Biến thể nCoV Ấn Độ nguy hiểm như thế nào?
Biến thể B.1.617 từ Ấn Độ chứa hai đột biến L452R và E484Q, gọi là "đột biến kép", có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.
Kristian Andersen, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu Scripps, cho biết tình hình ở Ấn Độ tương tự Brazil, Nam Phi trước đây và giờ là Iran. Ông nói: "Những quốc gia này từng có rất nhiều người nhiễm nCoV trong đợt đầu tiên. Có cảm giác họ đã đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng nhất định. Song sau đó, theo thời gian, khi khả năng miễn dịch của con người suy yếu, nhiều biến thể dễ lây lan hơn xuất hiện, gây ra đợt bùng phát khác".
Lý do gọi B.1.617 là "đột biến kép"
B.1.617 chứa 13 đột biến khác nhau. Khi nói về "đột biến kép", các nhà khoa học ám chỉ hai đột biến chính là L452R, từng xuất hiện trong biến thể ở California và E484Q, giống với loại xuất hiện ở Nam Phi và Brazil. Tuy nhiên, theo Andersen, thuật ngữ "đột biến kép" không mang nhiều ý nghĩa.
"nCoV đột biến mọi lúc. Vì vậy có rất nhiều đột biến kép ở khắp mọi nơi", ông nói.
Bằng chứng sơ bộ cho thấy B1.617 dễ lây lan hơn các biến thể trước đó. Nghiên cứu được công bố ngày 20/4 trên tạp chí Cell, chỉ ra rằng đột biến L452R làm tăng khả năng virus lây nhiễm tế bào người. Biến thể ở California, mang đột biến tương tự, có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 20% so với trước đó. E484Q có thể giúp nCoV trốn tránh hệ miễn dịch.
B.1.617 đang lan nhanh ở Ấn Độ. Trong vài tháng qua, nó chiếm ưu thế ở bang Maharashtra. Trong các mẫu bệnh phẩm thu thập từ tháng 1 đến tháng 3, hơn 60% là biến thể này, theo Viện Virus học Quốc gia. B.1.617 cũng chiếm 70,4% trong số mẫu thu thập trong tuần cuối tháng 3. Đây là mức tăng nhanh chóng. Ba tuần trước đó, chúng chỉ có trong 16% mẫu bệnh phẩm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa kết luận đây có phải nguyên nhân chính khiến đợt bùng phát ở Ấn Độ tồi tệ đến thế hay không.
"Biến thể Anh B.1.1.7 và biến thể Brazil P.1 cũng đang lưu hành tại Ấn Độ. Vì vậy, có thể chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng của dịch bệnh. Đơn giản là chúng tôi chưa có dữ liệu mà thôi", ông Andersen nói.
Ảnh hưởng của biến thể đến vaccine
Một số nghiên cứu cho thấy hai đột biến chính trong B.1.617 có thể trốn tránh hệ miễn dịch. Vaccine Covid-19 vẫn có tác dụng chống biến thể, song kém hiệu quả hơn.
Theo giáo sư Ravi Gupta, Đại học Cambridge: "Có khả năng vaccine sẽ bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và tử vong, song không chống lại virus ở người có phản ứng miễn dịch kém hơn".
Cũng có dấu hiệu cho thấy người đã nhiễm nCoV dễ tái nhiễm biến thể, đặc biệt khi các kháng thể tự suy yếu theo thời gian. Tình trạng tái nhiễm có thể là nguyên nhân khiến đợt bùng phát Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ trở nên nghiêm trọng.
"Thực tế là số ca nhiễm ở Ấn Độ đã giảm trong năm 2020 ngay cả khi chính phủ không áp đặt quá nhiều biện pháp hạn chế. Như vậy, số người có miễn dịch chống nCoV cũng giảm. Làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát do khả năng miễn dịch kém, cộng thêm biến thể virus tránh được kháng thể, như B.1.1.7 và B.1.617."
Một số nhà khoa học có cái nhìn lạc quan hơn. Jeffrey Barrett, lãnh đạo sáng kiến gene Covid-19 tại Viện Sanger, cho biết biến thể Ấn Độ không đáng lo như biến thể Anh hoặc Brazil. Nó tồn tại ở mức thấp trong nhiều tháng ở một số khu vực, song không phát triển nhanh chóng. B.1.617 cũng không phát triển nhanh như biến thể Anh.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm 26/4 ghi nhận thêm 354.531 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 17,3 triệu, thêm 2.806 người tử vong, đẩy số người chết lên 195.116.
Theo VnExpress
Tin cùng chuyên mục
-
Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng
10/01/2025 00:00:00 -
Tổng Bí thư: Nguy cơ tụt hậu nếu không tìm con đường mới
10/01/2025 00:00:00 -
Phường Đông Thọ khánh thành bàn giao nhà cho hộ gia đình khó khăn về nhà ở theo chỉ thị 22
10/01/2025 00:00:00 -
Hội nghị giao ban công tác công tác tư tưởng, dư luận xã hội tháng 12/2024
10/01/2025 00:00:00
Biến thể nCoV Ấn Độ nguy hiểm như thế nào?
Biến thể B.1.617 từ Ấn Độ chứa hai đột biến L452R và E484Q, gọi là "đột biến kép", có khả năng lây lan nhanh chóng và làm giảm hiệu quả vaccine Covid-19.
Kristian Andersen, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Viện nghiên cứu Scripps, cho biết tình hình ở Ấn Độ tương tự Brazil, Nam Phi trước đây và giờ là Iran. Ông nói: "Những quốc gia này từng có rất nhiều người nhiễm nCoV trong đợt đầu tiên. Có cảm giác họ đã đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng nhất định. Song sau đó, theo thời gian, khi khả năng miễn dịch của con người suy yếu, nhiều biến thể dễ lây lan hơn xuất hiện, gây ra đợt bùng phát khác".
Lý do gọi B.1.617 là "đột biến kép"
B.1.617 chứa 13 đột biến khác nhau. Khi nói về "đột biến kép", các nhà khoa học ám chỉ hai đột biến chính là L452R, từng xuất hiện trong biến thể ở California và E484Q, giống với loại xuất hiện ở Nam Phi và Brazil. Tuy nhiên, theo Andersen, thuật ngữ "đột biến kép" không mang nhiều ý nghĩa.
"nCoV đột biến mọi lúc. Vì vậy có rất nhiều đột biến kép ở khắp mọi nơi", ông nói.
Bằng chứng sơ bộ cho thấy B1.617 dễ lây lan hơn các biến thể trước đó. Nghiên cứu được công bố ngày 20/4 trên tạp chí Cell, chỉ ra rằng đột biến L452R làm tăng khả năng virus lây nhiễm tế bào người. Biến thể ở California, mang đột biến tương tự, có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 20% so với trước đó. E484Q có thể giúp nCoV trốn tránh hệ miễn dịch.
B.1.617 đang lan nhanh ở Ấn Độ. Trong vài tháng qua, nó chiếm ưu thế ở bang Maharashtra. Trong các mẫu bệnh phẩm thu thập từ tháng 1 đến tháng 3, hơn 60% là biến thể này, theo Viện Virus học Quốc gia. B.1.617 cũng chiếm 70,4% trong số mẫu thu thập trong tuần cuối tháng 3. Đây là mức tăng nhanh chóng. Ba tuần trước đó, chúng chỉ có trong 16% mẫu bệnh phẩm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa kết luận đây có phải nguyên nhân chính khiến đợt bùng phát ở Ấn Độ tồi tệ đến thế hay không.
"Biến thể Anh B.1.1.7 và biến thể Brazil P.1 cũng đang lưu hành tại Ấn Độ. Vì vậy, có thể chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng của dịch bệnh. Đơn giản là chúng tôi chưa có dữ liệu mà thôi", ông Andersen nói.
Ảnh hưởng của biến thể đến vaccine
Một số nghiên cứu cho thấy hai đột biến chính trong B.1.617 có thể trốn tránh hệ miễn dịch. Vaccine Covid-19 vẫn có tác dụng chống biến thể, song kém hiệu quả hơn.
Theo giáo sư Ravi Gupta, Đại học Cambridge: "Có khả năng vaccine sẽ bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và tử vong, song không chống lại virus ở người có phản ứng miễn dịch kém hơn".
Cũng có dấu hiệu cho thấy người đã nhiễm nCoV dễ tái nhiễm biến thể, đặc biệt khi các kháng thể tự suy yếu theo thời gian. Tình trạng tái nhiễm có thể là nguyên nhân khiến đợt bùng phát Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ trở nên nghiêm trọng.
"Thực tế là số ca nhiễm ở Ấn Độ đã giảm trong năm 2020 ngay cả khi chính phủ không áp đặt quá nhiều biện pháp hạn chế. Như vậy, số người có miễn dịch chống nCoV cũng giảm. Làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát do khả năng miễn dịch kém, cộng thêm biến thể virus tránh được kháng thể, như B.1.1.7 và B.1.617."
Một số nhà khoa học có cái nhìn lạc quan hơn. Jeffrey Barrett, lãnh đạo sáng kiến gene Covid-19 tại Viện Sanger, cho biết biến thể Ấn Độ không đáng lo như biến thể Anh hoặc Brazil. Nó tồn tại ở mức thấp trong nhiều tháng ở một số khu vực, song không phát triển nhanh chóng. B.1.617 cũng không phát triển nhanh như biến thể Anh.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm 26/4 ghi nhận thêm 354.531 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 17,3 triệu, thêm 2.806 người tử vong, đẩy số người chết lên 195.116.
Theo VnExpress