Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ gây ra trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Ngày 20/10/2017 16:40:08

Sáng ngày 19/10/2017, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ gây ra trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Tư Khánh – Phó Bí thư thường trực Thành ủy, đồng chí Vũ Đức Kính - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch, phụ trách UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì hội nghị.


Toàn cảnh Hội nghị

Trong các ngày từ 9 đến 11/10/2017, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cùng với việ xả lũ tại các hồ phía thượng nguồn, đã gây ra mưa lớn, kéo dài trên diện rộng, làm thiệt hại về người và tài sản, ngập lụt nhiều khu vực, hư hỏng các công trình đê điều, giao thông, thủy lợi trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

 

Trước tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thành phố Thanh Hóa đã ban hành các công điện số 07 và 08 thông báo, đồng thời chỉ đạo các phường, xã, phòng, ban, ngành tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng, chống, khắc phục lũ lụt. UBND các phường, xã, thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã trực 24/24 giờ, huy động lực lượng đầy đủ sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có điều động. Các phường, xã có đê từ 4 giờ sáng ngày 11/10/2017 đã tiến hành di chuyển tài sản và nhân dân ra khỏi vùng bị ngập lụt. Tổng số hộ phải di chuyển là hơn 1600 hộ với gần 6.000 nhân khẩu. Các phường, xã như Quảng Hưng, Quảng Phú đã huy động lực lượng, phương tiện, vật tư ứng phó kịp thời xử lý sự cố tràn đê. Các lực lượng khác cũng đã được huy động tham gia hỗ trợ công tác sơ tán, cứu trợ nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố đã có 3 người bị thiệt mạng; gần 3.600 ngôi nhà thiệt hại nặng và thiệt hại 1 phần; hơn 300 diện tích hoa, rau màu bị ngập; 52ha cây trồng lâu năm và hàng năm, cây ăn quả bị ngập nước; gần 540 tấn lương thực bị trôi, ẩm ướt và hư hỏng; hơn 19.000 con gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác bị chết, cuốn trôi; 40 tấn thức ăn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, hư hỏng, có 206m đê bị sạt, hơn 600m kênh mương bị sạt, hư hỏng,; hơn 200ha diện tích nuôi cá truyền thống ao cá nhỏ, nuôi cá truyền thống nuôi cá lúa, nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại; 2.000 m hệ thống thoát nước bị bồi lấp, phá hủy; gần 2.400 máy móc, thiết bị bị phá hủy, hư hỏng; 430m đường giao thông địa phương bị hư hỏng; nhiều đoạn đường giao thông bị ngập, 1 số công trình, thiết bị bị hư hỏng, thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hơn 59 tỷ đồng.

 

Ngay sau đợt mưa lũ, Thành ủy, UBND thành phố Thanh Hóa, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo, động viên chính quyền và nhân dân các phường, xã bị thiên tai, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tập trung vào việc xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết, xử lý nguồn nước; chỉ đạo việc nắm danh sách các hộ nghèo, cận nghèo bị ngập úng để hỗ trợ; khôi phục sản xuất; xử lý các sự cố giao thông, thủy lợi, đê điều...

 

Qua đợt mưa lũ lần này, thành phố đã đánh giá công tác chỉ đạo và việc thực hiện của các đơn vị, phường, xã, các phòng, ban liên quan. Qua đây, thành phố đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đó là đa số thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố chưa chủ động, kịp thời bám sát địa bàn để chỉ đạo và thông tin, báo cáo tình hình cơ sở kịp thời cho thường trực Ban chỉ huy. Việc phân công trực 24/24 giờ cần tập trung huy động thêm lực lượng thanh niên tham gia. Nhiều phường, xã thực hiện báo cáo diễn biến tình hình, đánh giá thiệt hại trên địa bàn không kịp thời, số liệu báo cáo không chính xác gây khó khăn cho việc tổng hợp và báo cáo lên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Một bộ phận nhân dân ở vùng ngoài đê còn chủ quan, không chủ động để ứng phó, có những hộ còn biểu hiện không hợp tác với các lực lượng làm công tác di dân. Thông báo về việc xả lũ các hồ chứa nước thượng nguồn đến thành phố và các phường, xã quá chậm làm công tác chỉ đạo, điều hành khó khăn.

 

Thành phố cũng sẽ biểu dương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác ứng phó, khắc phục, hỗ trợ sau mưa lũ./.


Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố Thanh Hóa​

Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ gây ra trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Đăng lúc: 20/10/2017 16:40:08 (GMT+7)

Sáng ngày 19/10/2017, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ gây ra trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Tư Khánh – Phó Bí thư thường trực Thành ủy, đồng chí Vũ Đức Kính - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch, phụ trách UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì hội nghị.


Toàn cảnh Hội nghị

Trong các ngày từ 9 đến 11/10/2017, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, cùng với việ xả lũ tại các hồ phía thượng nguồn, đã gây ra mưa lớn, kéo dài trên diện rộng, làm thiệt hại về người và tài sản, ngập lụt nhiều khu vực, hư hỏng các công trình đê điều, giao thông, thủy lợi trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

 

Trước tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới, thành phố Thanh Hóa đã ban hành các công điện số 07 và 08 thông báo, đồng thời chỉ đạo các phường, xã, phòng, ban, ngành tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng, chống, khắc phục lũ lụt. UBND các phường, xã, thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã trực 24/24 giờ, huy động lực lượng đầy đủ sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có điều động. Các phường, xã có đê từ 4 giờ sáng ngày 11/10/2017 đã tiến hành di chuyển tài sản và nhân dân ra khỏi vùng bị ngập lụt. Tổng số hộ phải di chuyển là hơn 1600 hộ với gần 6.000 nhân khẩu. Các phường, xã như Quảng Hưng, Quảng Phú đã huy động lực lượng, phương tiện, vật tư ứng phó kịp thời xử lý sự cố tràn đê. Các lực lượng khác cũng đã được huy động tham gia hỗ trợ công tác sơ tán, cứu trợ nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ. Tuy nhiên trên địa bàn thành phố đã có 3 người bị thiệt mạng; gần 3.600 ngôi nhà thiệt hại nặng và thiệt hại 1 phần; hơn 300 diện tích hoa, rau màu bị ngập; 52ha cây trồng lâu năm và hàng năm, cây ăn quả bị ngập nước; gần 540 tấn lương thực bị trôi, ẩm ướt và hư hỏng; hơn 19.000 con gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác bị chết, cuốn trôi; 40 tấn thức ăn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, hư hỏng, có 206m đê bị sạt, hơn 600m kênh mương bị sạt, hư hỏng,; hơn 200ha diện tích nuôi cá truyền thống ao cá nhỏ, nuôi cá truyền thống nuôi cá lúa, nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại; 2.000 m hệ thống thoát nước bị bồi lấp, phá hủy; gần 2.400 máy móc, thiết bị bị phá hủy, hư hỏng; 430m đường giao thông địa phương bị hư hỏng; nhiều đoạn đường giao thông bị ngập, 1 số công trình, thiết bị bị hư hỏng, thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hơn 59 tỷ đồng.

 

Ngay sau đợt mưa lũ, Thành ủy, UBND thành phố Thanh Hóa, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo, động viên chính quyền và nhân dân các phường, xã bị thiên tai, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tập trung vào việc xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết, xử lý nguồn nước; chỉ đạo việc nắm danh sách các hộ nghèo, cận nghèo bị ngập úng để hỗ trợ; khôi phục sản xuất; xử lý các sự cố giao thông, thủy lợi, đê điều...

 

Qua đợt mưa lũ lần này, thành phố đã đánh giá công tác chỉ đạo và việc thực hiện của các đơn vị, phường, xã, các phòng, ban liên quan. Qua đây, thành phố đã chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đó là đa số thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố chưa chủ động, kịp thời bám sát địa bàn để chỉ đạo và thông tin, báo cáo tình hình cơ sở kịp thời cho thường trực Ban chỉ huy. Việc phân công trực 24/24 giờ cần tập trung huy động thêm lực lượng thanh niên tham gia. Nhiều phường, xã thực hiện báo cáo diễn biến tình hình, đánh giá thiệt hại trên địa bàn không kịp thời, số liệu báo cáo không chính xác gây khó khăn cho việc tổng hợp và báo cáo lên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Một bộ phận nhân dân ở vùng ngoài đê còn chủ quan, không chủ động để ứng phó, có những hộ còn biểu hiện không hợp tác với các lực lượng làm công tác di dân. Thông báo về việc xả lũ các hồ chứa nước thượng nguồn đến thành phố và các phường, xã quá chậm làm công tác chỉ đạo, điều hành khó khăn.

 

Thành phố cũng sẽ biểu dương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác ứng phó, khắc phục, hỗ trợ sau mưa lũ./.


Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố Thanh Hóa​