Đa dạng thị trường hàng hóa phục vụ Tết trung thu
Còn 1 tuần nữa đến Tết Trung thu, thời điểm này thị trường hàng hóa phục vụ Tết trung thu đã khá sôi động. Trên đường phố, cửa hàng, siêu thị, các cơ sở sản xuất bành trung thu truyền thống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã trưng bày nhiều sản phẩm như bánh trung thu, lồng đèn, đồ chơi... đa dạng, đủ sắc màu.
Thời điểm này, tại nhiều tuyến phố, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có rất nhiều hàng kinh doanh, buôn bán bánh trung thu của nhiều thương hiệu, như: Bibica, Kinh Đô, Hữu Nghị… Ngoài chất lượng, bánh trung thu năm nay tiếp tục có nhiều “đột phá” về mẫu mã, hình thức cho người tiêu dùng lựa chọn.
Ngoài ra, vào dịp Tết Trung thu, các thương hiệu bánh gia truyền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã chủ động đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Cùng với bánh nướng, bánh dẻo, nhiều đơn vị đã đưa ra nhiều loại sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống đã từng bước đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản xuất bánh; nâng cấp, cải tạo khu sản xuất, chế biến, để đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thông tin về sản phẩm như định lượng, thành phần, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở sản xuất...cũng đã được công bố đầy đủ, rõ ràng trên tem, nhãn. Nhằm đưa bánh đến tay người tiêu dùng, ngoài phương thức bán hàng truyền thống, các cơ sở sản xuất đã giới thiệu sản phẩm bánh qua zalo, Facebook, website…để người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá sản phẩm một cách công khai, công tâm.
Năm nay, do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng, nên giá nguyên vật liệu làm bánh tăng so với mọi năm từ 10 đến 20%, Giá mỗi chiếc bánh trung thu cũng được điều chỉnh ở mức vừa phải trung bình từ 30 – 70 nghìn đồng/chiếc, các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống vừa phải giữ ổn định thị trường, giá thành sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể thấy, thị trường các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu năm nay đã có sự thay đổi rõ rệt so với mọi năm. Việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm đã kích thích cũng như đáp ứng được nhu cầu mua sắm dịp Tết Trung thu của người dân. Tuy nhiên, việc để có một mùa Trung thu thật ý nghĩa, an toàn, người dân cũng cần lựa chọn cho mình những dòng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua các sản phẩm bánh kẹo, đồ chơi trôi nổi trên thị trường để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00 -
LĐLĐ thành phố Thanh Hóa tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2024
19/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh tại lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00
Đa dạng thị trường hàng hóa phục vụ Tết trung thu
Còn 1 tuần nữa đến Tết Trung thu, thời điểm này thị trường hàng hóa phục vụ Tết trung thu đã khá sôi động. Trên đường phố, cửa hàng, siêu thị, các cơ sở sản xuất bành trung thu truyền thống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã trưng bày nhiều sản phẩm như bánh trung thu, lồng đèn, đồ chơi... đa dạng, đủ sắc màu.
Thời điểm này, tại nhiều tuyến phố, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có rất nhiều hàng kinh doanh, buôn bán bánh trung thu của nhiều thương hiệu, như: Bibica, Kinh Đô, Hữu Nghị… Ngoài chất lượng, bánh trung thu năm nay tiếp tục có nhiều “đột phá” về mẫu mã, hình thức cho người tiêu dùng lựa chọn.
Ngoài ra, vào dịp Tết Trung thu, các thương hiệu bánh gia truyền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã chủ động đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Cùng với bánh nướng, bánh dẻo, nhiều đơn vị đã đưa ra nhiều loại sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống đã từng bước đầu tư máy móc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản xuất bánh; nâng cấp, cải tạo khu sản xuất, chế biến, để đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các thông tin về sản phẩm như định lượng, thành phần, hạn sử dụng, địa chỉ cơ sở sản xuất...cũng đã được công bố đầy đủ, rõ ràng trên tem, nhãn. Nhằm đưa bánh đến tay người tiêu dùng, ngoài phương thức bán hàng truyền thống, các cơ sở sản xuất đã giới thiệu sản phẩm bánh qua zalo, Facebook, website…để người tiêu dùng lựa chọn và đánh giá sản phẩm một cách công khai, công tâm.
Năm nay, do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng, nên giá nguyên vật liệu làm bánh tăng so với mọi năm từ 10 đến 20%, Giá mỗi chiếc bánh trung thu cũng được điều chỉnh ở mức vừa phải trung bình từ 30 – 70 nghìn đồng/chiếc, các cơ sở sản xuất bánh trung thu truyền thống vừa phải giữ ổn định thị trường, giá thành sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể thấy, thị trường các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu năm nay đã có sự thay đổi rõ rệt so với mọi năm. Việc thay đổi mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm đã kích thích cũng như đáp ứng được nhu cầu mua sắm dịp Tết Trung thu của người dân. Tuy nhiên, việc để có một mùa Trung thu thật ý nghĩa, an toàn, người dân cũng cần lựa chọn cho mình những dòng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua các sản phẩm bánh kẹo, đồ chơi trôi nổi trên thị trường để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thu Hiền