Mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu góp phần bảo vệ môi trường
Thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh của BTV Tỉnh đoàn Thanh Hóa, thời gian qua, Thành đoàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu trong các liên đội trường học và địa bàn khu dân cư. Qua đó không chỉ phát huy tinh thần tương thân tương ái mà còn góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh và người dân .
Các em học sinh và Đoàn viên thanh niên trường THCS Đông Hương đang phân loại phế liệu
Từ khi “ngôi nhà thu gom phế liệu” được Liên đội trường THCS Đông Hương phát động quyên góp thành lập, học sinh trong trường THCS Đông Hương đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Sau mỗi giờ học, các em dọn vệ sinh lớp và đã biết thu gom những tờ giấy phế liệu dồn lại để bỏ vào “ngôi nhà phế liệu”. Nhiều học sinh trong trường cũng đã biết gom đồ phế liệu từ nhà có thể tái chế được đem đến trường để bỏ vào “Ngôi nhà phế liệu”. Khi ngôi nhà phế liệu đã đựng đầy đồ phế liệu, Đoàn trường lại tổ chức cho các em học sinh tập trung phân loại và bán. Số tiền có được từ việc thu gom và bán phế liệu được Đoàn trường giao cho Đoàn phường để tạo thành quỹ hỗ trợ cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Việc làm này không chỉ giúp các em nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường mà còn đem lại ý nghĩa thiết thực, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập.
Mô hình: “Ngôi nhà thu gom phế liệu” của Đoàn TN phường Tân Sơn
Không chỉ được đặt ở trường học, ngôi nhà thu gom phế liệu còn được đặt tại các điểm công cộng, nơi có nhiều hàng quán và đông người qua lại như: Cổng ga Thanh Hóa, cổng bến xe phía Tây… “Ngôi nhà thu gom phế liệu” có vai trò tập hợp vỏ chai, các phế thải sau khi sử dụng từ người qua đường. Đến nay, sau hơn 1 năm, Thành Đoàn đã chỉ đạo các Đơn vị cơ sở xây dựng được 40 ngôi nhà thu gom phế liệu tại các trường học và địa bàn dân cư trên địa bàn thành phố. Bước đầu mô hình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giáo viên, phụ huynh, học sinh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Số tiền sau khi bán phế liệu sẽ là nguồn quỹ để các Liên đội nhà trường và Đoàn thanh niên các địa phương thực hiện các công trình măng non; thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình này đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân về thu gom, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên từ rác.
Học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng đang bỏ phế liệu thu gom được bỏ vào: “Ngôi nhà phế liệu”
Mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu đã góp phần đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả phong trào đoàn, đội trong các nhà trường, thúc đẩy thế hệ măng non, lớp trẻ tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Mô hình còn góp phần giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và người dân, vì cuộc sống xanh, sạch, đẹp./.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Đoàn Đại biểu của Tỉnh ủy Thanh Hoá, Thành ủy phố Thanh Hoá dâng hoa, dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và một số di tích lịch sử
22/01/2025 00:00:00 -
Trường Tiểu học Đông Văn tổ chức chương trình “Xuân yêu thương”
21/01/2025 00:00:00 -
Phường Quảng Thành bàn giao nhà ở theo Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ tỉnh Thanh Hóa
20/01/2025 00:00:00 -
Khánh thành nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An - TP Thanh Hóa
19/01/2025 00:00:00
Mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu góp phần bảo vệ môi trường
Thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh của BTV Tỉnh đoàn Thanh Hóa, thời gian qua, Thành đoàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu trong các liên đội trường học và địa bàn khu dân cư. Qua đó không chỉ phát huy tinh thần tương thân tương ái mà còn góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh và người dân .
Các em học sinh và Đoàn viên thanh niên trường THCS Đông Hương đang phân loại phế liệu
Từ khi “ngôi nhà thu gom phế liệu” được Liên đội trường THCS Đông Hương phát động quyên góp thành lập, học sinh trong trường THCS Đông Hương đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. Sau mỗi giờ học, các em dọn vệ sinh lớp và đã biết thu gom những tờ giấy phế liệu dồn lại để bỏ vào “ngôi nhà phế liệu”. Nhiều học sinh trong trường cũng đã biết gom đồ phế liệu từ nhà có thể tái chế được đem đến trường để bỏ vào “Ngôi nhà phế liệu”. Khi ngôi nhà phế liệu đã đựng đầy đồ phế liệu, Đoàn trường lại tổ chức cho các em học sinh tập trung phân loại và bán. Số tiền có được từ việc thu gom và bán phế liệu được Đoàn trường giao cho Đoàn phường để tạo thành quỹ hỗ trợ cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Việc làm này không chỉ giúp các em nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường mà còn đem lại ý nghĩa thiết thực, giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập.
Mô hình: “Ngôi nhà thu gom phế liệu” của Đoàn TN phường Tân Sơn
Không chỉ được đặt ở trường học, ngôi nhà thu gom phế liệu còn được đặt tại các điểm công cộng, nơi có nhiều hàng quán và đông người qua lại như: Cổng ga Thanh Hóa, cổng bến xe phía Tây… “Ngôi nhà thu gom phế liệu” có vai trò tập hợp vỏ chai, các phế thải sau khi sử dụng từ người qua đường. Đến nay, sau hơn 1 năm, Thành Đoàn đã chỉ đạo các Đơn vị cơ sở xây dựng được 40 ngôi nhà thu gom phế liệu tại các trường học và địa bàn dân cư trên địa bàn thành phố. Bước đầu mô hình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ giáo viên, phụ huynh, học sinh và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Số tiền sau khi bán phế liệu sẽ là nguồn quỹ để các Liên đội nhà trường và Đoàn thanh niên các địa phương thực hiện các công trình măng non; thăm hỏi, tặng quà, trao học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Mô hình này đã góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhân dân về thu gom, phân loại rác thải để bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên từ rác.
Học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng đang bỏ phế liệu thu gom được bỏ vào: “Ngôi nhà phế liệu”
Mô hình Ngôi nhà thu gom phế liệu đã góp phần đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả phong trào đoàn, đội trong các nhà trường, thúc đẩy thế hệ măng non, lớp trẻ tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Mô hình còn góp phần giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và người dân, vì cuộc sống xanh, sạch, đẹp./.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa