Những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Ngày 28/05/2024 00:00:00

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, năm 2014, Đảng đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết 33). Bám sát các quan điểm, mục tiêu của nghị quyết các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội thành phố Thanh Hóa đã chủ động, tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị và đạt được những kết quả tích cực.

Ngay sau khi tiếp thu Nghị quyết 33, Ban thường vụ Thành ủy thành phố đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch 356 KH/TU, ngày 15/8/2014 và Chương trình hành động số 3171-CTHĐ/UBND, ngày 29/9/2014 chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn. Công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 33 được các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức đạt 100%. Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên và Nhân dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 33 của Đảng.

Trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, 5 mục tiêu, 6 nhiệm vụ và bốn giải pháp trong nghị quyết đã được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố chỉ đạo quyết liệt, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương. Nhờ vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả bước đầu.

z5482468446869_62cd8a53a0964388db36aef28bca9e7a.jpg
Thành phố Thanh Hóa xây dựng nét văn hóa “nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện”.

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nét văn hóa và phong cách người dân thành phố theo hướng phát triển toàn diện với ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương; sống có đạo đức, nhân cách và đời sống văn hoá lành mạnh; có trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, Đảng bộ thành phố đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người thành phố văn minh, thân thiện. Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy thành phố Thanh Hóa đã quán triệt, triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng điểm mà đặc biệt là Chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, trọng tâm là cuộc vận động “người dân thành phố Thanh Hóa nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện” với 11 nội dung thông điệp cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị, kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm đã góp phần hình thành nên những chuẩn mực văn hóa, văn minh mới trong đời sống xã hội của người dân thành phố. Các phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động được MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hiệu quả, nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.

Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 33 và Nghị quyết số 29-NQ/TW về  “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Trường học đã dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, triển khai thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, nghề phổ thông. Năm 2022 thành phố xuất bản cuốn tài liệu: Giáo dục truyền truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa, cuốn sách là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường trên địa bàn thành phố; năm 2020, thành phố hoàn thành 2 phòng truyền thống: phòng truyền thống Thành ủy và phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An, nơi đây trưng bày hàng trăm đầu sách, hiện vật, là địa chỉ đỏ để các nhà trường tổ chức cho các em học sinh thăm quan thực tế, gắn bài giảng với tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương, đất nước; các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, ngày càng được chú trọng.

Cùng với việc xây dựng và phát triển con người, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ giữa xây dựng mới với cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các khu đô thị cũ trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy tối đa các nhân tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa - xã hội sẵn có.

Hiện toàn thành phố gần 1.000 công viên, sân bóng bàn, sân cầu lông, bóng chuyền, sân vận động đủ kích thước và các sân chơi bãi tập, thư viện tư nhân... (do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư) cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, vui chơi, giải trí cho người dân trên địa bàn. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ quần chúng luôn được quan tâm đầu tư, nhiều chương trình nghệ thuật đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố và các địa phương. Nhiều tiết mục, vở diễn đoạt giải cao tại các kỳ liên hoan toàn tỉnh; xây dựng nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc biểu diễn giao lưu, giới thiệu văn hóa chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của tỉnh, thành phố và đất nước.

Bên cạnh đó, thành phố thường xuyên trùng tu, tu bổ, tôn tạo phát huy các giá trị di tích được xếp hạng. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa được tăng cường, cùng với hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố các phường, xã đã huy động sự đóng góp của Nhân dân và nguồn cân đối của địa phương… để xây dựng nhà văn hóa phố, thôn. Tại các trường học xây dựng 146 công trình thư viên, thư viện xanh phục vụ nhu cầu học tập, đọc sách của các em học sinh trên địa bàn. Hình thành sản phẩm du lịch mới “Không gian văn hóa Hội An trong lòng thành phố”.

Việc thực hiện Nghị quyết 33 gắn với sự kế thừa và phát huy mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW các địa phương, đơn vị xây dựng từ 1 đến 2 mô hình hay, hiệu quả cụ thể, thiết thực đảm bảo thực chất, hiệu quả, là điểm nhấn của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, thiết thực để học tập và làm theo. Để có được kết quả trên, thành phố Thanh Hóa đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết 33. Từ đó, các ngành, các cấp trên địa bàn thể chế hoá bằng những việc làm cụ thể.

Ngành Văn hoá hướng dẫn lồng ghép nội dung Nghị quyết làm tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hoá, công nhận làng, khu dân cư văn hoá. Năm 2023, thành phố có 78.201/91354 gia đình văn hóa đạt 85,6%; 261/311 thô, phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa đạt 83,9%. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tốt thông điệp “kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm”, luôn gương mẫu, tận tụy với công việc, thường xuyên gần gũi với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ.

Mặt trận Tổ quốc gắn việc thực hiện Nghị quyết vào nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Quỹ “vì người nghèo”, Camera an ninh hộ gia đình…. Liên đoàn Lao động đưa nội dung Nghị quyết vào tiêu chuẩn xét công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá. Hội phụ nữ xây dựng gia đình 5 có 3 sạch,  “5 không, 3 sạch”, mô hình tuyến đường kiểu mẫu về vệ sinh môi trường, “nữ công nhân - tôi mạnh mẽ”, “khu dân cư an toàn cho phụ nữ và trẻ em”.

Thành đoàn xây dựng các mô hình, câu lạc bộ “ đám cưới văn minh”, thanh niên tự quản đảm bảo ANTT -ATGT; “cột điện nở hoa”…Tuổi trẻ thành phố khẳng định được vai trò nòng cốt trong xây dựng hình ảnh công dân trẻ thành phố lịch thiệp, thân thiện, vì mọi người... Hội Cựu chiến binh đảm bảo an ninh trật tự, hòa giải trong cộng đồng; xây dựng và triển khai thực hiện mô hình tuyến phố kiểu mẫu về an ninh trật tự đô thị; Người nông dân thành phố thì hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh, sử dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa thân thiện với môi trường.

Doanh nhân, doanh nhân tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, coi trọng chữ “Tín”, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng xã hội; xây dựng nếp sống văn minh thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một văn minh, giàu đẹp. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hóa của thành phố. Trong nhiều năm qua, thành phố Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi văn hóa là động lực, là một trong các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển. Nhiều công trình nghệ thuật đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố như: chương trình nghệ thuật đêm giao thừa và bắn pháo hoa; trình diễn văn nghệ thư pháp; biểu diễn võ thuật; thi đấu cờ người; đêm thơ nguyên tiêu, tuần văn hóa TP Thanh Hóa - Tp Hội An… được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và thu hút hàng vạn lượt người tham gia.

Đặc biệt, việc huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế, công trình văn hóa được thành phố chú trọng. Từ 2014 đến nay, thành phố đã hỗ trợ kinh phí cho 137 phố, thôn xây dựng nhà văn hóa với số tiền 9,2 tỷ đồng. Xây dựng Đề án “khôi phục bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian trên địa bàn thành phố”, từng bước khôi phục nhiều trò chơi, trò diễn dân gian mang bản sắc dân tộc. Cùng với duy trì 2 lễ hội cấp thành phố, các phường, xã duy trì và bảo tồn nhiều lễ hội, gắn với tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian  gắn với phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương.

Đối với các mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, đã được thành phố triển khai thực hiện hiệu quả, 88/170 cơ quan, đơn vị trường học đạt danh hiệu kiểu mẫu; 72/145 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa.Đối với 06 nhiệm vụ của Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, được thành phố  triển khai thực hiện tốt và đi đầu trong các mặt công tác như: giáo dục - đào tạo, khoa học -  công nghệ, y tế, dân số - gia đình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ nạn xã hội…

Phong trào rèn luyện sức khỏe được tổ chức rộng khắp thông qua các đại hội thể dục thể thao từ thành phố đến cơ sở; phong trào thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương và đất nước. Toàn thành phố hiện nay có khoảng trên 53,8% dân số tham gia luyện tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên. Tỷ lệ người dân tham gia rèn luyện sức khỏe ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Văn hóa vốn được kiến tạo, bồi đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ con người Việt Nam. Đồng thời, mang sức mạnh nội sinh to lớn mà khi phân tích đến cùng các trọng tâm, động lực và mục đích của sự phát triển, người ta không thể không tìm đến văn hóa. Chính vì lẽ đó, trong sự phát triển của thành phố Thanh Hóa hiện nay và tương lai, không thể không đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm tạo nên một trụ cột quan trọng cho phát triển bền vững.

Tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt cùng với những giải pháp đồng bộ thành phố Thanh Hóa sẽ xây dựng văn hóa và con người thành phố phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ thành phố, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Lê Thảo

 


 

Những kết quả đạt được qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 28/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, năm 2014, Đảng đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết 33). Bám sát các quan điểm, mục tiêu của nghị quyết các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội thành phố Thanh Hóa đã chủ động, tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị và đạt được những kết quả tích cực.

Ngay sau khi tiếp thu Nghị quyết 33, Ban thường vụ Thành ủy thành phố đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch 356 KH/TU, ngày 15/8/2014 và Chương trình hành động số 3171-CTHĐ/UBND, ngày 29/9/2014 chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW trên địa bàn. Công tác phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 33 được các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức đạt 100%. Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên và Nhân dân về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 33 của Đảng.

Trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, 5 mục tiêu, 6 nhiệm vụ và bốn giải pháp trong nghị quyết đã được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố chỉ đạo quyết liệt, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương. Nhờ vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả bước đầu.

z5482468446869_62cd8a53a0964388db36aef28bca9e7a.jpg
Thành phố Thanh Hóa xây dựng nét văn hóa “nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện”.

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng nét văn hóa và phong cách người dân thành phố theo hướng phát triển toàn diện với ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương; sống có đạo đức, nhân cách và đời sống văn hoá lành mạnh; có trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, Đảng bộ thành phố đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người thành phố văn minh, thân thiện. Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy thành phố Thanh Hóa đã quán triệt, triển khai các chương trình, đề án, dự án trọng điểm mà đặc biệt là Chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, trọng tâm là cuộc vận động “người dân thành phố Thanh Hóa nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện” với 11 nội dung thông điệp cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị, kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm đã góp phần hình thành nên những chuẩn mực văn hóa, văn minh mới trong đời sống xã hội của người dân thành phố. Các phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động được MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hiệu quả, nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.

Các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố tăng cường chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 33 và Nghị quyết số 29-NQ/TW về  “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Trường học đã dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, triển khai thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, nghề phổ thông. Năm 2022 thành phố xuất bản cuốn tài liệu: Giáo dục truyền truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa, cuốn sách là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường trên địa bàn thành phố; năm 2020, thành phố hoàn thành 2 phòng truyền thống: phòng truyền thống Thành ủy và phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An, nơi đây trưng bày hàng trăm đầu sách, hiện vật, là địa chỉ đỏ để các nhà trường tổ chức cho các em học sinh thăm quan thực tế, gắn bài giảng với tìm hiểu về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương, đất nước; các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, ngày càng được chú trọng.

Cùng với việc xây dựng và phát triển con người, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh được các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ giữa xây dựng mới với cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các khu đô thị cũ trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy tối đa các nhân tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa - xã hội sẵn có.

Hiện toàn thành phố gần 1.000 công viên, sân bóng bàn, sân cầu lông, bóng chuyền, sân vận động đủ kích thước và các sân chơi bãi tập, thư viện tư nhân... (do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư) cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, vui chơi, giải trí cho người dân trên địa bàn. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ quần chúng luôn được quan tâm đầu tư, nhiều chương trình nghệ thuật đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố và các địa phương. Nhiều tiết mục, vở diễn đoạt giải cao tại các kỳ liên hoan toàn tỉnh; xây dựng nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc biểu diễn giao lưu, giới thiệu văn hóa chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của tỉnh, thành phố và đất nước.

Bên cạnh đó, thành phố thường xuyên trùng tu, tu bổ, tôn tạo phát huy các giá trị di tích được xếp hạng. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa được tăng cường, cùng với hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố các phường, xã đã huy động sự đóng góp của Nhân dân và nguồn cân đối của địa phương… để xây dựng nhà văn hóa phố, thôn. Tại các trường học xây dựng 146 công trình thư viên, thư viện xanh phục vụ nhu cầu học tập, đọc sách của các em học sinh trên địa bàn. Hình thành sản phẩm du lịch mới “Không gian văn hóa Hội An trong lòng thành phố”.

Việc thực hiện Nghị quyết 33 gắn với sự kế thừa và phát huy mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW các địa phương, đơn vị xây dựng từ 1 đến 2 mô hình hay, hiệu quả cụ thể, thiết thực đảm bảo thực chất, hiệu quả, là điểm nhấn của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, thiết thực để học tập và làm theo. Để có được kết quả trên, thành phố Thanh Hóa đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết 33. Từ đó, các ngành, các cấp trên địa bàn thể chế hoá bằng những việc làm cụ thể.

Ngành Văn hoá hướng dẫn lồng ghép nội dung Nghị quyết làm tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hoá, công nhận làng, khu dân cư văn hoá. Năm 2023, thành phố có 78.201/91354 gia đình văn hóa đạt 85,6%; 261/311 thô, phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa đạt 83,9%. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tốt thông điệp “kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm”, luôn gương mẫu, tận tụy với công việc, thường xuyên gần gũi với Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ.

Mặt trận Tổ quốc gắn việc thực hiện Nghị quyết vào nội dung thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Quỹ “vì người nghèo”, Camera an ninh hộ gia đình…. Liên đoàn Lao động đưa nội dung Nghị quyết vào tiêu chuẩn xét công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá. Hội phụ nữ xây dựng gia đình 5 có 3 sạch,  “5 không, 3 sạch”, mô hình tuyến đường kiểu mẫu về vệ sinh môi trường, “nữ công nhân - tôi mạnh mẽ”, “khu dân cư an toàn cho phụ nữ và trẻ em”.

Thành đoàn xây dựng các mô hình, câu lạc bộ “ đám cưới văn minh”, thanh niên tự quản đảm bảo ANTT -ATGT; “cột điện nở hoa”…Tuổi trẻ thành phố khẳng định được vai trò nòng cốt trong xây dựng hình ảnh công dân trẻ thành phố lịch thiệp, thân thiện, vì mọi người... Hội Cựu chiến binh đảm bảo an ninh trật tự, hòa giải trong cộng đồng; xây dựng và triển khai thực hiện mô hình tuyến phố kiểu mẫu về an ninh trật tự đô thị; Người nông dân thành phố thì hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh, sử dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa thân thiện với môi trường.

Doanh nhân, doanh nhân tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, coi trọng chữ “Tín”, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng xã hội; xây dựng nếp sống văn minh thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một văn minh, giàu đẹp. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hóa của thành phố. Trong nhiều năm qua, thành phố Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi văn hóa là động lực, là một trong các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển. Nhiều công trình nghệ thuật đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố như: chương trình nghệ thuật đêm giao thừa và bắn pháo hoa; trình diễn văn nghệ thư pháp; biểu diễn võ thuật; thi đấu cờ người; đêm thơ nguyên tiêu, tuần văn hóa TP Thanh Hóa - Tp Hội An… được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và thu hút hàng vạn lượt người tham gia.

Đặc biệt, việc huy động các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế, công trình văn hóa được thành phố chú trọng. Từ 2014 đến nay, thành phố đã hỗ trợ kinh phí cho 137 phố, thôn xây dựng nhà văn hóa với số tiền 9,2 tỷ đồng. Xây dựng Đề án “khôi phục bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi, trò diễn dân gian trên địa bàn thành phố”, từng bước khôi phục nhiều trò chơi, trò diễn dân gian mang bản sắc dân tộc. Cùng với duy trì 2 lễ hội cấp thành phố, các phường, xã duy trì và bảo tồn nhiều lễ hội, gắn với tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian  gắn với phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương.

Đối với các mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, đã được thành phố triển khai thực hiện hiệu quả, 88/170 cơ quan, đơn vị trường học đạt danh hiệu kiểu mẫu; 72/145 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa.Đối với 06 nhiệm vụ của Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, được thành phố  triển khai thực hiện tốt và đi đầu trong các mặt công tác như: giáo dục - đào tạo, khoa học -  công nghệ, y tế, dân số - gia đình, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, công tác giảm nghèo bền vững, phòng chống các tệ nạn xã hội…

Phong trào rèn luyện sức khỏe được tổ chức rộng khắp thông qua các đại hội thể dục thể thao từ thành phố đến cơ sở; phong trào thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi trong cộng đồng dân cư nhân các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của địa phương và đất nước. Toàn thành phố hiện nay có khoảng trên 53,8% dân số tham gia luyện tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên. Tỷ lệ người dân tham gia rèn luyện sức khỏe ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Văn hóa vốn được kiến tạo, bồi đắp, gìn giữ và trao truyền qua các thế hệ con người Việt Nam. Đồng thời, mang sức mạnh nội sinh to lớn mà khi phân tích đến cùng các trọng tâm, động lực và mục đích của sự phát triển, người ta không thể không tìm đến văn hóa. Chính vì lẽ đó, trong sự phát triển của thành phố Thanh Hóa hiện nay và tương lai, không thể không đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm tạo nên một trụ cột quan trọng cho phát triển bền vững.

Tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt cùng với những giải pháp đồng bộ thành phố Thanh Hóa sẽ xây dựng văn hóa và con người thành phố phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ thành phố, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Lê Thảo