Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
Ngày 30/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Nghị định này gồm 4 Chương, 69 Điều; trong đó, vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt được quy định từ Điều 5 đến Điều 57 Chương II.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp được quy định gồm vi phạm các quy định về: (1) Yêu cầu về đảm bảo an toàn, điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; (2) Sử dụng hóa chất, sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác; (3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp; (4) Hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử; phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; (5) Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất, khai báo hóa chất nhập khẩu; (6) Biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (7) Nội dung, chế độ báo cáo hoạt động hóa chất; (8) Sản xuất, xuất nhập khẩu, khai báo, thanh sát hóa chất bảng; (9) Quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn; (10) Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50 triệu đồng, trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019, thay thế Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.
Phòng Tư pháp TP Thanh Hóa
Tài liệu đính kèm: Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Giới thiệu Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ
03/01/2025 00:00:00 -
Ngày Pháp luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
09/11/2024 00:00:00 -
BCH quân sự thành phố: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024
07/11/2024 00:00:00 -
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 2024
07/11/2024 00:00:00
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp
Ngày 30/8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Nghị định này gồm 4 Chương, 69 Điều; trong đó, vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt được quy định từ Điều 5 đến Điều 57 Chương II.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp được quy định gồm vi phạm các quy định về: (1) Yêu cầu về đảm bảo an toàn, điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; (2) Sử dụng hóa chất, sử dụng hóa chất nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác; (3) Hoạt động sản xuất, kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp; (4) Hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử; phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; (5) Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất, khai báo hóa chất nhập khẩu; (6) Biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; (7) Nội dung, chế độ báo cáo hoạt động hóa chất; (8) Sản xuất, xuất nhập khẩu, khai báo, thanh sát hóa chất bảng; (9) Quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn; (10) Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50 triệu đồng, trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019, thay thế Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.
Phòng Tư pháp TP Thanh Hóa
Tài liệu đính kèm: Nghị định số 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ.