Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Sáng 20/12, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới chuyên đề quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 921 điểm cầu từ tỉnh đến các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn với hơn 35.231 đại biểu tham dự.
Tại thành phố Thanh Hóa tổ chức 113 điểm cầu với tổng số 1680 đại biểu tham dự (trong đó 2 điểm cầu thành phố với 175 đại biểu, 34 điểm cầu phường, xã và 77 điểm cầu phố, thôn với 1505 đại biểu). Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa chủ trì tại điểm cầu Thành ủy TP Thanh Hóa. Điểm cầu Trung tâm Chính trị thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Hền, Ủy viên BTV Thành ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố chủ trì. Điểm cầu 34 phường, xã do Bí thư Đảng ủy các phường, xã chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe GS, TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó, GS,TS Đinh Xuân Dũng tập trung trình bày 4 vấn đề: Phạm vi cuốn sách; Đặc trưng tư duy về mặt lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện về văn hóa trong sách; Nội dung cốt lõi về văn hóa thời kỳ đổi mới trong cuốn sách; Vấn đề phát triển văn hóa tại tỉnh Thanh Hóa.
Với kiến thức sâu rộng, GS, TS Đinh Xuân Dũng đã cung cấp những nội dung cơ bản của cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, qua đó nêu bật tư tưởng về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời nhấn mạnh các bài viết, bài phát biểu, các cuộc trả lời phỏng vấn, thư từ được tập hợp trong cuốn sách thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với việc xây dựng, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
GS, TS Đinh Xuân Dũng nhấn mạnh: cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” gồm 927 trang, tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong hơn 60 năm. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với việc xây dựng, gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt nhấn mạnh việc phát huy nguồn lực nội sinh của văn hóa, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; đồng thời giới thiệu một số bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc nghiên cứu, học tập và triển khai các hoạt động văn hóa theo tinh thần của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn tuyển chọn hơn 100 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại hình ảnh của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các hoạt động văn hóa. Các bức ảnh thể hiện “bên cạnh tầm văn hóa, tư duy văn hóa, đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là con người văn hóa, đồng thời là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng”.
Các đại biểu dự tại điểm cầu phường Đông Sơn
Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình có ý nghĩa đặc biệt, góp phần quan trọng làm rõ bản sắc, hoạch định đường hướng căn bản và lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng phồn vinh, phát triển.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Từ kiến thức tiếp thu trong chuyên đề này, căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; quán triệt đến chi bộ Đảng và toàn thể các tầng lớp Nhân dân để mỗi người hiểu sâu sắc hơn về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong xây dựng đất nước, trong phát triển kinh tế và đặc biệt trong xây dựng con người đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới.
Trên cơ sở nghị quyết, lựa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo gắn với phong trào và điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 phải rất chú ý đến nội dung xây dựng văn hóa, con người, văn hóa theo yêu cầu của nhiệm vụ mới.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành lập Đảng bộ thành phố Thanh Hóa và các quyết định về công tác cán bộ
01/01/2025 00:00:00 -
HĐND thành phố Thanh Hóa tổ chức kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2021-2026: Bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND thành phố
01/01/2025 00:00:00 -
Công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ và các đoàn thể thành phố Thanh Hóa
01/01/2025 00:00:00 -
Công bố quyết định thành lập Đảng bộ phường Hoằng Quang và Hoằng Đại
31/12/2024 00:00:00
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
Sáng 20/12, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới chuyên đề quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 921 điểm cầu từ tỉnh đến các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn với hơn 35.231 đại biểu tham dự.
Tại thành phố Thanh Hóa tổ chức 113 điểm cầu với tổng số 1680 đại biểu tham dự (trong đó 2 điểm cầu thành phố với 175 đại biểu, 34 điểm cầu phường, xã và 77 điểm cầu phố, thôn với 1505 đại biểu). Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa chủ trì tại điểm cầu Thành ủy TP Thanh Hóa. Điểm cầu Trung tâm Chính trị thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Hền, Ủy viên BTV Thành ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố chủ trì. Điểm cầu 34 phường, xã do Bí thư Đảng ủy các phường, xã chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe GS, TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó, GS,TS Đinh Xuân Dũng tập trung trình bày 4 vấn đề: Phạm vi cuốn sách; Đặc trưng tư duy về mặt lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện về văn hóa trong sách; Nội dung cốt lõi về văn hóa thời kỳ đổi mới trong cuốn sách; Vấn đề phát triển văn hóa tại tỉnh Thanh Hóa.
Với kiến thức sâu rộng, GS, TS Đinh Xuân Dũng đã cung cấp những nội dung cơ bản của cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, qua đó nêu bật tư tưởng về văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời nhấn mạnh các bài viết, bài phát biểu, các cuộc trả lời phỏng vấn, thư từ được tập hợp trong cuốn sách thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với việc xây dựng, gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
GS, TS Đinh Xuân Dũng nhấn mạnh: cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” gồm 927 trang, tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong hơn 60 năm. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với việc xây dựng, gìn giữ, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt nhấn mạnh việc phát huy nguồn lực nội sinh của văn hóa, góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; đồng thời giới thiệu một số bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc nghiên cứu, học tập và triển khai các hoạt động văn hóa theo tinh thần của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn tuyển chọn hơn 100 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại hình ảnh của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các hoạt động văn hóa. Các bức ảnh thể hiện “bên cạnh tầm văn hóa, tư duy văn hóa, đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là con người văn hóa, đồng thời là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng”.
Các đại biểu dự tại điểm cầu phường Đông Sơn
Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình có ý nghĩa đặc biệt, góp phần quan trọng làm rõ bản sắc, hoạch định đường hướng căn bản và lâu dài đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng phồn vinh, phát triển.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nhấn mạnh: Từ kiến thức tiếp thu trong chuyên đề này, căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đề nghị các đại biểu tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; quán triệt đến chi bộ Đảng và toàn thể các tầng lớp Nhân dân để mỗi người hiểu sâu sắc hơn về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa trong xây dựng đất nước, trong phát triển kinh tế và đặc biệt trong xây dựng con người đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới.
Trên cơ sở nghị quyết, lựa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo gắn với phong trào và điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 phải rất chú ý đến nội dung xây dựng văn hóa, con người, văn hóa theo yêu cầu của nhiệm vụ mới.
Lê Thảo