Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Đối tổ chức, cá nhân, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục hành chính.
Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Tổ chức, cá nhân nhận bản chứng thực điện tử đã được ký số trên tài khoản của mình trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (kho quản lý dữ liệu điện tử) hoặc thư điện tử trong trường hợp chưa có tài khoản.
Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC khác có sử dụng bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chỉ cần dẫn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử hoặc đăng tải file đã nhận. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn qua ứng dụng trên hệ thống.
Thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, chế độ lưu trữ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ- CP, Thông tư số 01/2020/TT-BTP và Thông tư số 226/2016/TT-BTC.
Phòng Tư pháp thành phố và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo chỉ đạo của UBND thành phố Thanh Hóa tại Công văn số 5003/UBND-TP ngày 30/9/2020 về việc thực hiện bản sao chứng thực điện tử từ bản chính.
PHÒNG TƯ PHÁP
Tin cùng chuyên mục
-
Thường trực Thành ủy làm việc với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng
10/01/2025 00:00:00 -
Tổng Bí thư: Nguy cơ tụt hậu nếu không tìm con đường mới
10/01/2025 00:00:00 -
Phường Đông Thọ khánh thành bàn giao nhà cho hộ gia đình khó khăn về nhà ở theo chỉ thị 22
10/01/2025 00:00:00 -
Hội nghị giao ban công tác công tác tư tưởng, dư luận xã hội tháng 12/2024
10/01/2025 00:00:00
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính
Theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Trong trường hợp bản chính giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
Đối tổ chức, cá nhân, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục hành chính.
Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Tổ chức, cá nhân nhận bản chứng thực điện tử đã được ký số trên tài khoản của mình trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (kho quản lý dữ liệu điện tử) hoặc thư điện tử trong trường hợp chưa có tài khoản.
Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC khác có sử dụng bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính chỉ cần dẫn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử hoặc đăng tải file đã nhận. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn qua ứng dụng trên hệ thống.
Thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, chế độ lưu trữ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ- CP, Thông tư số 01/2020/TT-BTP và Thông tư số 226/2016/TT-BTC.
Phòng Tư pháp thành phố và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo chỉ đạo của UBND thành phố Thanh Hóa tại Công văn số 5003/UBND-TP ngày 30/9/2020 về việc thực hiện bản sao chứng thực điện tử từ bản chính.
PHÒNG TƯ PHÁP