Nhiều giải pháp quản lý, kiểm soát nợ quá hạn tại thành phố Thanh Hóa

Ngày 15/09/2023 00:00:00

Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 31/8/2023, tỷ lệ nợ quá hạn mà đơn vị quản lý trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là 0,3%, là đơn vị có tỷ lệ cao nhất toàn tỉnh. Để tình trạng nợ quá hạn giảm xuống còn 0,1%, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng triển khai thực hiện nhiều giải pháp để quản lý, kiểm soát nợ quá hạn.

20230909_084036.jpg
Toàn cảnh hội nghị triển khai giải pháp quản lý, kiểm soát nợ quá hạn tại phường Quảng Đông.

Tính đến này 31/8/2023, số nợ quá hạn cho vay tại phường Quảng Đông là 20.300.000 đồng với 04 hộ vay vốn, số hộ trong hạn không chấp hành trả nợ lãi hàng tháng là 12 hộ số tiền gốc 195.700.000 đồng. Đây là đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao so với các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Kết quả này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để xử lý, thu hồi nợ quá hạn, mới đây, phường Quảng Đông đã tổ chức hội nghị bàn các biện pháp quản lý, xử lý nợ quá hạn trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND phường Quảng Đông đã đề nghị các thành viên trong tổ thu hồi nợ phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác, tổ tiết kiệm và vay vốn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ; hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp, kịp thời. Đặc biệt, đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ì, các thành viên trong tổ thu hồi nợ phối hợp với tổ chức hội mời lên trụ sở UBND động viên, nhắc nhở, cho viết cam kết trả nợ… Đồng thời phối hợp với người thân trong hộ gia đình của người vay để nhờ động viên, nhắc nhở trả nợ, trả lãi đúng thời hạn. Còn đối với những hộ dân vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan sẽ được ngân hàng CSXH xem xét xử lý nợ.

Đến 31/8/2023, nợ quá hạn trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 1.256 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,30%, giảm 40 triệu đồng so với đầu tháng, tăng 7 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó: có 4 phường nợ quá hạn trên 1% (phường Phú Sơn, Đông Hải, Long Anh, Quảng Tâm; trong đó phường Đông Hải có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là 3%); 19 xã, phường có nợ quá hạn dưới 1% (Đông Sơn, Đông Thọ, Nam Ngạn, Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Đông Vệ, Tân Sơn, Ngọc Trạo, Đông Hương, Đông Cương, Đông Lĩnh, Thiệu Khánh, Tào Xuyên, Hoằng Quang, Đông Tân, Quảng Đông, Quảng Phú, Thiệu Dương).

Tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chủ yếu là do các hộ vay cố tình chây ỳ không chấp hành trả nợ; một số hộ kinh doanh khó khăn. Để thực hiện mục tiêu giảm nợ quá hạn, ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban đại diện Hội đồng quản trị(HĐQT) ngân hàng CSXH thành phố đã chỉ đạo các thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND các xã, phường tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát nguồn vốn tín dụng, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách và hiệu quả sử dụng vốn vay tại địa bàn. Chỉ đạo phối hợp xử lý các khoản nợ bị rủi ro; chỉ đạo Tổ thu hồi nợ tích cực đôn đốc, xử lý nợ xấu, lãi tồn đọng; phân tích, thu thập thông tin các trường hợp hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú, bỏ đi làm ăn xa để  giải pháp tháo gỡ, nhằm sớm thu hồi vốn cho Nhà nước. Các xã, phường có tỷ lệ nợ quá hạn cao, chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn(TK&VV) trung bình, tiếp tục có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng giao dịch xã và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Ngoài ra, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa còn phối hợp với các ban, ngành, UBND cấp xã và tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, quan tâm hỗ trợ đối với các xã, phường có chất lượng hoạt động tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, đặc biệt là các phường, xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV xếp loại trung bình, Tổ có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%. Tiếp tục đấu mối, phối hợp với Tổ thu hồi nợ để làm việc, đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn, lãi tồn đọng, thực hiện trả nợ theo cam kết.

Trong thời gian tới, Ban Đại diện HĐQT ngân hàng CSXH thành phố Thanh Hóa, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo và quán triệt đến các hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc việc họp bình xét cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; chủ động phân loại nợ xấu theo từng đối tượng cụ thể để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ đảm bảo. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác hướng dẫn người vay sử dụng vốn đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là công tác giảm nghèo bền vững.

 

Thanh Xuân

Nhiều giải pháp quản lý, kiểm soát nợ quá hạn tại thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 15/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 31/8/2023, tỷ lệ nợ quá hạn mà đơn vị quản lý trên địa bàn thành phố Thanh Hóa là 0,3%, là đơn vị có tỷ lệ cao nhất toàn tỉnh. Để tình trạng nợ quá hạn giảm xuống còn 0,1%, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng triển khai thực hiện nhiều giải pháp để quản lý, kiểm soát nợ quá hạn.

20230909_084036.jpg
Toàn cảnh hội nghị triển khai giải pháp quản lý, kiểm soát nợ quá hạn tại phường Quảng Đông.

Tính đến này 31/8/2023, số nợ quá hạn cho vay tại phường Quảng Đông là 20.300.000 đồng với 04 hộ vay vốn, số hộ trong hạn không chấp hành trả nợ lãi hàng tháng là 12 hộ số tiền gốc 195.700.000 đồng. Đây là đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao so với các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Kết quả này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để xử lý, thu hồi nợ quá hạn, mới đây, phường Quảng Đông đã tổ chức hội nghị bàn các biện pháp quản lý, xử lý nợ quá hạn trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND phường Quảng Đông đã đề nghị các thành viên trong tổ thu hồi nợ phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác, tổ tiết kiệm và vay vốn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ; hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp, kịp thời. Đặc biệt, đối với các hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ì, các thành viên trong tổ thu hồi nợ phối hợp với tổ chức hội mời lên trụ sở UBND động viên, nhắc nhở, cho viết cam kết trả nợ… Đồng thời phối hợp với người thân trong hộ gia đình của người vay để nhờ động viên, nhắc nhở trả nợ, trả lãi đúng thời hạn. Còn đối với những hộ dân vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan sẽ được ngân hàng CSXH xem xét xử lý nợ.

Đến 31/8/2023, nợ quá hạn trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 1.256 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,30%, giảm 40 triệu đồng so với đầu tháng, tăng 7 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó: có 4 phường nợ quá hạn trên 1% (phường Phú Sơn, Đông Hải, Long Anh, Quảng Tâm; trong đó phường Đông Hải có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất là 3%); 19 xã, phường có nợ quá hạn dưới 1% (Đông Sơn, Đông Thọ, Nam Ngạn, Trường Thi, Điện Biên, Lam Sơn, Đông Vệ, Tân Sơn, Ngọc Trạo, Đông Hương, Đông Cương, Đông Lĩnh, Thiệu Khánh, Tào Xuyên, Hoằng Quang, Đông Tân, Quảng Đông, Quảng Phú, Thiệu Dương).

Tìm hiểu được biết, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn chủ yếu là do các hộ vay cố tình chây ỳ không chấp hành trả nợ; một số hộ kinh doanh khó khăn. Để thực hiện mục tiêu giảm nợ quá hạn, ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban đại diện Hội đồng quản trị(HĐQT) ngân hàng CSXH thành phố đã chỉ đạo các thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND các xã, phường tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát nguồn vốn tín dụng, đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách và hiệu quả sử dụng vốn vay tại địa bàn. Chỉ đạo phối hợp xử lý các khoản nợ bị rủi ro; chỉ đạo Tổ thu hồi nợ tích cực đôn đốc, xử lý nợ xấu, lãi tồn đọng; phân tích, thu thập thông tin các trường hợp hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú, bỏ đi làm ăn xa để  giải pháp tháo gỡ, nhằm sớm thu hồi vốn cho Nhà nước. Các xã, phường có tỷ lệ nợ quá hạn cao, chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn(TK&VV) trung bình, tiếp tục có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng giao dịch xã và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Ngoài ra, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa còn phối hợp với các ban, ngành, UBND cấp xã và tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, quan tâm hỗ trợ đối với các xã, phường có chất lượng hoạt động tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao, đặc biệt là các phường, xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV xếp loại trung bình, Tổ có tỷ lệ nợ quá hạn trên 1%. Tiếp tục đấu mối, phối hợp với Tổ thu hồi nợ để làm việc, đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn, lãi tồn đọng, thực hiện trả nợ theo cam kết.

Trong thời gian tới, Ban Đại diện HĐQT ngân hàng CSXH thành phố Thanh Hóa, Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo và quán triệt đến các hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện nghiêm túc việc họp bình xét cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; chủ động phân loại nợ xấu theo từng đối tượng cụ thể để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ đảm bảo. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác hướng dẫn người vay sử dụng vốn đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là công tác giảm nghèo bền vững.

 

Thanh Xuân