ĐỘNG TIÊN SƠN

ĐỘNG TIÊN SƠN

Động Tiên Sơn nằm ở lưng chừng núi Mướn thuộc làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa. Hang động này được xem là mái nhà chung của cộng đồng người Việt cổ, bởi người ta tìm thấy trong đó có di cốt và những di vật chứng minh cho cuộc sống cách đây chừng hàng nghìn năm.

Động Tiên Sơn nằm ở lưng chừng núi Mướn thuộc làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa. Hang động này được xem là mái nhà chung của cộng đồng người Việt cổ, bởi người ta tìm thấy trong đó có di cốt và những di vật chứng minh cho cuộc sống cách đây chừng hàng nghìn năm.
Tọa lạc trên khu vực đồi Cánh Tiên, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, công trình Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ được xây dựng trên diện tích 15ha với lối kiến trúc mang đậm nét tâm linh gồm nhiều hạng mục: Tháp chuông, Đền thờ chính, Nhà bia, Hồ nước bán nguyệt, cổng chính và Đền…
Tọa lạc trên cao điểm 74 của dãy núi Hàm Rồng với tổng diện tích 40.000 m2 , gồm 12 hạng mục công trình: tam quan (hai lớp trong và ngoài), tam bảo, nhà thờ tổ, lầu chuông, trống, nhà tăng, trai đường, nhà giảng kinh, thiền đường, bến thuyền, và các công trình phụ khác nằm yên ắng, thanh tịnh trên ngọn đồi cao, bên bờ sông Mã, bao bọc xung quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải.
Đi vào cửa ngõ phía Nam của thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 2km, du khách có thể đến thăm Thái miếu Nhà Hậu Lê (hay còn gọi là Đền Nhà Lê) ở làng Bố Vệ (Nay là thôn Kiều Đại) thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Đền Nhà Lê được dựng năm Gia Long thứ 4 (1805), là nơi thờ cúng 27 vị Hoàng đế thời Lê, Hoàng Thái Hậu cùng các Vương công nhà Hậu Lê. Dưới thời phong kiến, tôn miếu gắn chặt với xã tắc là hai hình ảnh cao cả nhất. Những việc trọng đại của quốc gia thường được cáo ở Thái Miếu. Đất Bố Vệ là nơi phát tích các đời vua Lê Trung Hưng với Thái Miếu từ Thăng Long chuyển về khác hẳn với các đền Lê bình thường khác. Từ đó, trở thành trung tâm tôn thờ của nhà Lê từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với các lăng mộ ở Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, nơi phát tích của các vua thời Lê Sơ.
Đây là thắng cảnh đẹp của xứ Thanh, từ xa xưa đã là nơi du lãm, ngâm vịnh thơ ca của các bậc vua chúa, tao nhân mặc khách các triều đại như: Các vua nhà Lê, Nguyễn Trãi, Phạm Sư Mạnh… Động nằm ở giữa, thông suốt hai bên núi đầu Rồng, đúng vị trí đôi mắt của Rồng.