Khuyến cáo trong công tác PCCC
Vừa qua trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy xảy ra lúc 23h đêm 12/9 tại chung cư mini số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đến 5h ngày 13/9, thống kê sơ bộ, đã cứu hộ trên 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó có người đã tử vong. Đây là vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng. Hỏa hoạn không chừa một ai, nó xảy ra bất kỳ lúc nào, bất kể mưa nắng, dù biệt thự, nhà phố hay chung cư các lực lượng chức năng vẫn luôn khuyến cáo:
Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng,. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín. Khuyến cáo không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay...để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng,... Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi phải thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…; tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - theo số máy 114.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa ra quân tuyên truyền phòng chống vi phạm pháp luật về pháo, phòng chống cháy nổ, bảo đảm ANTT, ATGT dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
15/01/2025 00:00:00 -
Phát động phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo, phòng chống cháy nổ bảo đảm ANTT, ATGT Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
15/01/2025 00:00:00 -
Phường Ba Đình triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân đón Tết
15/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tăng cường đảm bảo ANTT - ATGT – PCCC dịp Tết Nguyên đán
15/01/2025 00:00:00
Khuyến cáo trong công tác PCCC
Vừa qua trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy. Nghiêm trọng nhất là vụ cháy xảy ra lúc 23h đêm 12/9 tại chung cư mini số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đến 5h ngày 13/9, thống kê sơ bộ, đã cứu hộ trên 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó có người đã tử vong. Đây là vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng. Hỏa hoạn không chừa một ai, nó xảy ra bất kỳ lúc nào, bất kể mưa nắng, dù biệt thự, nhà phố hay chung cư các lực lượng chức năng vẫn luôn khuyến cáo:
Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng,. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín. Khuyến cáo không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m. Lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay...để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng,... Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi phải thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…; tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - theo số máy 114.
Thu Hiền