Các trường mầm non tuyên truyền an toàn giao thông cho trẻ

Ngày 30/09/2024 00:00:00

Tai nạn giao thông là việc không ai mong muốn, thế nhưng nó lại đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các trẻ ở độ tuổi mầm non. Chính vì vậy, cùng với nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông cho mọi người nói chung, làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đối với trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

 z5880458110559_e65d63003a77e7183c432bc1d4816e53.jpg

Một tiết học ngoại khóa về an toàn giao thông trên mô hình tại trường mầm non Hoằng Long.

Hiện nay để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả nhất, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ mô hình xây dựng cổng trường an toàn giao thông: Ngay từ cổng trường, những tấm pano, áp phích tuyên truyền về luật giao thông đường bộ được treo để cha mẹ đưa, đón trẻ quan sát, có ý thức chấp hành. Nhiều nhà trường tận dụng hai bên cổng trường xây dựng khu vực để xe cho cha mẹ khi đưa đón con. Đồng thời hướng dẫn khi đưa đón trẻ phải để xe đúng nơi quy định, sau đó đi bộ vào sân trường để đưa đón trẻ; đặc biệt là trẻ cũng biết được các khu để xe của bố mẹ khi đưa, đón trẻ tại trường, để cùng bố mẹ thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường. Tuyên truyền tới cha mẹ, trẻ đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe máy.

z5880458133585_8d25a83c65e1449edf7e9f3d6fe65fc5.jpg
Trường mầm non Bình Minh tuyên truyền an toàn giao thông cho trẻ bằng hoạt động góc.

Để nội dung giáo dục an toàn giao thông được triển khai thực hiện có hiệu quả, các trường  mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em về thực hiện An toàn giao thông. Việc truyền thông được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: Thông qua loa phát thanh của nhà trường trong các giờ đón và trả trẻ, thông qua các hình ảnh tuyên truyền được treo tại khuôn viên nhà trường, các nhóm, lớp học. Các nhà trường cũng thường xuyên tìm hiểu và sưu tầm các khẩu hiệu hay, có ý nghĩa tuyên truyền treo tại các khu vực để trẻ, cha mẹ trẻ và nhân dân dễ dàng nhìn thấy.

z5880458102186_df54bda62bc4f9098e901af10e43c47e.jpg

Ngoài việc làm tốt công tuyên truyền nhà trường xác định thêm một nội dung trọng tâm nữa trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, đó là: nội dung, hình thức, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, giáo viên, cha mẹ trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp để ở độ tuổi nào trẻ cũng có thể học tập và có nhu cầu học tập, thoải mãn được nhu cầu của trẻ. Một số nội dung cần cho trẻ tìm hiểu như: cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc; cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông; cho trẻ tham gia trải nghiệm về ATGT tại nơi mình sống…Nhiều trường mầm non đã thiết kế “Khu chơi giao thông” để trẻ được trải nghiệm thú vị: khi thì làm chú công an hướng dẫn giao thông; khi thì làm chú tài xế nhỏ chạy trên đường tuân thủ Luật giao thông; khi thì đi bộ phải đi trên vỉa hè, qua đường phải đi qua vạch mức dành cho người đi bộ, phải đi đúng làn đường, tuân thủ theo đúng tín hiệu đèn giao thông, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, biết được một số biển báo giao thông như: Biển báo đường cấm, biển báo cấm xe ô tô, biển báo rẽ trái, rẽ phải, biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo dành cho người đi bộ, … 

z5880458126463_37a8f4b5952c23f58191dd8c351b8aab.jpg

Có thể khẳng định rằng, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là điều cần thiết, đòi hỏi giáo viên, cha mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng, tỉ mỉ, khơi gợi ý thích từ trong tiềm năng của trẻ. Đặc biệt chú ý không cấm trẻ tham gia giao thông, hãy giáo dục để trẻ tham gia giao thông an toàn, tuân thủ theo quy định pháp luật. Hình thành ở cha mẹ trẻ em, nhân dân trên địa bàn về văn hóa đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông theo đúng nghĩa “Chấp hành luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người”.

 

Thu Hiền

Các trường mầm non tuyên truyền an toàn giao thông cho trẻ

Đăng lúc: 30/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Tai nạn giao thông là việc không ai mong muốn, thế nhưng nó lại đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là các trẻ ở độ tuổi mầm non. Chính vì vậy, cùng với nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông cho mọi người nói chung, làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đối với trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

 z5880458110559_e65d63003a77e7183c432bc1d4816e53.jpg

Một tiết học ngoại khóa về an toàn giao thông trên mô hình tại trường mầm non Hoằng Long.

Hiện nay để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả nhất, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ mô hình xây dựng cổng trường an toàn giao thông: Ngay từ cổng trường, những tấm pano, áp phích tuyên truyền về luật giao thông đường bộ được treo để cha mẹ đưa, đón trẻ quan sát, có ý thức chấp hành. Nhiều nhà trường tận dụng hai bên cổng trường xây dựng khu vực để xe cho cha mẹ khi đưa đón con. Đồng thời hướng dẫn khi đưa đón trẻ phải để xe đúng nơi quy định, sau đó đi bộ vào sân trường để đưa đón trẻ; đặc biệt là trẻ cũng biết được các khu để xe của bố mẹ khi đưa, đón trẻ tại trường, để cùng bố mẹ thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường. Tuyên truyền tới cha mẹ, trẻ đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe máy.

z5880458133585_8d25a83c65e1449edf7e9f3d6fe65fc5.jpg
Trường mầm non Bình Minh tuyên truyền an toàn giao thông cho trẻ bằng hoạt động góc.

Để nội dung giáo dục an toàn giao thông được triển khai thực hiện có hiệu quả, các trường  mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa tiếp tục tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em về thực hiện An toàn giao thông. Việc truyền thông được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: Thông qua loa phát thanh của nhà trường trong các giờ đón và trả trẻ, thông qua các hình ảnh tuyên truyền được treo tại khuôn viên nhà trường, các nhóm, lớp học. Các nhà trường cũng thường xuyên tìm hiểu và sưu tầm các khẩu hiệu hay, có ý nghĩa tuyên truyền treo tại các khu vực để trẻ, cha mẹ trẻ và nhân dân dễ dàng nhìn thấy.

z5880458102186_df54bda62bc4f9098e901af10e43c47e.jpg

Ngoài việc làm tốt công tuyên truyền nhà trường xác định thêm một nội dung trọng tâm nữa trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, đó là: nội dung, hình thức, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, giáo viên, cha mẹ trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp để ở độ tuổi nào trẻ cũng có thể học tập và có nhu cầu học tập, thoải mãn được nhu cầu của trẻ. Một số nội dung cần cho trẻ tìm hiểu như: cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc; cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thông; cho trẻ tham gia trải nghiệm về ATGT tại nơi mình sống…Nhiều trường mầm non đã thiết kế “Khu chơi giao thông” để trẻ được trải nghiệm thú vị: khi thì làm chú công an hướng dẫn giao thông; khi thì làm chú tài xế nhỏ chạy trên đường tuân thủ Luật giao thông; khi thì đi bộ phải đi trên vỉa hè, qua đường phải đi qua vạch mức dành cho người đi bộ, phải đi đúng làn đường, tuân thủ theo đúng tín hiệu đèn giao thông, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, biết được một số biển báo giao thông như: Biển báo đường cấm, biển báo cấm xe ô tô, biển báo rẽ trái, rẽ phải, biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo dành cho người đi bộ, … 

z5880458126463_37a8f4b5952c23f58191dd8c351b8aab.jpg

Có thể khẳng định rằng, giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là điều cần thiết, đòi hỏi giáo viên, cha mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng, tỉ mỉ, khơi gợi ý thích từ trong tiềm năng của trẻ. Đặc biệt chú ý không cấm trẻ tham gia giao thông, hãy giáo dục để trẻ tham gia giao thông an toàn, tuân thủ theo quy định pháp luật. Hình thành ở cha mẹ trẻ em, nhân dân trên địa bàn về văn hóa đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông theo đúng nghĩa “Chấp hành luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người”.

 

Thu Hiền