Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm nâng cao

Ngày 11/12/2023 00:00:00

Trong năm 2022, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công 5 phường Điện Biên, Trường Thi, Đông Hải, Phú Sơn và Tân Sơn đạt phường an toàn thực phẩm nâng cao. Theo kế hoạch, cuối năm 2023, thành phố tiếp tục phấn đấu 6 phường gồm Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Nam Ngạn, Đông Thọ, Đông Vệ đạt các tiêu chí xã, phường an toàn thực phẩm nâng cao.

 Đông Vệ là một trong 6 phường của thành phố Thanh Hóa được giao xây dựng phường an toàn thực phẩm nâng cao năm 2023. Từ đầu năm, phường đã xây dựng kế hoạch hành động, phân công thành viên chỉ đạo thực hiện từng tiêu chí; đặt mục tiêu cụ thể cho từng tháng, từng quý. Bám sát vào Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025 của tỉnh, phường Đông Vệ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí khó. Đến nay, phường đã hoàn thành 100% tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, nổi bật là phường đã tập trung tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm an toàn thực phẩm. 
 
FB_IMG_1702201599550.jpg
Chợ Đông Vệ đạt tiêu chí đạt chợ hợp chuẩn VSATPTP.
Theo quy định, để đạt xã an toàn thực phẩm nâng cao, các địa phương phải hoàn thành 5 nhóm 5 tiêu chí gồm: Chỉ đạo, điều hành; Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức; Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Bám sát vào các tiêu chí này, thành phố Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch lãnh đạo thực hiện; kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường nguồn lực cho Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố; thành lập tổ giám sát, định kỳ lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra các loại chất cấm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, các mô hình như: chuỗi thực phẩm an toàn, lò giết mổ tập trung, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, bếp ăn tập thể an toàn, cũng được quan tâm xây dựng. Đến thời điểm này đã có 4 phường Điện Biên, Ba Đình, Nam Ngạn, Đông Thọ, Đông Vệ đã trình UBND tỉnh đánh giá, công nhận đạt ATTP nâng cao, còn 2 phường Lam Sơn và Ngọc Trạo đang trong tiến trình lập hồ sơ trình tỉnh đánh giá, công nhận phường ATTP nâng cao vào trung tuần tháng 12/2023.
Tuy nhiên, các phường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện tiêu chí về tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và ký cám kết đảm bảo an toàn thực đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể chưa cao; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn nể nang, chưa nghiêm. Cán bộ phụ trách kiêm nhiệm và hay trong diện luân chuyển nên chưa sâu, sát vấn đề tại cơ sở. Địa bàn rộng nên công tác giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm còn nhiều bất cập, hạn chế.
 
20231019_080243.jpg
Cán bộ y tế phường Lam Sơn test mẫu thực phẩm tại cơ sở chế biên trên địa bàn.
Năm 2024, thành phố Thanh Hóa phấn đấu công nhận trên 12 phường, xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao nâng tỷ lệ  đạt 67,4% (theo Tờ trình 1677/TTr-UBND ngày 7/12/2023 của Chủ tịch UBDN thành phố Thanh Hóa về việc phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024). Theo đó, để đảm bảo tiến độ xây dựng xã, phường an toàn thực phẩm nâng cao, trong thời gian tới, các phường, xã tiếp tục thực hiện các tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao; thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nắm được những yêu cầu cơ bản về thực hiện các quy định pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời nâng cao công tác quản lý, thường xuyên thanh kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc luật ATTP.
 

Thanh Xuân

Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm nâng cao

Đăng lúc: 11/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trong năm 2022, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng thành công 5 phường Điện Biên, Trường Thi, Đông Hải, Phú Sơn và Tân Sơn đạt phường an toàn thực phẩm nâng cao. Theo kế hoạch, cuối năm 2023, thành phố tiếp tục phấn đấu 6 phường gồm Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Nam Ngạn, Đông Thọ, Đông Vệ đạt các tiêu chí xã, phường an toàn thực phẩm nâng cao.

 Đông Vệ là một trong 6 phường của thành phố Thanh Hóa được giao xây dựng phường an toàn thực phẩm nâng cao năm 2023. Từ đầu năm, phường đã xây dựng kế hoạch hành động, phân công thành viên chỉ đạo thực hiện từng tiêu chí; đặt mục tiêu cụ thể cho từng tháng, từng quý. Bám sát vào Bộ tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, giai đoạn 2022 – 2025 của tỉnh, phường Đông Vệ đã tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí khó. Đến nay, phường đã hoàn thành 100% tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao, nổi bật là phường đã tập trung tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm an toàn thực phẩm. 
 
FB_IMG_1702201599550.jpg
Chợ Đông Vệ đạt tiêu chí đạt chợ hợp chuẩn VSATPTP.
Theo quy định, để đạt xã an toàn thực phẩm nâng cao, các địa phương phải hoàn thành 5 nhóm 5 tiêu chí gồm: Chỉ đạo, điều hành; Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức; Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Bám sát vào các tiêu chí này, thành phố Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch lãnh đạo thực hiện; kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường nguồn lực cho Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố; thành lập tổ giám sát, định kỳ lấy mẫu thực phẩm để kiểm tra các loại chất cấm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, các mô hình như: chuỗi thực phẩm an toàn, lò giết mổ tập trung, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, bếp ăn tập thể an toàn, cũng được quan tâm xây dựng. Đến thời điểm này đã có 4 phường Điện Biên, Ba Đình, Nam Ngạn, Đông Thọ, Đông Vệ đã trình UBND tỉnh đánh giá, công nhận đạt ATTP nâng cao, còn 2 phường Lam Sơn và Ngọc Trạo đang trong tiến trình lập hồ sơ trình tỉnh đánh giá, công nhận phường ATTP nâng cao vào trung tuần tháng 12/2023.
Tuy nhiên, các phường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi thực hiện tiêu chí về tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và ký cám kết đảm bảo an toàn thực đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể chưa cao; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn nể nang, chưa nghiêm. Cán bộ phụ trách kiêm nhiệm và hay trong diện luân chuyển nên chưa sâu, sát vấn đề tại cơ sở. Địa bàn rộng nên công tác giám sát và phòng chống ngộ độc thực phẩm còn nhiều bất cập, hạn chế.
 
20231019_080243.jpg
Cán bộ y tế phường Lam Sơn test mẫu thực phẩm tại cơ sở chế biên trên địa bàn.
Năm 2024, thành phố Thanh Hóa phấn đấu công nhận trên 12 phường, xã đạt các tiêu chí ATTP nâng cao nâng tỷ lệ  đạt 67,4% (theo Tờ trình 1677/TTr-UBND ngày 7/12/2023 của Chủ tịch UBDN thành phố Thanh Hóa về việc phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024). Theo đó, để đảm bảo tiến độ xây dựng xã, phường an toàn thực phẩm nâng cao, trong thời gian tới, các phường, xã tiếp tục thực hiện các tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao; thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nắm được những yêu cầu cơ bản về thực hiện các quy định pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời nâng cao công tác quản lý, thường xuyên thanh kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc luật ATTP.
 

Thanh Xuân