Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 7/2022
Sáng ngày 7/7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên tháng 7/2022 đến các điểm cầu trong cả nước để thông tin những vấn đề thời sự quan trọng tới đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở. Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Tham dự tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Thị Hiền, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố; lãnh đạo Ban tuyên giáo Thành ủy, giảng viên Trung tâm Chính trị thành phố, các đồng chí báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội thành phố.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thành ủy thành phố Thanh Hóa
Tại hội nghị, đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin chuyên đề “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”; đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022”.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin: Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa XI đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận và thống nhất cao ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong quá trình trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; có chính sách để đất nông nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất.
Về tình hình kinh tế - xã hội, 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, song chậm lại, bấp bênh và đối mặt với nhiều rủi ro do lạm phát, giá năng lượng, lương thực tăng cao; tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều đang có dấu hiệu suy giảm hoặc chậm lại đáng kể, nhưng kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, có xu hướng khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP tăng trưởng 6,42% so cùng kỳ, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, FDI thực hiện có mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại…
Về định hướng tuyên truyền tháng 7/2022, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung tuyên truyền một số nội dung trọng tâm: Tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 với biến thể phụ BA.5 của Omicron. Tuyên truyền kết quả hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022. Tuyên truyền Kết luận số 36-KL/TW ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, chú trọng tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng như: 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2022); 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 – 9-7-2022); 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công (7-8-1912 – 7-8-2022).
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
TP Thanh Hóa: Khai giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho thanh niên lên đường nhập ngũ khóa III/ 2025
14/01/2025 00:00:00 -
Tiến độ Đại hội Đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025-2027
13/01/2025 00:00:00 -
Đại hội điểm Chi bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hoá nhiệm kỳ 2025-2027
12/01/2025 00:00:00 -
Đại hội chi bộ phố Đồng Lễ, phường Đông Hải nhiệm kỳ 2025-2027
12/01/2025 00:00:00
Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên tháng 7/2022
Sáng ngày 7/7, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên tháng 7/2022 đến các điểm cầu trong cả nước để thông tin những vấn đề thời sự quan trọng tới đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở. Đồng chí Phan Xuân Thủy - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Tham dự tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Nguyễn Thị Hiền, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố; lãnh đạo Ban tuyên giáo Thành ủy, giảng viên Trung tâm Chính trị thành phố, các đồng chí báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội thành phố.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thành ủy thành phố Thanh Hóa
Tại hội nghị, đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin chuyên đề “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”; đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, dự báo tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022”.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin: Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 khóa XI đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận và thống nhất cao ban hành Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Trong Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là quyền sử dụng một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong quá trình trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân; có chính sách để đất nông nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất.
Về tình hình kinh tế - xã hội, 6 tháng đầu năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi, song chậm lại, bấp bênh và đối mặt với nhiều rủi ro do lạm phát, giá năng lượng, lương thực tăng cao; tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều đang có dấu hiệu suy giảm hoặc chậm lại đáng kể, nhưng kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, có xu hướng khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 6 tháng, GDP tăng trưởng 6,42% so cùng kỳ, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, FDI thực hiện có mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn về nguồn lực cho đầu tư phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại…
Về định hướng tuyên truyền tháng 7/2022, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung tuyên truyền một số nội dung trọng tâm: Tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 với biến thể phụ BA.5 của Omicron. Tuyên truyền kết quả hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 – 2022. Tuyên truyền Kết luận số 36-KL/TW ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, chú trọng tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng như: 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2022); 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 – 9-7-2022); 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công (7-8-1912 – 7-8-2022).
Lê Thảo