuyển giao từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến Anh học trò Nguyễn Tất Thành. Đây là thời gian quan trọng, đối với sự hình thành tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, Bác nổi tiếng, không những là một học sinh thông minh, học giỏi, ham hiểu biết, mà đặc biệt còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, có lòng nhân ái bao dung. Chính thời gian ở Huế, Bác đã được chứng kiến cảnh lầm than khổ cực, cảnh bóc lột, tù đày, nạn sưu cao thuế nặng, của một xã hội hà khắc thực dân phong kiến, những cuộc đấu tranh của chí sĩ yêu nước và Nhân dân lao động đều bị dập tắt.

Năm 1908 mới 18 tuổi, Bác Hồ kính yêu đã trực tiếp tham gia hoạt động phong trào yêu nước, trong thời gian này Người Thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ, lên án các hủ tục mê tín dị đoan, hô hào bỏ áo dài, mặc áo ngắn, cắt tóc ngắn và dùng hàng nội hoá, từ những phòng trào sôi nổi ấy, ở Huế đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức. Nguyễn Tất Thành hăng hái tranh luận, tìm hiểu, tìm đọc tân báo, tân thư. Người còn hăng hái sung phong vào các phong trào hoạt động cách mạng, trở thành hạt nhân của các cuộc đấu tranh, luôn đi đầu các đoàn biểu tình để làm phiên dịch tiếng Pháp, lúc bấy giờ trong nội bộ triều chính thì lục đục, dẫn đến sự mất ngôi của vua Thành Thái. Người đã từng chứng kiến, sự hống hách, ngạo mạn của lũ quan lại - thực dân phong kiến, cảnh đàn áp nhục hình các Chí sĩ yêu nước, nỗi uất hận của người dân lầm than mất nước, trước bối cảnh tình hình đất nước, sự tiếp cận sớm về một xã hội bị áp bức, những thực tế đó phải chăng đã đặt ra cho Người Thanh niên Nguyễn Tất Thành, một loạt những câu hỏi đặt ra: Phải làm gì đây…? Làm gì để xóa bỏ bất công…? Giải phóng đói nghèo…? Để đưa đất nước thoát khỏi đêm trường nô lệ? Tất cả những điều đó, đã trực tiếp ảnh hưởng, mà ngay từ nhỏ đã bộc lộ những năng lực thiên bẩm hình thành tư tưởng của Bác trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nói cách khác từ những yếu tố tác động của môi trường xã hội trong giai đoạn thời kỳ lịch sử, đã trực tiếp ảnh hưởng và tác động, hình thành nên tư tưởng và nhân cách con người vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Tháng 3 năm 1911Thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời mái trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên là Văn Ba, do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp. Trường Dục Thanh bỗng thấy vắng thầy Thành. Các thầy giáo và học trò nơi đây không biết thầy Thành đi đâu, ai cũng bùi ngùi luyến tiếc một người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương học sinh. Thầy Nguyễn Tất Thành đã bí mật rời trường Dục Thanh, đến bến cảng Sài Gòn. Đây có thể nói là một dấu ấn là bước ngoặt lịch sử làm thay đổi sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Với tư tưởng “Yêu nước thương dân”, để rồi từ đó Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

z5898487258884_c16f0f91247986f84c3cde96b0c0f9d6.jpg

Trải qua 113 năm, kể từ đó đến nay Di tích lịch sử Bến Cảng Nhà Rồng đã trở thành một trong những Di tích lịch sử Quốc gia đặt biệt, một dấu ấn lịch sử mãi không có thể nào phai mờ “Nơi in đậm dấu chân của Bác Hồ kính yêu trước lúc Bác dời Bến cảng ra đi tìm đường cứu nước”. Tác phẩm không chỉ dừng lại bằng tiểu thuyết thông thường thể hiện qua văn hóa đọc, mà Nhà văn Sơn Tùng còn chuyển thế cuốn sách “Búp sen xanh” thành kịch bản “Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng” được sản xuất thành phim truyện với tựa đề “Hẹn gặp lại Sài Gòn” do nghệ sĩ Long Vân đạo diễn. Tiểu thuyết “Búp sen xanh” cũng được nhà nghiên cứu Mịch Quang đưa lên sân khấu tuồng với tác phẩm “Cậu bé làng Sen”… 

Tiểu thuyết “Búp sen xanh" được xem là một trong những tác phẩm hay phản ánh toàn bộ giá trị về thân thế cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ dành cho các thế hệ trẻ, mà cho tất cả chúng ta những thế hệ bạn đọc biết đón nhận như một món quà thiêng liêng cao cả. Có lẽ khó có thể tìm một tên gọi nào hay hơn tên “Búp sen xanh” cho tiểu thuyết này. Hoa sen vốn là biểu tượng cho một nét đẹp bản sắc văn hóa Việt. Là người Việt Nam, ai mà không thuộc bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Bác Hồ sinh ra ở làng Sen. Với người Việt, “làng” là hình tượng thân thiết chỉ sau “nhà”. Chữ “búp” là một ẩn dụ thi vị cho tuổi thơ của Bác. Thật rất tâm đắc với tên gọi này nên tác giả có lời tựa đề từ đầy ý nghĩa: “Các bậc thiên tài không có sẵn, chính truyền thống gia đình, quê hương là khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời”!

​Các đọc giả khi được đọc “Búp sen xanh" sẽ cảm nhận được giá trị về một con người vĩ đại, một tấm gương sáng ngời về nhân cách về Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. Không những thế tác phẩm còn góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhắc nhở động viên thế hệ trẻ Việt Nam nâng cao tinh thần trách nhiệm với vận mệnh của Tổ quốc, học tập rèn luyện bản thân trở thành người có ích cho xã hội. Với những ý nghĩa sâu sắc đó, rất mong quý độc giả và các thế hệ học sinh sẽ tìm đọc cuốn sách Búp sen xanh để hiểu sâu sắc thêm về “Thân thế và cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam”. Để rồi các thế hệ tiếp tục kế thừa, noi theo và tiếp bước con đường sự nghiệp cách mạng của Bác, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện học tập, lao động sáng tạo, tiếp tục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đóng góp nhiều công sức cho công cuộc đổi mới xây dựng quê hương và đất nước ngày một giàu đẹp, văn minh, hiện đại./.

 Diễn giả: Trịnh Trọng Khánh

Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin,
Thể thao và Du lịch Thành phố