Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Ngày 30/03/2022 00:00:00

Thành phố Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, lịch sử với 218 năm, vào năm Giáp Tý 1804, Hoàng đế Gia Long với tầm nhìn chiến lược đã Chỉ dụ thành lập Trấn thành Thanh Hoa và quyết định dời trấn lỵ từ Dương Xá về Thọ Hạc để xây dựng trấn lỵ mới. 77 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa (15 - 11 - 1945), với vị trí, vai trò trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả tỉnh, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của thành phố cũng như của tỉnh.

 IMG_20220330_080047.jpg
Học viên lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tham gia thực tế phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa

Từ năm 2011 đến nay, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống Đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực, được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục có sự định hướng về chính trị, đa dạng về nội dung với sự tham gia của cả hệ thống chính trị góp phần giúp các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Đảng bộ thành phố, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin và ý thức trách nhiệm, cổ vũ quyết tâm chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên vàngười dân thành phổ trong công cuộc xây dựng, phát triển thành phố. Đồng thời, đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố còn một số hạn chế như: hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa được phong phú, chưa sát đối tượng, thiếu các hoạt động hấp dân để thu hút sự quan tâm của thanh thiếu nhi; các hoạt động dã ngoại “về nguồn", đến với “địa chỉ đỏ" chưa thường xuyên; chưa biên soạn tài liệu lịch sử Đảng bộ thành phố để đưa vào giảng dạy tại các nhà trường. Những hạn chế, đó có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố, lịch sử đảng bộ các phường, xã. Vai trò tham mưu của cơ quan, cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố còn thiếu chủ động, nhạy bén; nguồn kinh phí cho công tác sưu tầm, biên soạn và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế; công tác tôn tạo, xây dựng di tích lịch sử cách mạng còn chưa được quan tâm, bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện.

Nhằm khơi dậy trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ niềm tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử cách mạng và khát vọng thịnh vượng trở thành sức mạnh nội sinh xây dựng, phát triển thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa đã ban hành Kết luận số 276 KL/TU về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, phấn đấu từ năm học 2022-2023 trở đi, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Chính trị thành phố, đưa nội dung lịch sử Đảng bộ thành phố vào chương trình giáo dục lịch sử địa phương; đến năm 2025, Đảng bộ thành phố sẽ biên soạn, xuất bản tập 2 lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2025, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố; 100% các Đảng bộ phường, xã nghiên cứu biên soạn, xuất bản hoặc tái bản lịch sử Đảng  bộ; 50% các ngành, đơn vị nghiên cứu xuất bản Lịch sử đảng bộ hoặc lịch sử truyền thống; 100% các đảng bộ, đảng viên Đảng bộ thành phố được tuyên truyền về lịch sử Đảng bộ thành phố.

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phốBan Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa đề ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; tăng cường công tác giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Qua đó, góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là học sinh, nâng cao tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng của quê hương, phát huy mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Đăng lúc: 30/03/2022 00:00:00 (GMT+7)

Thành phố Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, lịch sử với 218 năm, vào năm Giáp Tý 1804, Hoàng đế Gia Long với tầm nhìn chiến lược đã Chỉ dụ thành lập Trấn thành Thanh Hoa và quyết định dời trấn lỵ từ Dương Xá về Thọ Hạc để xây dựng trấn lỵ mới. 77 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa (15 - 11 - 1945), với vị trí, vai trò trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả tỉnh, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của thành phố cũng như của tỉnh.

 IMG_20220330_080047.jpg
Học viên lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tham gia thực tế phòng truyền thống thành phố Thanh Hóa

Từ năm 2011 đến nay, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống Đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã được Ban Thường vụ Thành ủy thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực, được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục có sự định hướng về chính trị, đa dạng về nội dung với sự tham gia của cả hệ thống chính trị góp phần giúp các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Đảng bộ thành phố, khơi dậy lòng tự hào, niềm tin và ý thức trách nhiệm, cổ vũ quyết tâm chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên vàngười dân thành phổ trong công cuộc xây dựng, phát triển thành phố. Đồng thời, đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố còn một số hạn chế như: hình thức tuyên truyền, giáo dục chưa được phong phú, chưa sát đối tượng, thiếu các hoạt động hấp dân để thu hút sự quan tâm của thanh thiếu nhi; các hoạt động dã ngoại “về nguồn", đến với “địa chỉ đỏ" chưa thường xuyên; chưa biên soạn tài liệu lịch sử Đảng bộ thành phố để đưa vào giảng dạy tại các nhà trường. Những hạn chế, đó có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố, lịch sử đảng bộ các phường, xã. Vai trò tham mưu của cơ quan, cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố còn thiếu chủ động, nhạy bén; nguồn kinh phí cho công tác sưu tầm, biên soạn và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục còn hạn chế; công tác tôn tạo, xây dựng di tích lịch sử cách mạng còn chưa được quan tâm, bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện.

Nhằm khơi dậy trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ niềm tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử cách mạng và khát vọng thịnh vượng trở thành sức mạnh nội sinh xây dựng, phát triển thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa đã ban hành Kết luận số 276 KL/TU về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, phấn đấu từ năm học 2022-2023 trở đi, 100% các trường tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Chính trị thành phố, đưa nội dung lịch sử Đảng bộ thành phố vào chương trình giáo dục lịch sử địa phương; đến năm 2025, Đảng bộ thành phố sẽ biên soạn, xuất bản tập 2 lịch sử Đảng bộ thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2025, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố; 100% các Đảng bộ phường, xã nghiên cứu biên soạn, xuất bản hoặc tái bản lịch sử Đảng  bộ; 50% các ngành, đơn vị nghiên cứu xuất bản Lịch sử đảng bộ hoặc lịch sử truyền thống; 100% các đảng bộ, đảng viên Đảng bộ thành phố được tuyên truyền về lịch sử Đảng bộ thành phố.

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phốBan Thường vụ Thành ủy thành phố Thanh Hóa đề ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; tăng cường công tác giáo dục truyền thống lịch sử Đảng bộ thành phố; đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Qua đó, góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là học sinh, nâng cao tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, truyền thống cách mạng của quê hương, phát huy mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa