Cần đẩy mạnh hoạt động của mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Ngày 27/11/2023 00:00:00

Để các khu công nghiệp (KCN) trở thành môi trường đầu tư an toàn cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trong thu hút vốn đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm… rất cần những giải pháp căn cơ trong quản lý, bảo đảm an ninh - trật tự (ANTT) tại các khu công nghiệp trong tình hình mới, nhất là tại các doanh nghiệp FDI.

 IMG_7199.JPG

Lễ ra mắt mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp Lê Môn. (Nguồn Báo Thanh Hóa)

Thành phố Thanh Hóa có 03 Khu công nghiệp (gồm: KCN Hoàng Long, KCN Lễ Môn, KCN Tây Bắc Ga) với 316 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tạo việc làm cho khoảng 63.000 người. Trong đó, có 24 doanh nghiệp FDITrước năm 2017, tại một số doanh nghiệp FDI thường xuyên xảy ra các vụ việc gây phức tạp tình hình ANTT tại doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Thanh Hóa. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đình công, ngừng việc tập thể của công nhân là do các doanh nghiệp thực hiện chưa đúng, chưa đủ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; điều kiện làm việc của công nhân không đảm bảo; thái độ ứng xử của một bộ phận cán bộ, chủ quản đối với công nhân chưa đúng mực gây mâu thuẫn, bức xúc cho công nhân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và các loại tội phạm thường xuyên lợi dụng triệt để lực lượng công nhân để kích động, tập trung đông người và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây phức tạp về ANTT, ảnh hưởng trực tiếp an ninh, an toàn các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến chính sách kêu gọi đầu tư của Đảng, Nhà nước ta.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Công an thành phố Thanh Hóa đã nghiên cứu, đánh giá và chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa, UBND thành phố chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 06/6/2017, Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP. Thanh Hóa và Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp ký Quy chế phối hợp số 908 về việc phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân, đảm bảo ANTT và xây dựng, ra mắt  mô hình “Tổ an ninh công nhân”  trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Thanh Hóa.

Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Mô hình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tham gia tích cực trong công tác điều tra phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc đình công, ngừng việc tập thể của công nhângóp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.  Đến nay, thành phố đã xây dựng được 31 “Tổ an ninh công nhân” với  134 thành viên/70 phân xưởng, thuộc 24 doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Việc ra mắt Mô hình đã tạo được sự lan tỏa trong công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đồng thời nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy, đảng, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng công nhân.

Thời gian qua, 31 “Tổ an ninh công nhân” đã tổ chức 565 buổi tuyên truyền, vận động công nhân chấp hành  chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách  pháp luật của Nhà nước, nội quy doanh nghiệp và các quy định của địa phương nơi cư trú; bên cạnh đó các Tổ an ninh công nhân đã thông qua các trang mạng xã hội như: zalo, facebook và các buổi sinh hoạt trực tiếp do doanh nghiệp tổ chức để lồng ghép các nội dung tuyên truyền. Đến nay, 100% công nhân tại 70 phân xưởng, thuộc 24 doanh nghiệp FDI trên địa bàn có “Tổ an ninh công nhân”  đã ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung về ANTT.

Từ khi thành lập đến nay, mô hình “Tổ an ninh công nhân” đã cung cấp hàng trăm tin có giá trị liên quan đến ANTT, trong đó có 14 tin có giá trị liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn đình công, ngừng việc tập thể của công nhân tại các doanh nghiệp để các lực lượng chức năng phối hợp với doanh nghiệp giải quyết, do đó đã ngăn chặn được nhiều vụ đình công, ngừng việc tập thể phức tạp của công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid - 19, các thành viên “Tổ an ninh công nhân” đã tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp, tích cực hỗ trợ BCĐ phòng chống dịch thành phố Thanh Hóa tại các KCN trong việc kịp thời phát hiện, rà soát, cách ly đối với F0, F1, F2, không để đại dịch lây lan rộng tại doanh nghiệp.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ An ninh công nhân, trong thời gian tới, thành phố Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công nhân, đảm bảo ANTT trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Thanh HóaKiện toàn Mô hình “Tổ An ninh công nhân và tiểu ban chỉ đạo mô hình trong các Doanh nghiệp FDI; sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân và đảm bảo ANTT trong các Doanh nghiệp FDItiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong các doanh nghiệp FDI có đông công nhân cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo của các Doanh nghiệp FDI trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Mô hình; Thường xuyên quan tâm đến chế độ, chính sách cho thành viên “Tổ an ninh công nhân” để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ góp phần đảm bảo ANTT tại doanh nghiệp; đồng thời tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng với thành viên “Tổ an ninh công nhân” để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình; ứng dụng thành tựu khoa học của thời đại 4.0 vào việc xây dựng mối liên hệ giữa các lực lượng chức năng với thành viên “Tổ an ninh công nhân” từ đó góp phần đảm bảo ANTT tại địa bàn doanh nghiệp nói riêng và địa bàn các khu công nghiệp nói chung.

 

Thu Hiền

Cần đẩy mạnh hoạt động của mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 27/11/2023 00:00:00 (GMT+7)

Để các khu công nghiệp (KCN) trở thành môi trường đầu tư an toàn cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trong thu hút vốn đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm… rất cần những giải pháp căn cơ trong quản lý, bảo đảm an ninh - trật tự (ANTT) tại các khu công nghiệp trong tình hình mới, nhất là tại các doanh nghiệp FDI.

 IMG_7199.JPG

Lễ ra mắt mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp Lê Môn. (Nguồn Báo Thanh Hóa)

Thành phố Thanh Hóa có 03 Khu công nghiệp (gồm: KCN Hoàng Long, KCN Lễ Môn, KCN Tây Bắc Ga) với 316 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tạo việc làm cho khoảng 63.000 người. Trong đó, có 24 doanh nghiệp FDITrước năm 2017, tại một số doanh nghiệp FDI thường xuyên xảy ra các vụ việc gây phức tạp tình hình ANTT tại doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Thanh Hóa. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đình công, ngừng việc tập thể của công nhân là do các doanh nghiệp thực hiện chưa đúng, chưa đủ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; điều kiện làm việc của công nhân không đảm bảo; thái độ ứng xử của một bộ phận cán bộ, chủ quản đối với công nhân chưa đúng mực gây mâu thuẫn, bức xúc cho công nhân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và các loại tội phạm thường xuyên lợi dụng triệt để lực lượng công nhân để kích động, tập trung đông người và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây phức tạp về ANTT, ảnh hưởng trực tiếp an ninh, an toàn các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến chính sách kêu gọi đầu tư của Đảng, Nhà nước ta.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Công an thành phố Thanh Hóa đã nghiên cứu, đánh giá và chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa, UBND thành phố chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 06/6/2017, Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy TP. Thanh Hóa và Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp ký Quy chế phối hợp số 908 về việc phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân, đảm bảo ANTT và xây dựng, ra mắt  mô hình “Tổ an ninh công nhân”  trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Thanh Hóa.

Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Mô hình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tham gia tích cực trong công tác điều tra phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ việc đình công, ngừng việc tập thể của công nhângóp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.  Đến nay, thành phố đã xây dựng được 31 “Tổ an ninh công nhân” với  134 thành viên/70 phân xưởng, thuộc 24 doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Việc ra mắt Mô hình đã tạo được sự lan tỏa trong công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đồng thời nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy, đảng, chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và lực lượng công nhân.

Thời gian qua, 31 “Tổ an ninh công nhân” đã tổ chức 565 buổi tuyên truyền, vận động công nhân chấp hành  chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách  pháp luật của Nhà nước, nội quy doanh nghiệp và các quy định của địa phương nơi cư trú; bên cạnh đó các Tổ an ninh công nhân đã thông qua các trang mạng xã hội như: zalo, facebook và các buổi sinh hoạt trực tiếp do doanh nghiệp tổ chức để lồng ghép các nội dung tuyên truyền. Đến nay, 100% công nhân tại 70 phân xưởng, thuộc 24 doanh nghiệp FDI trên địa bàn có “Tổ an ninh công nhân”  đã ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung về ANTT.

Từ khi thành lập đến nay, mô hình “Tổ an ninh công nhân” đã cung cấp hàng trăm tin có giá trị liên quan đến ANTT, trong đó có 14 tin có giá trị liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn đình công, ngừng việc tập thể của công nhân tại các doanh nghiệp để các lực lượng chức năng phối hợp với doanh nghiệp giải quyết, do đó đã ngăn chặn được nhiều vụ đình công, ngừng việc tập thể phức tạp của công nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid - 19, các thành viên “Tổ an ninh công nhân” đã tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp, tích cực hỗ trợ BCĐ phòng chống dịch thành phố Thanh Hóa tại các KCN trong việc kịp thời phát hiện, rà soát, cách ly đối với F0, F1, F2, không để đại dịch lây lan rộng tại doanh nghiệp.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ An ninh công nhân, trong thời gian tới, thành phố Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công nhân, đảm bảo ANTT trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Thanh HóaKiện toàn Mô hình “Tổ An ninh công nhân và tiểu ban chỉ đạo mô hình trong các Doanh nghiệp FDI; sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân và đảm bảo ANTT trong các Doanh nghiệp FDItiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình “Tổ an ninh công nhân” trong các doanh nghiệp FDI có đông công nhân cho phù hợp với tình hình thực tế.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo của các Doanh nghiệp FDI trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Mô hình; Thường xuyên quan tâm đến chế độ, chính sách cho thành viên “Tổ an ninh công nhân” để họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ góp phần đảm bảo ANTT tại doanh nghiệp; đồng thời tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng với thành viên “Tổ an ninh công nhân” để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình; ứng dụng thành tựu khoa học của thời đại 4.0 vào việc xây dựng mối liên hệ giữa các lực lượng chức năng với thành viên “Tổ an ninh công nhân” từ đó góp phần đảm bảo ANTT tại địa bàn doanh nghiệp nói riêng và địa bàn các khu công nghiệp nói chung.

 

Thu Hiền