THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ
Ngày 28/05/2020 12:03:02
Đi vào cửa ngõ phía Nam của thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 2km, du khách có thể đến thăm Thái miếu Nhà Hậu Lê (hay còn gọi là Đền Nhà Lê) ở làng Bố Vệ (Nay là thôn Kiều Đại) thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Đền Nhà Lê được dựng năm Gia Long thứ 4 (1805), là nơi thờ cúng 27 vị Hoàng đế thời Lê, Hoàng Thái Hậu cùng các Vương công nhà Hậu Lê. Dưới thời phong kiến, tôn miếu gắn chặt với xã tắc là hai hình ảnh cao cả nhất. Những việc trọng đại của quốc gia thường được cáo ở Thái Miếu. Đất Bố Vệ là nơi phát tích các đời vua Lê Trung Hưng với Thái Miếu từ Thăng Long chuyển về khác hẳn với các đền Lê bình thường khác. Từ đó, trở thành trung tâm tôn thờ của nhà Lê từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với các lăng mộ ở Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, nơi phát tích của các vua thời Lê Sơ.
Đền Nhà Lê được dựng theo phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn bao gồm Tiền điện và Hậu điện được nối bằng một sân điện chạy suốt. Tại đền hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc rất có giá trị về nhiều phương diện. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.
Đền Nhà Lê được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng “Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia”. Đến với Đền Nhà Lê, ngoài thăm quan, tìm hiểu về lịch sử thời Lê, du khách còn có cơ hội khám phá nghệ thuật kiến trúc cổ, điêu khắc điển hình của thời Hậu Lê.
THÁI MIẾU NHÀ HẬU LÊ
Đăng lúc: 28/05/2020 12:03:02 (GMT+7)
Đi vào cửa ngõ phía Nam của thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 2km, du khách có thể đến thăm Thái miếu Nhà Hậu Lê (hay còn gọi là Đền Nhà Lê) ở làng Bố Vệ (Nay là thôn Kiều Đại) thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Đền Nhà Lê được dựng năm Gia Long thứ 4 (1805), là nơi thờ cúng 27 vị Hoàng đế thời Lê, Hoàng Thái Hậu cùng các Vương công nhà Hậu Lê. Dưới thời phong kiến, tôn miếu gắn chặt với xã tắc là hai hình ảnh cao cả nhất. Những việc trọng đại của quốc gia thường được cáo ở Thái Miếu. Đất Bố Vệ là nơi phát tích các đời vua Lê Trung Hưng với Thái Miếu từ Thăng Long chuyển về khác hẳn với các đền Lê bình thường khác. Từ đó, trở thành trung tâm tôn thờ của nhà Lê từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng cùng với các lăng mộ ở Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, nơi phát tích của các vua thời Lê Sơ.
Đền Nhà Lê được dựng theo phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn bao gồm Tiền điện và Hậu điện được nối bằng một sân điện chạy suốt. Tại đền hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc rất có giá trị về nhiều phương diện. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.
Đền Nhà Lê được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng “Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia”. Đến với Đền Nhà Lê, ngoài thăm quan, tìm hiểu về lịch sử thời Lê, du khách còn có cơ hội khám phá nghệ thuật kiến trúc cổ, điêu khắc điển hình của thời Hậu Lê.