Hướng tới mục tiêu cao hơn

Ngày 08/10/2024 00:00:00

Theo số liệu công bố gần nhất, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Đây là con số phản ánh đúng những cố gắng của tỉnh.

su-kien.jpg
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thời gian qua các tổ chuyển đổi số cộng đồng trong tỉnh đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, đến từng khu chợ, lồng ghép vào nhiều hoạt động để tuyên truyền, hướng dẫn. Tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, chuyển đổi số được chuyển hóa thành những đề án cụ thể gắn với những việc làm cụ thể, phong trào thi đua cụ thể. Chuyển đổi số bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; một công cụ hỗ trợ chính quyền và người dân trong việc thực thi pháp luật.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 114/558 xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành chuyển đổi số cấp xã. Thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước với tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,51%. Việc trao đổi, xử lý văn bản, hồ sơ trên môi trường mạng giữa các cơ quan, chính quyền, đoàn thể đạt trên 3,3 triệu lượt; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%. Toàn tỉnh đã kích hoạt thành công gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Rà soát được gần 2,3 triệu mã số thuế cá nhân, đạt tỷ lệ 98,4%; tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đạt 84%... Đây là những số liệu được thông tin tại Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa” do UBND tỉnh tổ chức nhân dịp hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10).

Tuy nhiên, cũng tại hội thảo này, tỉnh Thanh Hóa đã đặt mục tiêu ngay trong năm sau, Thanh Hóa vươn lên thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tăng 5 bậc; đến năm 2030 thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chính quyền số, tăng ít nhất 11 bậc so với thứ hạng công bố gần nhất.

Đây là quyết tâm lớn, theo đó đòi hỏi phải có một lộ trình rất rõ ràng, trong đó đặt ra cần ưu tiên những lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì phải tập trung chuyển đổi trước. Chuyển đổi số không ôm đồm, không làm theo phong trào, không chạy theo thành tích, mà cần xác định được mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cần tập trung giải quyết. Nhất là, phải xác định rõ ràng quan điểm chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin, mà phải lấy công nghệ làm trung tâm để thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao hơn. Trong đó, người đứng đầu phải truyền cảm hứng thúc đẩy phong trào chuyển đổi số hướng tới thực chất để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật sự.

Thanh Hóa đã có bước “chạy đà” khá tốt. Nỗ lực hơn, chúng ta sẽ có một đường đua hoàn hảo, để về đích ở mức độ cao hơn.


Theo Báo Thanh Hóa

Hướng tới mục tiêu cao hơn

Đăng lúc: 08/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Theo số liệu công bố gần nhất, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Đây là con số phản ánh đúng những cố gắng của tỉnh.

su-kien.jpg
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thời gian qua các tổ chuyển đổi số cộng đồng trong tỉnh đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, đến từng khu chợ, lồng ghép vào nhiều hoạt động để tuyên truyền, hướng dẫn. Tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, chuyển đổi số được chuyển hóa thành những đề án cụ thể gắn với những việc làm cụ thể, phong trào thi đua cụ thể. Chuyển đổi số bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; một công cụ hỗ trợ chính quyền và người dân trong việc thực thi pháp luật.

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 114/558 xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành chuyển đổi số cấp xã. Thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước với tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,51%. Việc trao đổi, xử lý văn bản, hồ sơ trên môi trường mạng giữa các cơ quan, chính quyền, đoàn thể đạt trên 3,3 triệu lượt; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%. Toàn tỉnh đã kích hoạt thành công gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Rà soát được gần 2,3 triệu mã số thuế cá nhân, đạt tỷ lệ 98,4%; tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đạt 84%... Đây là những số liệu được thông tin tại Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa” do UBND tỉnh tổ chức nhân dịp hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10).

Tuy nhiên, cũng tại hội thảo này, tỉnh Thanh Hóa đã đặt mục tiêu ngay trong năm sau, Thanh Hóa vươn lên thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tăng 5 bậc; đến năm 2030 thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chính quyền số, tăng ít nhất 11 bậc so với thứ hạng công bố gần nhất.

Đây là quyết tâm lớn, theo đó đòi hỏi phải có một lộ trình rất rõ ràng, trong đó đặt ra cần ưu tiên những lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì phải tập trung chuyển đổi trước. Chuyển đổi số không ôm đồm, không làm theo phong trào, không chạy theo thành tích, mà cần xác định được mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ cần tập trung giải quyết. Nhất là, phải xác định rõ ràng quan điểm chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin, mà phải lấy công nghệ làm trung tâm để thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao hơn. Trong đó, người đứng đầu phải truyền cảm hứng thúc đẩy phong trào chuyển đổi số hướng tới thực chất để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật sự.

Thanh Hóa đã có bước “chạy đà” khá tốt. Nỗ lực hơn, chúng ta sẽ có một đường đua hoàn hảo, để về đích ở mức độ cao hơn.


Theo Báo Thanh Hóa