Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Ngày 27/01/2021 00:00:00
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội XIII là xác định rõ hơn mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với tầm nhìn: Đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Từ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho mỗi chặng đường, các dự thảo văn kiện Đại hội cụ thể hóa các định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030 cùng các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu nhằm đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó đáng chú ý là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...
Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện các định hướng nêu trên, cần tiếp tục xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Đó là: Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể và minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch…
Các chuyên gia kinh tế tin tưởng, việc xác định rõ yêu cầu và đề ra các giải pháp hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bởi quá trình này sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng qua cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Trước những cơ hội lớn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, để khoa học và công nghệ thật sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là sự thay đổi lớn về tư duy, tạo cú huých cho Việt Nam có động lực tăng trưởng mới, góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện... Để đạt được những mục tiêu to lớn đề ra, Việt Nam cần xây dựng được nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2030 và khơi dậy tinh thần, ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ghi dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không chỉ trong nhiệm kỳ 5 năm tới mà còn cho tầm nhìn dài hạn của đất nước, của dân tộc. Thành công của Đại hội sẽ càng củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, là động lực quan trọng nhất để Việt Nam đi tới thịnh vượng.
Từ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho mỗi chặng đường, các dự thảo văn kiện Đại hội cụ thể hóa các định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030 cùng các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu nhằm đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó đáng chú ý là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...
Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện các định hướng nêu trên, cần tiếp tục xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Đó là: Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể và minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch…
Các chuyên gia kinh tế tin tưởng, việc xác định rõ yêu cầu và đề ra các giải pháp hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bởi quá trình này sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng qua cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Trước những cơ hội lớn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, để khoa học và công nghệ thật sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là sự thay đổi lớn về tư duy, tạo cú huých cho Việt Nam có động lực tăng trưởng mới, góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện... Để đạt được những mục tiêu to lớn đề ra, Việt Nam cần xây dựng được nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2030 và khơi dậy tinh thần, ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ghi dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không chỉ trong nhiệm kỳ 5 năm tới mà còn cho tầm nhìn dài hạn của đất nước, của dân tộc. Thành công của Đại hội sẽ càng củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, là động lực quan trọng nhất để Việt Nam đi tới thịnh vượng.
Nguồn: Báo Nhân dân
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá tổ chức tổng kết công tác năm 2024
18/01/2025 00:00:00 -
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029
18/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hoá tổng kết công tác phố thôn năm 2024
18/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
17/01/2025 00:00:00
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Đăng lúc: 27/01/2021 00:00:00 (GMT+7)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội XIII là xác định rõ hơn mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc với tầm nhìn: Đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Từ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho mỗi chặng đường, các dự thảo văn kiện Đại hội cụ thể hóa các định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030 cùng các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu nhằm đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó đáng chú ý là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...
Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện các định hướng nêu trên, cần tiếp tục xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Đó là: Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể và minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch…
Các chuyên gia kinh tế tin tưởng, việc xác định rõ yêu cầu và đề ra các giải pháp hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bởi quá trình này sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng qua cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Trước những cơ hội lớn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, để khoa học và công nghệ thật sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là sự thay đổi lớn về tư duy, tạo cú huých cho Việt Nam có động lực tăng trưởng mới, góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện... Để đạt được những mục tiêu to lớn đề ra, Việt Nam cần xây dựng được nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2030 và khơi dậy tinh thần, ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ghi dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không chỉ trong nhiệm kỳ 5 năm tới mà còn cho tầm nhìn dài hạn của đất nước, của dân tộc. Thành công của Đại hội sẽ càng củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, là động lực quan trọng nhất để Việt Nam đi tới thịnh vượng.
Từ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho mỗi chặng đường, các dự thảo văn kiện Đại hội cụ thể hóa các định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030 cùng các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu nhằm đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó đáng chú ý là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường...; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số...
Theo các chuyên gia kinh tế, để thực hiện các định hướng nêu trên, cần tiếp tục xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Đó là: Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Từ đó đề ra giải pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể và minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Cải cách quyết liệt, hiệu quả thủ tục hành chính, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch…
Các chuyên gia kinh tế tin tưởng, việc xác định rõ yêu cầu và đề ra các giải pháp hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo, bởi quá trình này sẽ thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng qua cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Trước những cơ hội lớn do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại, các dự thảo văn kiện Đại hội XIII đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, để khoa học và công nghệ thật sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm tạo bứt phá về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là sự thay đổi lớn về tư duy, tạo cú huých cho Việt Nam có động lực tăng trưởng mới, góp phần thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện... Để đạt được những mục tiêu to lớn đề ra, Việt Nam cần xây dựng được nền tảng vững chắc trong giai đoạn 2021-2030 và khơi dậy tinh thần, ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ghi dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển mới của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không chỉ trong nhiệm kỳ 5 năm tới mà còn cho tầm nhìn dài hạn của đất nước, của dân tộc. Thành công của Đại hội sẽ càng củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, là động lực quan trọng nhất để Việt Nam đi tới thịnh vượng.
Nguồn: Báo Nhân dân
Các tin khác