Lễ hội Phủ Ái Sơn phường Đông Hải thành phố Thanh Hóa
Sáng ngày 21/4/2023 (tức 2/3 âm lịch) phường Đông Hải đã tổ chức Lễ hội truyền thống Phủ Ái Sơn năm 2023.
Nhân dân và du khách tổ chức Rước kiệu bóng Mẫu trước khi vào phần lễ hội.
Theo lịch sử: Phủ Ái Sơn được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII, thuộc phố Ái Sơn 1 phường Đông Hải thành phố Thanh Hóa nằm trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa tâm linh Phường Đông Hải, tọa lạc tại Hợp Lưu giữa dòng sông Mã Anh hùng, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa, một nhân thần giàu lòng nhân ái, trừ tà diệt ác, cứu giúp dân nghèo, phụ giúp cho triều đình chống giặc ngoại sâm bảo vệ vùng biên ải thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời bà là người Mẹ linh kiệt trong tiềm thức dân gian của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người dân nước Việt đã phong bà là Mẫu Nghi Thiên Hạ, với ước nguyện thánh mẫu giúp cho “Thiên Hạ Thái Bình-Quốc Thái Dân An - Phong Đăng Hòa Cốc”. Thánh Mẫu Liễu Hạnh in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 16 Mẫu Liễu Hạnh là một biểu tượng sinh động trong cuộc sống hằng ngày, nhưng lại rất linh thiêng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Trong tiềm thức, Bà là Tiên nên có phép Tiên, là Phật nên mang tư tưởng Phật, là Mẫu nên có phẩm chất của người Mẹ, là Thánh nên Linh Thiêng, là con nhà gia thế cho nên được học hành thông kinh sử, giỏi đàn ca và thơ phú. Trong bà có đức hiếu nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo. Chính bởi vậy Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình tượng, là một trong Tứ Bất Tử, Là Mẫu Nghi Thiên Hạ đã được nhắn nhủ, giáo dục chúng ta từ bao đời: “Tháng tám giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ”.
Đại biểu và Nhân dân tham dự lễ hội.
Màn trống hội tại buổi lễ.
Để tưởng nhớ công lao, nhân dân lập nên ngôi Phủ thờ ngay tại vị trí xưa kia Bà hay lui tới. Vào thời Nguyễn, sau khi xem xét công trạng của Bách Thần trong cả nước Triều Đình đã phong mệnh Ấn Bảo cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh và lập Phủ thờ Mẫu, giao cho nhân dân vùng Ái Sơn chăm nom, thờ Phụng, tôn tạo, hương khói thường xuyên trong Đền, tỏ lòng tôn kính, biết ơn với vị Thánh Mẫu linh thiêng trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Từ một ngôi đền nhỏ bên bờ sông Mã Anh Hùng gồm 3 gian nhà luồng với tổng diện tích 64m2, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay Phủ Mẫu Ái Sơn được mở rộng lên 1.085m2 gồm 9 gian thờ chính: Cung Cấm, Cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ban thờ Công Đồng, Đức Trần Triều, Đức Vua Cha Ngọc Hoàng và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu Bà Đệ Nhị Sơn Trang, các quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan Lớn thủ đền và Động Sơn Trang…Cảnh quan Phủ ngày càng được trùng tu, tôn tạo xanh, sạch, đẹp.
Hai giá hầu “Ông Hoàng Mười” và “Cô Bé thượng ngàn” được loan giá để lại nhiều ấn tượng dư âm về sự thiêng liêng của Canh hầu trong “Lễ nghi đạo Mẫu”.
Hàng năm Phủ Ái Sơn được tổ chức lễ hội vào ngày 02/03 âm lịch. Mỗi năm, Phủ Ái Sơn đón hàng trăm lượt khách thập phương đến thăm quan, thắp hương cầu tài, cầu lộc, phát tâm công đức đóng góp xây dựng phủ ngày một khang trang. Đồng thời tích cực hưởng tham gia công tác từ thiện nhân đạo với tổng số tiền hàng chục triệu đồng.
Lễ hội được diễn ra từ ngày 1 đến 3/3 âm lịch với các hoạt động Rước kiệu bóng mẫu và các hoạt động văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam.
Thanh Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa tưng bừng cờ hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
30/04/2025 00:00:00 -
Hân hoan niềm tự hào dân tộc
30/04/2025 00:00:00 -
Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá thăm, tặng quà gia đình người có công trên địa bàn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
28/04/2025 00:00:00 -
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
28/04/2025 00:00:00
Lễ hội Phủ Ái Sơn phường Đông Hải thành phố Thanh Hóa
Sáng ngày 21/4/2023 (tức 2/3 âm lịch) phường Đông Hải đã tổ chức Lễ hội truyền thống Phủ Ái Sơn năm 2023.
Nhân dân và du khách tổ chức Rước kiệu bóng Mẫu trước khi vào phần lễ hội.
Theo lịch sử: Phủ Ái Sơn được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII, thuộc phố Ái Sơn 1 phường Đông Hải thành phố Thanh Hóa nằm trong quần thể di tích lịch sử, văn hóa tâm linh Phường Đông Hải, tọa lạc tại Hợp Lưu giữa dòng sông Mã Anh hùng, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa, một nhân thần giàu lòng nhân ái, trừ tà diệt ác, cứu giúp dân nghèo, phụ giúp cho triều đình chống giặc ngoại sâm bảo vệ vùng biên ải thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời bà là người Mẹ linh kiệt trong tiềm thức dân gian của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người dân nước Việt đã phong bà là Mẫu Nghi Thiên Hạ, với ước nguyện thánh mẫu giúp cho “Thiên Hạ Thái Bình-Quốc Thái Dân An - Phong Đăng Hòa Cốc”. Thánh Mẫu Liễu Hạnh in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 16 Mẫu Liễu Hạnh là một biểu tượng sinh động trong cuộc sống hằng ngày, nhưng lại rất linh thiêng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Trong tiềm thức, Bà là Tiên nên có phép Tiên, là Phật nên mang tư tưởng Phật, là Mẫu nên có phẩm chất của người Mẹ, là Thánh nên Linh Thiêng, là con nhà gia thế cho nên được học hành thông kinh sử, giỏi đàn ca và thơ phú. Trong bà có đức hiếu nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo. Chính bởi vậy Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình tượng, là một trong Tứ Bất Tử, Là Mẫu Nghi Thiên Hạ đã được nhắn nhủ, giáo dục chúng ta từ bao đời: “Tháng tám giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ”.
Đại biểu và Nhân dân tham dự lễ hội.
Màn trống hội tại buổi lễ.
Để tưởng nhớ công lao, nhân dân lập nên ngôi Phủ thờ ngay tại vị trí xưa kia Bà hay lui tới. Vào thời Nguyễn, sau khi xem xét công trạng của Bách Thần trong cả nước Triều Đình đã phong mệnh Ấn Bảo cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh và lập Phủ thờ Mẫu, giao cho nhân dân vùng Ái Sơn chăm nom, thờ Phụng, tôn tạo, hương khói thường xuyên trong Đền, tỏ lòng tôn kính, biết ơn với vị Thánh Mẫu linh thiêng trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Từ một ngôi đền nhỏ bên bờ sông Mã Anh Hùng gồm 3 gian nhà luồng với tổng diện tích 64m2, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến nay Phủ Mẫu Ái Sơn được mở rộng lên 1.085m2 gồm 9 gian thờ chính: Cung Cấm, Cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ban thờ Công Đồng, Đức Trần Triều, Đức Vua Cha Ngọc Hoàng và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu Bà Đệ Nhị Sơn Trang, các quan Hoàng Bảy, Hoàng Mười, Quan Lớn thủ đền và Động Sơn Trang…Cảnh quan Phủ ngày càng được trùng tu, tôn tạo xanh, sạch, đẹp.
Hai giá hầu “Ông Hoàng Mười” và “Cô Bé thượng ngàn” được loan giá để lại nhiều ấn tượng dư âm về sự thiêng liêng của Canh hầu trong “Lễ nghi đạo Mẫu”.
Hàng năm Phủ Ái Sơn được tổ chức lễ hội vào ngày 02/03 âm lịch. Mỗi năm, Phủ Ái Sơn đón hàng trăm lượt khách thập phương đến thăm quan, thắp hương cầu tài, cầu lộc, phát tâm công đức đóng góp xây dựng phủ ngày một khang trang. Đồng thời tích cực hưởng tham gia công tác từ thiện nhân đạo với tổng số tiền hàng chục triệu đồng.
Lễ hội được diễn ra từ ngày 1 đến 3/3 âm lịch với các hoạt động Rước kiệu bóng mẫu và các hoạt động văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam.
Thanh Xuân