Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
Chiều ngày 9/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, chủ trì hội nghị.
Chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố Thanh Hóa có đồng chí Trịnh Huy Triều, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố Thanh Hóa; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai; trên đất liền xảy ra 392 vụ tai nạn, sự cố; trên biển và khu vực biên giới xảy ra 29 vụ tai nạn. Thiên tai đã làm 01 người chết, nhiều hồ chứa, công trình thuỷ lợi, đê điều, giao thông bị hư hỏng; ước tính giá trị thiệt hại khoảng 679 tỷ đồng.
Với ý thức chủ động của các cấp, các ngành và Nhân dân, công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" đã được quan tâm, triển khai thực hiện chu đáo nên đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra. Tuy nhiên, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, như: vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người trong thiên tai, tai nạn đuối nước do chủ quan, bất cẩn, nhất là sau khi mưa, lũ xảy ra; nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được trước sự tác động ngày càng khốc liệt của thiên tai; việc chuẩn bị và thực hiện phương châm "4 tại chỗ" ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; công tác thông tin, tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản, thiếu kịp thời, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Các ngành, các địa phương kiến nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai; nâng cấp công trình thuỷ lợi, đê điều; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chia sẻ thông tin về phòng chống thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ và Nhân dân, nhất là người sống trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai và ngư dân, trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức về phòng, chống thiên tai…
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, biểu dương và ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong năm 2022 , đồng thời phân tích, chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như: vẫn còn tâm lý chủ quan ở một số cấp ngành, địa phương và người dân; kế hoạch, kịch bản phòng chống thiên tai ở một số nơi còn mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng lúng túng khi triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… Đây là những vấn đề cần phải khắc phục ngay để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Dự báo năm 2023 tình hình thời tiết, thiên tai sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường và chứa đựng yếu tố hy hữu, bất ngờ, vì vậy, các ngành, các địa phương cần xác định công tác PCTT là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tại gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục giữ vững nguyên tắc trong hoạt động PCTT đó là không được chủ quan lơ là, không hoang mang, lúng túng khi sự việc xảy ra; phương châm hành động là chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, trong đó lấy phòng ngừa là cơ bản. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia với tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt. Các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai ở từng địa phương, đơn vị; tập trung kiện toàn các ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đề nghị các ngành chức năng, các địa phương đánh giá lại các công trình PCTT để có phương án khắc phục khi cần thiết. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư cho công tác phòng, chống lụt bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn lưu ý các thành viên Ban chỉ đạo các cấp phải tăng cường nắm bắt tình hình, địa bàn phụ trách, kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề phát sinh. Các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sẵn sàng các phương án khi cần thiết; không để xảy ra sự cố lớn ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của Nhân dân.
Nhân dịp này, 9 tập thể và 12 cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022.
Thu Phương
Tin cùng chuyên mục
-
Đại hội điểm Chi bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hoá nhiệm kỳ 2025-2027
12/01/2025 00:00:00 -
Đại hội chi bộ phố Đồng Lễ, phường Đông Hải nhiệm kỳ 2025-2027
12/01/2025 00:00:00 -
Góp ý dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hoá lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030
11/01/2025 00:00:00 -
Khai giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng khóa 2/2025
11/01/2025 00:00:00
Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
Chiều ngày 9/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh năm 2022; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, chủ trì hội nghị.
Chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố Thanh Hóa có đồng chí Trịnh Huy Triều, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố Thanh Hóa; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai; trên đất liền xảy ra 392 vụ tai nạn, sự cố; trên biển và khu vực biên giới xảy ra 29 vụ tai nạn. Thiên tai đã làm 01 người chết, nhiều hồ chứa, công trình thuỷ lợi, đê điều, giao thông bị hư hỏng; ước tính giá trị thiệt hại khoảng 679 tỷ đồng.
Với ý thức chủ động của các cấp, các ngành và Nhân dân, công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" đã được quan tâm, triển khai thực hiện chu đáo nên đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra. Tuy nhiên, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, như: vẫn còn thiệt hại đáng tiếc về người trong thiên tai, tai nạn đuối nước do chủ quan, bất cẩn, nhất là sau khi mưa, lũ xảy ra; nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được trước sự tác động ngày càng khốc liệt của thiên tai; việc chuẩn bị và thực hiện phương châm "4 tại chỗ" ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; công tác thông tin, tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản, thiếu kịp thời, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Các ngành, các địa phương kiến nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai; nâng cấp công trình thuỷ lợi, đê điều; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và chia sẻ thông tin về phòng chống thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ và Nhân dân, nhất là người sống trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai và ngư dân, trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhận thức về phòng, chống thiên tai…
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, biểu dương và ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong năm 2022 , đồng thời phân tích, chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như: vẫn còn tâm lý chủ quan ở một số cấp ngành, địa phương và người dân; kế hoạch, kịch bản phòng chống thiên tai ở một số nơi còn mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng lúng túng khi triển khai các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn… Đây là những vấn đề cần phải khắc phục ngay để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Dự báo năm 2023 tình hình thời tiết, thiên tai sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường và chứa đựng yếu tố hy hữu, bất ngờ, vì vậy, các ngành, các địa phương cần xác định công tác PCTT là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tại gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục giữ vững nguyên tắc trong hoạt động PCTT đó là không được chủ quan lơ là, không hoang mang, lúng túng khi sự việc xảy ra; phương châm hành động là chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, trong đó lấy phòng ngừa là cơ bản. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia với tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt. Các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai ở từng địa phương, đơn vị; tập trung kiện toàn các ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đề nghị các ngành chức năng, các địa phương đánh giá lại các công trình PCTT để có phương án khắc phục khi cần thiết. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư cho công tác phòng, chống lụt bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn lưu ý các thành viên Ban chỉ đạo các cấp phải tăng cường nắm bắt tình hình, địa bàn phụ trách, kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề phát sinh. Các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sẵn sàng các phương án khi cần thiết; không để xảy ra sự cố lớn ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của Nhân dân.
Nhân dịp này, 9 tập thể và 12 cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022.
Thu Phương