Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Ngày 21/04/2023 00:00:00

Chiều 20/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

z4282005920217_69bfd168f40389f0eea36286f2172da6.jpg
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Lê Mai Khanh - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa. Cùng dự còn có các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự thành phố và các đơn vị liên quan.

Trong năm 2022, mặc dù các lực lượng chức năng, các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với thiên tai nhưng tình hình thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật khiến việc ứng phó gặp nhiều khó khăn. Trong năm trên các vùng miền cả nước xảy ra với 21/22 loại hình thiên tai (trong đó có 1.072 trận thiên tai) đã gây thiệt hại lớn về người và của. Năm 2022, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021).

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận giông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển; trong đó, cuối tháng 3/2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hòa Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.

z4282005919234_cec54f9ad73baab5274f0d15e2b7d05b.jpg
Hình ảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo và nhận định về tình hình thiên tai năm 2023, đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ động phòng chống, ứng phó với sự cố thiên tai và phương án tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra để hạn chế thiệt hại về người và của của Nhân dân.

Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương và người dân đã tích cực, chủ động trong công tác phòng chống, góp phần làm giảm nhẹ thiên tai. Dự báo năm 2023, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần xác định PCTT là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Xây dựng phương án PCTT sát với thực tế, tránh tâm lý chủ quan đặc biệt là ở những nơi ít bị ảnh hưởng của thiên tai. Chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án đầu tư. Tăng cường công tác phối hợp; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và chuyển đổi số trong PCTT & TKCN. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong cách ứng xử với thiên tai.

 

Thu Phương

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Đăng lúc: 21/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

Chiều 20/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

z4282005920217_69bfd168f40389f0eea36286f2172da6.jpg
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Lê Mai Khanh - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa. Cùng dự còn có các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự thành phố và các đơn vị liên quan.

Trong năm 2022, mặc dù các lực lượng chức năng, các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó với thiên tai nhưng tình hình thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật khiến việc ứng phó gặp nhiều khó khăn. Trong năm trên các vùng miền cả nước xảy ra với 21/22 loại hình thiên tai (trong đó có 1.072 trận thiên tai) đã gây thiệt hại lớn về người và của. Năm 2022, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng (gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021).

Từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận giông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 đợt rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển; trong đó, cuối tháng 3/2023 đã xảy ra nắng nóng vượt lịch sử cùng thời kỳ tại Hòa Bình. Thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.

z4282005919234_cec54f9ad73baab5274f0d15e2b7d05b.jpg
Hình ảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo và nhận định về tình hình thiên tai năm 2023, đồng thời, đưa ra các giải pháp chủ động phòng chống, ứng phó với sự cố thiên tai và phương án tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai xảy ra để hạn chế thiệt hại về người và của của Nhân dân.

Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương và người dân đã tích cực, chủ động trong công tác phòng chống, góp phần làm giảm nhẹ thiên tai. Dự báo năm 2023, tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần xác định PCTT là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Xây dựng phương án PCTT sát với thực tế, tránh tâm lý chủ quan đặc biệt là ở những nơi ít bị ảnh hưởng của thiên tai. Chuyển dịch mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa; lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án đầu tư. Tăng cường công tác phối hợp; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và chuyển đổi số trong PCTT & TKCN. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trong cách ứng xử với thiên tai.

 

Thu Phương